Huyền sử về nguồn gốc vua Thục Phán – An Dương Vương

Di tích thành Bản Phủ - Cao Bằng theo truyền thuyết là do vua Thục Chế cha của Thục Phán An Dương Vương xây dựng
Di tích thành Bản Phủ - Cao Bằng theo truyền thuyết là do vua Thục Chế cha của Thục Phán An Dương Vương xây dựng
(PLVN) - Hàng ngàn năm qua, vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương và sự ra đời của nước Âu Lạc đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về Thục Phán - An Dương Vương càng ngày càng được nhiều học giả quan tâm vì đây là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ dựng nước. Tuy nhiên, vấn đề này dường như vẫn là một ẩn số…

Rất nhiều giả thuyết 

Trước đây, nguồn gốc của Thục Phán An Dương Vương gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới học giả. Trong quá trình nghiên cứu, các học giả đều ghi nhận: Nước Âu Lạc kế tiếp nước Văn Lang và An Dương Vương kế ngôi Vua Hùng là những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật. Song cho đến nay, xung quanh vấn đề nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. 

Những tài liệu cổ xưa nhất ở Trung Quốc như Giao Châu Ngoại vực ký, Quảng Châu ký đều ghi An Dương Vương là "Thục Vương Tử" (tức con vua Thục). Sách Hậu Hán thư khi chép về quận Giao Chỉ cũng chú thích: "Đấy là nước cũ của An Dương Vương....". Một số sách cổ khác ở Trung Quốc cũng ghi rằng An Dương Vương là con vua Thục, nhưng không cho biết xuất xứ cụ thể của vua Thục là ai, vị trí của nước Thục ở đâu?...

Tượng Thục Phán ở di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Tượng Thục Phán ở di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)  

Một số bộ sử sách cổ xưa của Việt Nam như Việt sử lược (Thế kỷ XIV) cũng có một câu về nguồn gốc của An Dương Vương là: "Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường (Cổ Loa - Đông Anh ngày nay) xưng hiệu là An Dương Vương. 

Đến thế kỷ XV, khi biên soạn Đại việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên dựa vào sách Lĩnh Nam chích quái chép về An Dương Vương rõ hơn và tách thành một kỷ gọi là "Kỷ nhà Thục", ông viết rằng: "An Dương Vương họ Thục, tên huý là Phán, người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê (nay là thành Cổ Loa). Giáp Thìn, năm thứ nhất (257 -TCN), Vua đã đánh chiếm nước Văn Lang, đổi quốc hiệu làm Âu Lạc.

Nhà sử học Ngô Thì Sĩ - cuối thế kỷ XVIII khi chép về An Dương Vương cũng nhắc lại giống như Đại Việt sử ký toàn thư. Đến năm 1821, Phan Huy Chú, biên soạn bộ Lịch triều hiến chương loại chí dâng lên vua Minh Mệnh cũng ghi: "An Dương Vương tên là Phán, người Ba Thục". 

Là con vua Thục nào, vị trí của nước Thục ở đâu?

Đến thời vua Tự Đức (1848 - 1883) bộ thông sử Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, đã nêu nghi vấn: "Nước Thục từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh Vương nhà Chu (316 năm TCN), đã lại nhà Tấn diệt rồi, làm gì còn vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang, còn có đất Kiển Vi (nay thuộc Vân Nam), đất Dạ Lang, đất Cùng, đất Tác, và đất Nhiễm Mang cách hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang". 

Trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim khi đề cập đến nguồn gốc của Nhà Thục cũng khẳng định: "Nhà Thục chép trong sử nước ta không phải là nhà Thục bên Tàu (nghĩa là Ba Thục ở Tứ Xuyên). Sau này Ngô Tất Tố cũng khẳng định rằng: "Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục".

Các sử gia từ thời phong kiến Việt Nam đã nghi ngờ cả về thời gian và không gian qua đó có thể thấy ngay được là nước Thục (Ba Thục) đã bị diệt vào năm 316 TCN. Vua Thục cuối cùng là Khai Minh đã bị giết ở Vũ Dương và Thái tử con Vua Thục cũng tự chết ở Bạch Lộc Sơn. 

Vì vậy khó có chuyện "con vua Thục" vượt hàng ngàn dặm núi rừng, qua lãnh thổ của nhiều nước để mà tiến đánh và chiếm Văn Lang năm 257 TCN được. Sự khác biệt đến mâu thuẫn đó càng làm rõ thêm những căn cứ đang nghi ngờ, cho nên có thể phủ địch giả thuyết nguồn gốc Ba Thục của Thục Phán - An Dương Vương.

Phải đến năm 1963, khi truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua) của người Tày ở Cao Bằng chính thức được công bố trên tạp chí nghiên cứu lịch sử thì nhiều vấn đề về nguồn gốc Thục Phán - An Dương Vương dần được sáng tỏ.

Cụ thể, năm 1963, khi các nhà nghiên cứu dân tộc học phát hiện truyền thuyết cổ của người Tày ở Cao Bằng có tên là "Cẩu chủa cheng Vùa" (dịch là "Chín chúa tranh vua"). Câu truyện cổ rất phổ biến trong vùng đồng bào Tày, Cao Bằng kể về sự tích ngày xưa, vào thời vua Thục của người Tày Cao Bằng, Thục Chế là ông vua đầu tiên đã lập ra nước Nam Cương giáp nước Văn Lang, xưng là An Tự Vương đóng đô ở Nam Bình (vùng Cao Bình, huyện Hòa An, Cao Bằng ngày nay).

Từ đây, đặt ra giả thiết nguồn gốc của vua Thục Phán – An Dương Vương gắn với kỳ tích xây thành Cổ Loa, mất cảnh giác để nỏ thần rơi vào tay đánh liên quan tới thiên tình sử đẫm lệ Mỵ Châu - Trọng Thủy... là có nguồn gốc ở mảnh đất biên cương Cao Bằng…

(Đón đọc: Vua Thục Phán - An Dương Vương có nguồn gốc ở Cao Bằng)  

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.