Ly kỳ truyền thuyết về mộ tổ nhà Trần

Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) là một dịp lễ trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt
Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) là một dịp lễ trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt
(PLVN) - Mỗi dịp đầu xuân, các vua Trần xưa thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Trải qua hơn 7 thế kỷ, ngày nay lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần tại thôn Thái Đường vẫn được duy trì và tổ chức rất long trọng.

Nơi thờ các vua Trần

Trong lịch sử phong kiến nước ta, tôn miếu và xã tắc là hai mục tiêu quan trọng của mỗi vương triều. Xã tắc là đất đai cương vực, cộng với sức dân trăm họ, đó là cái sở hữu của vương triều, xã tắc an hay nguy thì vương triều vững hay nghiêng đổ.

Tôn miếu là lăng tẩm, ngày đền miếu thờ tổ tiên và các tiên đế, tiên hậu là “khí thiêng” , ân trạch truyền đời của của vương tộc, là lực lượng tinh thần để quy tụ lòng dân trăm họ dưới một ngọn cờ. Xét về địa quân sự, tôn miếu nhà Trần an toàn hơn cả kinh đô. Chính vì vậy, các vùng phụ cận Tam Đường như Cộng Hòa, Phúc Khánh, Liên Hiệp là nơi sơ tán của vương triều khi giặc kéo đến kinh đô.

Với thời Trần lúc ấy, kinh đô là trung tâm chính trị văn hóa, lăng miếu là trung tâm tín ngưỡng; quê phát tích là trung tâm an dưỡng. Ba nơi ấy tạo nên một tam giác địa chính trị, mà trên thực tế là vận hoàn lớn hành trạng của vua Trần. 

Trong nhiều năm qua giới nghiên cứu lịch sử, khảo sổ học Việt Nam đã cố gắng dựng lại nơi tôn miếu các vua Trần và đã đạt được những kết quả nhất định. Ngày 5/12/2000, tỉnh Thái Bình, đã tổ chức lễ khởi công trùng tu tôn tạo Khu di tích đền thờ, lăng mộ các vua Trần ở làng Tam Đường (Thái Đường xưa). Ngày 23/4/2003, Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức dâng hương, khánh thành công trình trên, gọi tắt là: Khu di tích Đền Trần Thái Bình.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Trần (Thái Bình) nhìn từ trên cao
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Trần (Thái Bình) nhìn từ trên cao  

Đền Trần toạ lạc trên diện tích hơn 16 ha, diện tích xây dựng 15000 m2, hướng kiến trúc quay về hướng Nam. Phía trước có 3 gò ấn kiếm (phần Đa, phần Bụt, phần Trung) còn gọi là mả vua. Phía sau tựa vào làng Tam Đường, tục truyền có 7 gò Thất Tinh, hai bên tả hữu có song Thái Sư và song Nhị Hà như.

Toàn bộ công trình đền Trần nằm ở phía Bắc con đường xuyên làng Tam Đường nối song Thái Sư và song Nhị Hà, cổng đền dài 11 m, cao 6,5m, kiểu tam quan cuốn vòm, mái chảy chồng diêm hai tầng, đao song loan cách điệu. Cổng đền uy nghi, hoành tráng có trụ biểu lồng đèn lá lật, nghê chầu nơi sơn thuỷ tối linh.

Phía trước khu di tích là cánh đồng bát ngát của quê hương "năm tấn"
Phía trước khu di tích là cánh đồng bát ngát của quê hương "năm tấn" 

Không những vậy, tòa Bái đường có 3 gian hai chái hình chữ nhật có qui mô dài 22,5m và rộng 12m; tòa Hậu cung có bố cục hình chữ “Đinh” , gồm 2 tòa 8 gian trên diện tích 359m2; hai nhà Giải vũ 5 gian; sân đền có diện tích 830m2, dựng cột cờ cao 8m; hai hố sen kè gạch đối xứng hai bên đền có diện tích trên 300m2.

Ngoài ra còn có nhà trưng bày hiện vật Thời Trần, nhà bia và khu tượng đài Chiến thắng chống Nguyên - Mông. Phía trước khu đền thờ các vua Trần và đền thờ Trần Hưng Đạo là ba ngôi mộ lớn đã được trùng tu tôn tạo. Đó là mộ của 3 vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông - như 3 quả núi nằm tại cánh đồng làng Tam Đường.

