Lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc: Ngọt bùi thì ít, đắng cay thì nhiều

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
(PLO) - Vào google gõ từ khóa: Lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc chỉ sau 0.37 giây đã có 4.220.000 kết quả. Con số này tự thân nó đã nói lên được nhiều điều. Đó là sự quan tâm của dư luận, tính thời sự cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Và đằng sau đó là nhiều câu chuyện cuộc đời, ngọt bùi thì ít mà đắng cay thì nhiều. 

Một bạn đọc của Pháp luật Việt Nam Chủ nhật tại Hàn Quốc đã có một chuyến đi thực tế để tìm hiểu về bản chất vấn đề và cuộc sống của những người lao động bất hợp pháp tại xứ sở Kim chi.
Ngàn  lẻ một lý do trở thành lao động bất hợp pháp
Khác với các quốc gia đang phát triển khác, ở Hàn Quốc không có nhiều thương gia người Việt làm ăn lâu dài, mà nhiều người Việt đến Hàn Quốc là tìm kiếm việc làm. Hầu hết họ là những người lao động chân tay. Đồng tiền kiếm được  đẫm mồ hôi nước mắt theo đúng nghĩa đen của nó. Tuy vậy, mức thu nhập bình quân mỗi tháng trên 1.000 USD tại Hàn Quốc (không kể những người có tay nghề, có sức khỏe, chịu khó thì có thể được trả đến hơn 2000 USD), quả thực là hấp dẫn, giữ chân người lao động.
Chênh lệch về thu nhập giữa việc làm ở trong nước và tại Hàn Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến người lao động ở lại cư trú bất hợp pháp. Một số người lao động vì những lý do chủ quan như quên ngày gia hạn visa, có quan hệ lao động không tốt, chuyển đổi nơi làm việc quá nhiều dẫn đến không thể gia hạn hợp đồng lao động nên đã trở thành bất hợp pháp một cách bất đắc dĩ.
Cảnh sát Hàn Quốc bắt người lao động bất hợp pháp.
Cảnh sát Hàn Quốc bắt người lao động bất hợp pháp. 
Một số người lao động mặc dù có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc để làm việc theo diện tái nhập cảnh nhưng vì không được cập nhật thông tin về chính sách này hoặc bản thân không định hướng lâu dài cho tương lai, không muốn thay đổi hoặc gián đoạn cuộc sống hiện tại nên đã để lỡ đi cơ hội việc làm hợp pháp.
Những nẻo đường mưu sinh nguy hiểm
Không lãng mạn như phim ảnh Hàn Quốc với những con dốc đầy hoa, những chân dài mau nước mắt mà thực tế, đời người thợ ở xứ Hàn rất vất vả và cực nhọc. Những đồng won kiếm được phải đổi bằng rất nhiều mồ hôi, nước mắt nhất là những lao động bất hợp pháp. Họ chấp nhận một cuộc mưu sinh đắng cay gấp bội vì không có một thân phận pháp lý, không được đảm bảo quyền lợi bình đẳng về an sinh xã hội và thường xuyên phải đối diện với những hiểm nguy trong tháng ngày mưu sinh nơi xứ người. 
Theo cuộc hành trình, anh Hùng Anh người Hà Tĩnh hiện đang ở Deagu giới thiệu cho tôi những cuộc gặp gỡ thú vị với một số người bạn. Chị Nguyễn Thị Lan, người Nghệ An, sang Hàn làm việc được 2 năm theo chương trình EPS kể câu chuyện của mình: Chị và một chàng trai tên Tuấn quen nhau được  hai năm ở Hàn Quốc, tình cảm chín muồi, hai gia đình ở Việt Nam đã cau trầu gặp nhau. Hai người tính sẽ dọn về ở chung một nhà và ra mắt  bạn bè bằng một đám cưới nhỏ nơi đất khách quê người. Thiệp hồng đã phát, nhà hàng đã đặt, nhưng trước ngày lễ quan trọng của cuộc đời thì Tuấn bị nhân viên xuất nhập cảnh ập vào bắt khi đang làm việc. Lan vừa phải thông báo với bạn bè hủy lễ, vừa phải tất tả xếp quần áo, giấy tờ lên trại giam để tiễn Tuấn về nước. Lan tâm sự thật lòng, hai người khi chưa cưới xin, chưa đăng ký, không có ràng buộc, xa  nhau như thế này thì không biết có giữ được mình không. Về nước cùng Tuấn thì chưa muốn vì Lan đang còn hợp đồng 2 năm nữa, cũng phải lo tích góp cho tương lai.
