Bảo vệ trẻ em bằng vaccine: Phụ thuộc nhận thức của cha mẹ

Mỗi năm, có khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do các bệnh truyền nhiễm nhờ có vaccine. (Ảnh minh họa: Tập đoàn Y tế Phương Châu)
Mỗi năm, có khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do các bệnh truyền nhiễm nhờ có vaccine. (Ảnh minh họa: Tập đoàn Y tế Phương Châu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vaccine có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngay từ khi sinh ra, các em đã được tiêm một số loại vaccine để phòng tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh.

Hai luồng ý kiến khác nhau

Chị Nguyễn Mai Anh (38 tuổi, sinh sống ở Cầu Giấy, Hà Nội) đang có một con nhỏ trong độ tuổi học mẫu giáo. Chị chia sẻ: “Ngay từ khi mới sinh ra, tôi đã cho con tiêm khoảng 12 mũi vaccine cơ bản như phòng bệnh viêm gan B, lao phổi, sởi, viêm não Nhật Bản, thủy đậu,... Có những mũi tiêm được Nhà nước hỗ trợ giá cả hoặc miễn phí, có một số mũi tiêm phải mất thêm chi phí dao động từ vài trăm nghìn đến 2 - 3 triệu đồng”. Chị cho biết, mặc dù hiện nay có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, có những gia đình từ chối cho con tiêm vaccine, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con nhỏ, chị vẫn tiêm đầy đủ và tiêm nhắc lại.

Chị tâm sự: “Ngoài các mũi vaccine cơ bản, còn có rất nhiều gói dịch vụ khác tiêm một số bệnh như viêm não mô cầu hay rota sẽ mất thêm chi phí. Dịch vụ trọn gói dao động trên dưới 30 triệu. Tuy nhiên, tôi có tham khảo ý kiến một số bác sĩ và những phụ huynh khác, nhận được lời khuyên tiêm vaccine là phòng ngừa. Nhưng có nhiều biến thể nên cũng chỉ giảm được phần nào đó thôi. Cho nên, tôi chỉ tiêm những mũi cơ bản cho con nhỏ”. Hiện tại, con của chị Mai Anh đã trong độ tuổi đi học, cháu có sức khỏe tương đối tốt so với bạn bè đồng trang lứa. Không bị mắc phải những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Cũng giống như chị Mai Anh, chị Nguyễn Minh Tâm (26 tuổi, Hà Nam) cho biết, con chị đã bắt đầu đi học mẫu giáo. Để con có một sức khỏe tốt nhất, chị Tâm đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng việc tiêm vaccine phòng bệnh. Chị chia sẻ: “Hiện nay, ở trên mạng có rất nhiều bài viết, thông tin, ý kiến trái chiều về việc tiêm vaccine. Cũng có không ít trường hợp trẻ nếu có phản ứng kháng thuốc hoặc mệt sau khi tiêm vaccine khiến tôi rất phân vân trước khi cho con đi tiêm”. Được biết, ngoài việc sợ phản ứng phụ, kháng thuốc sau tiêm vaccine, chị Minh Tâm còn lo lắng cơ sở vật chất của các trung tâm y tế. Sau cả tháng trời để xin ý kiến của những phụ huynh khác, chị Minh Tâm kết hợp việc tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Chị vui vẻ cho biết, con chị đã tiêm 2 mũi viên gan B, 3 mũi phế cầu, 2 lần uống rota, 2 mũi cảm cúm... “Tôi hy vọng con mình sẽ lớn lên khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Vì vậy, tôi cho con tiêm chủng đầy đủ những mũi cơ bản và thêm một số mũi vaccine phòng ngừa một số bệnh khác”, chị Tâm nói.

Phụ huynh Mai Anh tìm hiểu rất kỹ các thông tin trước khi cho con tiêm đầy đủ những mũi vaccine cơ bản dành cho trẻ nhỏ. (Nguồn: NVCC)

Phụ huynh Mai Anh tìm hiểu rất kỹ các thông tin trước khi cho con tiêm đầy đủ những mũi vaccine cơ bản dành cho trẻ nhỏ. (Nguồn: NVCC)

Ngược lại với trường hợp của chị Mai Anh và chị Minh Tâm, một số phụ huynh lại hạn chế tối đa việc tiêm vaccine cho con. Chị N.T.T (35 tuổi, sinh sống ở Hà Nội) cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ gặp phải những biến chứng sau khi tiêm vaccine gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, chị T chỉ cho con tiêm một số mũi vaccine như bệnh viêm gan B, lao phổi... Ngay cả trong đợt dịch COVID-19 bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam, khi được cán bộ phường nhắc nhở nhiều lần, chị mới buộc phải đưa con đi tiêm vaccine. Chị cho biết: “Vaccine vẫn có những phần độc trong thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu trong độ tuổi ăn, tuổi lớn. Tôi không muốn làm suy giảm hệ miễn dịch của các cháu do tiêm quá nhiều loại vaccine”.

Giống như chị N.T.T, anh T.H.H (37 tuổi, sinh sống ở Hà Nội), có hai con trong độ tuổi học cấp I cho biết, anh chị chỉ cho con tiêm một số mũi vaccine cơ bản, phòng, chống những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một số bệnh “vặt” như sởi, viêm bán cầu não,... anh không cho con tiêm. Anh chia sẻ: “Bệnh sởi không phải lúc nào cũng bùng dịch, căn bệnh không gây quá nhiều nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Ngược lại, tiêm vaccine có thể để vô tình gây nên những biến chứng nếu các cháu không may phản ứng phụ với thuốc”. Mặc dù chưa tiêm đủ các loại vaccine, hiện tại các con của anh H chưa từng mắc những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nào cho trẻ nhỏ.

