Khám phá tết Trung thu trên khắp thế giới

Khám phá tết Trung thu trên khắp thế giới
(PLO) - Trung thu là một trong những lễ hội lớn được chờ đón trong năm, khắp các nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, đến Việt Nam..., người dân hiện đang nô nức chuẩn bị cho tết Trung thu. Nhưng ở mỗi nước, ngày tết đặc biệt này có một bản sắc riêng biệt mang đậm văn hóa của từng dân tộc.

Việt Nam: Tết Trung thu cho trẻ em

Khác với tết Trung thu ở các nước trên thế giới , tết Trung thu Việt Nam là một ngày lễ hội chủ yếu dành cho trẻ em.

Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ chức rầm rộ nhất tại Việt Nam, vì vậy mà người lớn ngoài việc mua bánh nướng, bánh dẻo , hoa quả về thắp hương vào đúng ngày trăng tròn 15/8 âm lịch, còn mua rất nhiều đồ chơi cho con, cháu mình.

Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt.

Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

Gần đến ngày này, trẻ em thường đi thành từng nhóm, tổ chức múa lân (múa sư tử) trước cửa mỗi nhà. Chủ nhà sau đó thường cho lũ trẻ vài đồng tiền lẻ như một phần thưởng.

Trung Quốc

Tết Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng của người Hoa. Ở mỗi vùng trên đất nước này lại có những phong tục đón tết Trung thu khác nhau, thế nhưng đa số đều giữ nguyên phong tục thưởng trà ngắm trăng, treo đèn lồng đỏ hay thả đèn hoa đăng đã tồn tại từ lâu đời.

Truyền thống đón tết Trung thu ở đất nước đông dân nhất thế giới này đã được phổ biến rộng rãi đến nhiều nước khác nhờ những Hoa kiều và người gốc Hoa, tuy nhiên khi đến mỗi một vùng đất khác, tết Trung thu lại có những nét biến tấu nhất định.

Nhật Bản: Tết Trung thu ăn nguyệt bính

Ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu ngày rằm tháng 8 nông lịch (âm lịch) được gọi là “thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng). Người Nhật Bản cũng có tập tục ngắm trăng vào ngày này. Tiếng Nhật gọi là “nguyệt kiến” (ngắm thấy ánh trăng).

Tập tục ngắm trăng của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc, hơn 1000 năm trước, sau khi truyền vào Nhật Bản, tại đây, bắt đầu xuất hiện phong tục tập quán vừa ngắm trăng, vừa mở tiệc, được gọi là “quan nguyệt yến” (tiệc ngắm trăng).

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ. Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa ăn những món ăn truyền thống. Thông thường người dân sẽ bày bánh thành một mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò và ăn uống. 

Tết Trung thu, người dân Trung Quốc thường ăn nguyệt bính (bánh mặt trăng). Người Nhật Bản lúc thưởng nguyệt, thì ăn xôi nắm, gọi là “nguyệt kiến đoàn tử” (bánh ngắm trăng).Trẻ em Nhật Bản cũng thường tham gia vào lễ hội rước cá chép. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

Do thời gian này trùng với mùa vụ thu hoạch các loài cây trồng của người nông dân, để bày tỏ sự biết ơn ân đức đối với thiên nhiên đất trời, người Nhật Bản đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng.

Triều Tiên: Lễ hội đêm Thu

Người Triều Tiên gọi tết Trung thu là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Ngày này, họ lấy bánh nướng xốp (muffin) làm đồ ăn cho ngày lễ hội. Nhà nhà hấp bánh và rồi họ lại biếu tặng cho nhau. Hình dạng bánh nướng xốp giống như bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.

Đến lúc trời sập tối, họ cùng nhau vừa thưởng nguyệt, vừa tiến hành thi kéo co, vật, hoặc biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ mặc những chiếc trang phục đẹp lộng lẫy trong ngày lễ hội, vui vầy dưới gốc đại thụ, cùng chơi trò chơi đu dây.        