Câu chuyện của chị Hồng, người mới sang Hàn Quốc được hơn 2 tháng, còn đáng thương hơn. Chị bảo, biết thế này chị đã chẳng sang đây. “Ngày chồng bảo tôi làm thủ tục sang vói anh, tôi đã tính không đi rồi, vì anh là lao động bất hợp pháp, sang đó biết tương lai thế nào. Nhưng nói mấy anh ấy không chịu. Anh bảo anh ở lâu rồi đã có kinh nghiệm đối phó, không sao đâu”. Thương chồng và cũng vì thiếu thốn tình cảm, nên chị Hồng sang Hàn Quốc theo đường di lịch với chi phí hơn 10.000 đô la. Sang chưa được một tháng thì chồng chị bị bắt, bây giờ chị về cũng không được ở cũng chẳng xong…
Chúng tôi còn được nghe kể về các vụ tai nạn lao động của những người Việt Nam ở Hàn Quốc. “Ai cũng là con người, máu thịt nào mà chẳng đau, nhưng  những người hợp pháp thì còn có bảo hiểm, còn có điều kiện chăm sóc y tế, được bồi thường rủi ro, thương tật, chứ những người bất hợp pháp thì thiệt thòi lắm, có bao nhiêu tiền rồi lại đổ vào chữa bệnh và trông chờ vào  sự quyên góp hỗ trợ của cộng đồng” – anh Hùng Anh chia sẻ.
Nghịch lý ở càng lâu càng…không có tiền
Sang Hàn Quốc mấy năm đầu, ai cũng lao vào làm thêm bất kể ngày đêm để có được nhiều tiến gửi về cho gia đình. Nhưng người làm việc bất hợp pháp nhiều năm tại Hàn Quốc thì việc gửi tiền về gia đình càng ngày càng giảm, thậm chí cả năm không gửi tiền về. Chúng tôi đã gặp một số người đang làm việc bất hợ pháp tại Coeche, khu vực tập trung nhiều nhà máy đóng tàu. Thu nhập của anh em ở đây cao, nhưng có nhiều người nướng hết vào cờ bạc. Có những người qua Hàn Quốc còn khá trẻ, hết hợp đồng cũng mới chỉ có 26, 27 tuổi, chưa vợ con, chưa phải lo nghĩ, nên kiếm được bao nhiêu họ tiêu hết bấy nhiêu.
Lao động Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc.
Lao động Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc. 
Hùng Anh bảo: “Bên này như một xã hội Việt Nam thu nhỏ thôi anh, ở nhà có gì bên này có cái đấy, miễn là anh có tiền”. Hùng Anh cho tôi xem một đoạn video đang được đăng tải trên mạng về 20 người lao động bất hợp pháp Việt Nam vừa bị cảnh sát Deagu bắt vì hành vi đánh bạc. Đúng là, bây giờ tôi mới thấm thía câu nói của một chị chủ quán ăn người Việt ở Busan “có những người ở càng lâu càng không tiền”. 
Lao động cư trú bất hợp pháp đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng. Làm thế nào để cân bằng giữa lợi ích của người lao động, để người lao động vừa tích lũy được thu nhập khi đi xuất khẩu lao động, vừa có tương lai sự nghiệp lâu dài ở quê nhà và giữ được hạnh phúc gia đình là vấn đề đặt ra không chỉ cho các cơ quan chức năng của quốc gia phái cử và quốc gia tiếp nhận mà còn là vấn đề nhận thức về lợi ích trước mắt và lâu dài của những người trong cuộc. Bởi cái gì bất chính rút cuộc đều không thể có những kết quả tốt đẹp./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.