Hiện nay, trong thời đại công nghệ bùng nổ thông tin, có những ý kiến trái chiều về một hay nhiều vấn đề. Câu chuyện tiêm vaccine đang được nhiều phụ huynh quan tâm, tìm hiểu mỗi ngày. Có những phụ huynh để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho con trẻ sẵn sàng tiêm những mũi vaccine phòng tránh các dịch bệnh mới và cũ trong xã hội hiện nay. Ngược lại, vẫn có những phụ huynh cho biết, họ chỉ tiêm “đúng, trúng, đủ” cho các con hoặc không tiêm để đảm bảo sức khỏe, hệ miễn dịch tốt nhất cho con trẻ.

Đừng “đánh cược” sức khỏe của con trẻ

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Bao gồm biến đổi khí hậu, HIV, Ebola, tình trạng kháng thuốc và có thêm một mối đe dọa mới, trào lưu chống vaccine. Theo WHO, trong quá khứ, các loại bệnh truyền nhiễm đã cướp đi nhiều sinh mạng người hơn so với các loại bệnh không truyền nhiễm như bệnh ung thư, đái tháo đường và bệnh tim. Thành tựu này có được là nhờ vaccine, ngoại trừ bệnh cúm.

Ngược lại, có những phụ huynh e ngại việc cho con tiêm vaccine. (Ảnh minh họa - Nguồn: HDCD)

Ngược lại, có những phụ huynh e ngại việc cho con tiêm vaccine. (Ảnh minh họa - Nguồn: HDCD)

Vaccine là thành tựu y học quan trọng. Nó giúp kiểm soát dịch bệnh, phòng bệnh cho con người. Vaccine là phương pháp tương đối an toàn và hiệu quả để phòng tránh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như viêm gan, ho gà, uốn ván, sởi, thủy đậu, rubella, bại liệt, quai bị... Việc không cho trẻ em tiêm phòng vaccine đầy đủ có thể dẫn đến việc trẻ em và các bạn cùng trang lứa cũng như người thân xung quanh có thể mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khiến cộng đồng đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Hiện nay, ở Việt Nam, tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt được kết quả như mong đợi. Thông tin trong kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2025 do Bộ Y tế vừa ban hành cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván) đạt. Theo kế hoạch, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang triển khai tiêm chủng vaccine để phòng 11 bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm bao gồm: Viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae tuýp b, sởi, viêm não Nhật Bản B, rubella, tiêu chảy do virus rota.

Trong kế hoạch, Bộ Y tế thông tin chỉ tiêu đặt ra đối với 11 loại vaccine trong năm nay là đạt tỷ lệ tiêm từ trên 90% - trên 95%. Tuy nhiên, hiện chỉ có ba vaccine: lao, sởi và DPT đạt tiến độ với tỷ lệ tiêm chủng từ trên 39% - trên 40%, trong 5 tháng đầu năm.

Mỗi năm, trẻ em phải đối mặt với nhiều mầm bệnh nguy hiểm như bệnh ho gà, bệnh sởi, viêm bán cầu não,... Các căn bệnh này hoàn toàn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho trẻ em, thậm chí gây tử vong. Đặc biệt, các mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, sẵn sàng bùng phát nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine sụt giảm. Một thực tế, tại Việt Nam, từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều địa phương ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Như vào tháng 8 năm nay, bệnh sởi bùng phát mạnh mẽ ở TP HCM. Theo một thống kê được thành phố công bố, trong khoảng 4 tháng từ khi bệnh bùng phát (giữa tháng 4 đến đầu tháng 8), thành phố đã có trên dưới 600 ca sốt phát ban nghi ngờ sởi. 346 ca có kết quả xét nghiệm dương tính với sởi. Tính từ đầu năm tới nay, TP HCM đã có những trường hợp tử vong do sởi. Phần lớn những em nhập viện đều chưa được tiêm vaccine phòng sởi hoặc chưa đủ 2 mũi tiêm. Được biết, khi trẻ được tiêm 1 mũi vaccine phòng sởi có thể ngừa được khoảng từ 82 - 83%, khả năng trẻ bị mắc bệnh khoảng 17 - 18%. Vậy nên, trẻ cần tiêm nhắc lại mũi thứ 2 để khả năng miễn dịch của trẻ tăng lên 95% nhằm bảo vệ trẻ trước dịch bệnh.

Chia sẻ với truyền thông, Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, nhờ có vaccine, khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị tử vong do bệnh truyền nhiễm hàng năm. Việc tiêm vaccine cho trẻ em là rất cần thiết, do đó các bậc phụ huynh nên cho con tiêm đủ liều, đúng lịch và hoàn thành phác đồ với cùng một loại vaccine trong loạt các mũi tiêm cơ bản để phát huy hiệu quả tối ưu, chỉ khi trong trường hợp bất khả kháng mà loại vaccine đang dùng không có sẵn thì có thể chuyển sang loại vaccine khác cùng thành phần để không trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ.

Đọc thêm

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?
(PLVN) - Acetinotrile có độc tính thấp, tuy nhiên trong một số trường hợp Acetonitrile có thể chuyển hóa để tạo ra Hydro xyanua có độc tính cao.

Cách nhận biết ngộ độc rượu

Bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa cồn methanol đang lọc máu tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu; uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể; do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…