Truyền thuyết về mộ tổ nhà Trần  

Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Kiến văn tiểu lục... đều ghi rõ: “Tổ tiên nhà Trần, đời nối đời làm nghề chài lưới” . Chuyện kể rẳng, thời ấy có một thầy địa lý thường đi tìm đất để đặt mộ cho người thân của những nhà quyền quý. Một lần đến vùng Tinh Cương (Tam Đường ngày nay), thấy có một gò nhỏ, thầy địa lý thốt lên: “Giữa vùng sông nước sát với đất bằng mà có những gò đồng nổi lên, hẳn không phải là hoang địa” .

Sau đó, thầy tới làng Tây Nha, gặp người họ Nguyễn vẫn nhờ thầy tìm đất để đặt mộ tổ để báo lại việc này. Khi công việc xong xuôi, người họ Nguyễn bèn trói thầy bói lại đem quẳng xuống sông. May gặp lúc thủy triều xuống, thầy không chết. Trần Hấp lúc ấy đang đánh cá ở gần đó, nghe tiếng kêu cứu liền bơi thuyền lại vớt lên, rồi cởi trói và hỏi rõ đầu đuôi. Thầy bói thuật lại sự tình và cảm tạ ơn cứu mạng.

Truyền thuyết kể lại: Theo chỉ dẫn của thầy địa lý, Trần Hấp chọn giờ lành, ngày tốt, di dời mộ tổ về táng vào gò hỏa tinh, nơi táng mộ có thế đất: “Phấn đại đương giao chiếu, liên hoa đối diện sinh, tha nhật dĩ đắc thiên hạ” (Nghĩa là phấn son cùng chiếu rọi, trước mặt nở hoa sen, sau này có người do nhan sắc mà lấy được cả thiên hạ).

Màn hát xướng truyền thống tại Lễ hội Đền Trần (Thái Bình)
Màn hát xướng truyền thống tại Lễ hội Đền Trần (Thái Bình)  

Truyền rằng, để thuận lợi cho việc đánh bắt cá, khai hoang, trồng lúa và cũng là để đề phòng dòng họ Nguyễn phá mộ, nên theo lời thầy địa lí dặn dò, Trần Hấp đã làm nhà ngay trên phần mộ tổ để tiện trông nom, bảo vệ.

Sau này, Trần Hấp sinh người con trai là Trần Lý; Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần Thị dung…. Trần Thừa sinh ra Trần Liễu, Trần Cảnh, Trần Nhật Hiệu (Hạo). Đến đời Trần Lý, dòng họ Trần đã giàu có và nổi tiếng khắp vùng. Vì có loạn quách Bốc ở kinh thành, Trần Lý đã cùng gia đình đón Hoàng Hậu Đàm Thị cùng Thái tử Sảm về sống ở Lưu Gia (Lưu Xá).

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Hoàng tử Sảm đi đến thôn Lưu Gia thuộc Hải ấp, nghe tin con gái Trần Lý có tư sắc bèn lấy làm vợ…” . Sau khi lấy Trần Thị dung, vua Lý Huệ Tông đã phong cho Trần Lý (bố vợ) tước Minh tự và phong chức Điện Tiền chỉ huy sứ cho cậu vợ là Tô Trung Từ (vốn là võ quan của triều Lý). Từ đó họ Trần dốc lòng giúp vua Lý dẹp loạn quách Bốc, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng. Năm 1225, Chiêu Hoàng (lúc này đang làm vua) đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.

Từ đó họ Trần làm vua ở Việt Nam.Có thể nói, trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông hung hãn bậc nhất thời đó.

Trong cả ba cuộc kháng chiến đó, mảnh đất Long Hưng - Ngự Thiền đều là nơi nhà Trần chọn làm hậu cứ để xuất nhập thần kỳ. Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị dung, Trần Hưng Đạo... 

Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương triều Trần như  đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba (năm 1288).  Đặc biệt, mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa.

Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ. qua nhiều lần hội thảo, các nhà sử học đã khẳng định “đất thánh” của Triều Trần là ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chứ không phải nơi nào khác. Bởi vì dấu tích 3 ngôi mộ của vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông hiện đang tồn tại trên vùng đất Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà còn đó.

Nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Việt 

Các vua Trần trước đây hàng năm thường tổ chức tế lễ tại thôn Thái Đường (nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) vào dịp đầu xuân. Nghi lễ này, một mặt phản ánh truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam; mặt khác, phản ánh nét văn hoá tín ngưỡng truyền thống của người Việt đã được cụ thể hoá thông qua các hình thức thực hành trong sinh hoạt tín ngưỡng – lễ hội, được các bậc quân chủ phong kiến rất chú trọng.

Trải qua hơn 7 thế kỷ, ngày nay lễ hội truyền thống tưởng nhớ các vua Trần tại thôn Thái Đường vẫn được duy trì và hằng năm vẫn được các làng trong xã quây quần tổ chức rất long trọng. Vào dịp đầu xuân hàng năm, dân chúng các làng trong xã lại cùng nhau tổ chức lễ rước nước, lễ thi cỗ cá, thi thả diều, thi gói bánh chưng, thi nấu cơm cần…góp phần làm cho sinh hoạt lễ hội vừa trang nghiêm, trọng thể, vừa tưng bừng náo nhiệt.

Hội làng Tam Đường chính thức được tổ chức từ đêm ngày 13 tháng Giêng. Vào thời khắc giữa đêm, dân làng tổ chức làm lễ dâng hương tại đền Trần, sáng ngày 14 tổ chức nghi thức rước nước. Đây là một nghi lễ mang tính phổ biến, được thực hành trong hầu khắp các hội làng của cộng đồng cư dân ven các dòng sông lớn thuộc châu thổ Bắc Bộ.

Với người dân Tam Đường nói riêng và cộng đồng các làng thuộc xã Tiến Đức nói chung, lễ rước nước rất được chú trọng và được tổ chức trên sông Hồng. Theo các bậc cao niên trong vùng, nghi lễ này được thực hiện hơn trăm năm qua, có ý nghĩa nhắc nhở con cháu nhớ lại thuở xa xưa của nhà Trần trước khi có được giang sơn xã tắc vốn làm nghề chài lưới trên sông.

Theo truyền thuyết và theo các bản thần tích thần phả còn được lưu giữ tại đền, sau khi làm lễ rước nước về đền các vua Trần xong, các làng mới được vào đền làm lễ theo 3 tuần là tuần sơ, tuần át, tuần trung. Để tham dự hành trình rước nước từ giữa sông Hồng về đền, mỗi thôn phải có kiệu Bát Cống rước lô nhang và bài vị đi đầu, mỗi kiệu có 8 thanh niên khoẻ mạnh (chưa có vợ, gia đình không có tang trong năm, làm ăn thuận hòa) khiêng.

Tiếp đến là kiệu đặt hậu bành (trên hậu bành có 1 chum nhỏ để đựng nước, cổ chum có thắt sợi dây lụa màu đỏ), mỗi hậu bành do 4 thôn nữ chưa chồng, ăn mặc gọn gàng, nết na khiêng. Khi đoàn rước cận sông, các kiệu rước được đặt trên bờ, 4 cụ cao niên khênh chiếc chum nhỏ từ kiệu hậu bành lên thuyền và chèo ra giữa sông Hồng (nơi ngã ba Tuần Vương).

Các cụ già thả vòng dây chuối kết bện xuống sông và lấy gáo múc nước sông đổ đầy vào chum, sau đó được chuyền tay nhau lên bờ, đưa vào trong hậu bành, dùng dây lụa đỏ cột chặt rồi khênh về làm lễ tại đền Trần.

Sau từ 3 đến 5 ngày tế lễ thì chia nước cho các giáp mang về chia lại cho các gia đình trong thôn làng để lấy phúc. Tập tục này cho đến nay luôn được coi là một nét văn hoá đặc biệt của lễ hội đền Trần tại Thái Bình. Đây cũng là dịp để các tầng lớp nhân dân Thái Bình, đồng bào và du khách thập phương về thắp nén tâm nhang tưởng niệm và tỏ lòng tri ân các vị vua triều Trần, Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ quốc mẫu Trần Thị dung, quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần quốc Tuấn cùng hoàng thân quốc thích nhà Trần.

Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào, ý chí quật cường, bất khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, khơi dậy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi người dân đất Việt.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.