Singapore: Tết Trung - dịp hút du khách 

Singapore là quốc gia với phần đông dân số là người Hoa. Về ngày lễ hội Trung thu mỗi năm tổ chức một lần, truyền thống này, xưa nay vô cùng được coi trọng. Đối với người Hoa thuộc quốc gia Singapore mà nói, ngày tết Trung thu là một dịp trời ban, giúp kết nối, hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn.

Giữa những bạn bè thân thuộc, các đối tác làm ăn cùng trao tặng bánh Trung thu cho nhau, mượn dịp này bày tỏ lời thăm sức khỏe và gửi lời chúc tốt đẹp nhất.

Vào dịp Trung thu, khắp mọi ngõ ngách ở Singapore đều được trang hoàng bởi những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, những khu trung tâm đông người qua lại đều trở nên vô cùng lộng lẫy. Lượng khách du lịch ghé thăm đảo quốc này vào những dịp lễ hội thường tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, và tết Trung thu cũng không phải là ngoại lệ.

Thái Lan: Khánh nguyện trăng vái lạy tám vị tiên

Người Thái cũng tổ chức lễ Trung thu vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Người dân Thái Lan gọi tết Trung thu là “Kỳ nguyệt tiết” (lễ hội cầu nguyện trăng). Vào dịp này trên khắp đất Thái người ta tổ chức lễ cúng trăng và mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất. Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, đồng thời chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

Miến Điện: Rực rỡ lễ hội Ánh sáng

Vào “nguyệt viên nhật” (ngày trăng tròn) tháng 8, người Miến Điện sẽ thắp lên những ngọn đèn đuốc sáng rực, để chào mừng ánh sáng sắp tràn về trong lễ hội Ánh sáng. Người dân thức đến thâu đêm suốt sáng mở truyền hình, diễn thoại kịch, múa rối, nhảy múa hát ca. Trong Phật tháp còn có các hoạt động bố thí cơm chay với quy mô lớn diễn ra rất nhộn nhịp.

Campuchia: Lễ hội vái lạy trăng

Vào ngày 15 thượng huyền (trăng lưỡi liềm- từ mồng bảy đến mồng tám âm lịch hàng tháng có thể nhìn thấy trăng lưỡi liềm) tháng 12 Phật lịch, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.

Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Tết trung thu ở Malaysia

Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu. Trong suốt mùa Trung thu ở Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp nơi. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng ở trên các đường phố.

Tết trung thu ở Philippines

Cũng giống Singapore, Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Tết trung thu ở Myanmar

Tết Trung thu ở Myanmar còn gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.

Lào: Lễ hội trăng phước lành

Người Lào gọi tết Trung thu là “Nguyệt phúc tiết” (lễ hội trăng phước lành). Vào Trung thu, già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

Hàn Quốc: Dịp lễ tạ ơn

Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Chuseok nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu - mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa.

Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

Sau này, Chuseok càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Nó không chỉ là lễ hội thu hoạch mà còn là ngày lễ tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày sum họp đoàn tụ gia đình. Ngày nay, Chuseok được coi là dịp lễ tạ ơn ở Hàn - là ngày mà mọi người bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên.

Tết Trung thu là một trong hai ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Đây là dịp người dân Hàn đi tảo mộ và thờ cúng tổ tiên bằng những loại hoa quả và ngũ cốc mới thu hoạch được. Theo phong tục, người dân sẽ về nhà đoàn tụ với gia đình và tặng quà cho những người thân.

Dịp tết Trung thu của người Hàn kéo dài 5 ngày. Đa số những người xa xứ đều cố gắng trở về nhà cùng ăn cơm với gia đình, tụ tập với bạn bè, tham gia những nghi thức truyền thống tại nhà và ăn loại bánh xốp truyền thống rất nhiều màu sắc đẹp mắt.

Hầu hết các công ty, cửa hàng đều ngừng hoạt động trong kỳ nghỉ này, thế nên tết Trung thu ở Hàn Quốc thậm chí còn được người phương Tây gọi là "Korean Thanksgiving Day" (Lễ Tạ ơn của người Hàn). 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.