Gần 4.800 người bị ngộ độc thực phẩm, 21 ca tử vong trong 11 tháng đầu năm 2024

Bệnh nhân ngộ độc Botulinum điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam. (Ảnh: TTXVN)
Bệnh nhân ngộ độc Botulinum điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam. (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo Báo cáo mới nhất từ Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và gây ra 21 trường hợp tử vong.

Bộ Y tế vừa công bố báo cáo thống kê cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.796 người mắc và 21 người bị tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ ngộ độc tăng 7 vụ, số người mắc tăng 2.677 người, nhưng số tử vong lại giảm 7 người.

Số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (≥ 30 người mắc/vụ) là 29 vụ, khiến 4.049 người mắc và 02 người tử vong. Số vụ ngộ độc nhỏ, vừa (<30 người mắc/vụ) là 102 vụ, khiến 747 người mắc và 19 người tử vong.

Theo Bộ Y tế, trong số 131 vụ ngộ độc thực phẩm có 43 vụ liên quan đến độc tố tự nhiên (chủ yếu do ngộ độc cóc, nấm rừng, so biển, cá nóc, cua lạ); 06 vụ liên quan đến hóa chất; 45 vụ liên quan đến vi sinh vật và 37 vụ chưa xác định nguyên nhân.

Trong năm 2024, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể của công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc và Đồng Nai, bếp ăn trường học và căng tin cũng như các quán ăn gần trường tại tỉnh Khánh Hòa và TP. HCM, và thực phẩm đường phố tại các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng... Nguyên nhân của các vụ ngộ độc chủ yếu liên quan đến độc tố tự nhiên như ngộ độc cá nóc, nấm rừng, cua lạ, cùng với 45 vụ do vi sinh vật và 6 vụ liên quan đến hóa chất.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các chỉ thị nhằm tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm từ thịt gà, thịt lợn, thủy sản và rau quả, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Việc kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm không chỉ giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đọc thêm

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.