Hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp năm 2017

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2017, số lượng người thất nghiệp có bằng cử nhân tiếp tục gia tăng, hơn 200.000 người so với năm 2016.

GS. VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng chục vạn sinh viên ra trường thất nghiệp. Nguyên nhân thứ nhất là, tỷ lệ thất nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kinh tế không tăng trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nguyên nhân tiếp theo là, chúng ta đã cung cấp nhân lực không phù hợp với thị trường lao động, đào tạo chưa gắn đến quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.

Lỗi này cũng không chỉ do ngành GD mà bởi thiếu dự báo chính xác về nhu cầu nguồn nhân lực, thiếu quy hoạch tổng thể. Nguyên nhân thứ 3 chính là trách nhiệm của ngành GD khi chất lượng đào tạo nhân lực của các cơ sở đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Điều này tác động đến việc sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. Trước thực trạng này, tại kỳ họp QH vừa qua Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ yêu cầu các trường báo cáo số sinh viên ra trường không có việc làm để hạn chế tuyển sinh ồ ạt.

Có thể nói, chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Hiện chúng ta đang đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, phát triển kỹ năng mềm... để đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện chương trình này thì người thầy cũng phải đào tạo bồi duỡng lại. Không chỉ nhà trường mà các doanh nghiệp cũng cần phải tham gia vào khâu trong đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mối quan hệ này thực sự quan trọng nhưng hiện nay chúng ta làm chưa chặt chẽ, chưa có sự điều phối giữa lợi ích và nghĩa vụ các bên.

Thế nhưng, theo GS Đào Trọng Thi, với tình trạng sinh viên thất nghiệp ngày càng nhiều nên các em đã biết tính toán xem học ở đâu tốt và ngành nghề nào để dễ kiếm việc. Điều đó buộc các nhà trường phải tìm hiểu lại xem doanh nghiệp họ cần lao động gì để từ đó nâng cao khả năng thích ứng của người học, giúp họ ra trường làm được việc ngay. Đồng thời, khi đào tạo nguồn nhân lực chúng ta cũng phải được phân hóa theo các cấp độ, như: trình độ hội nhập quốc tế, trình độ khu vực và trình độ phù hợp với kinh tế sản xuất của đất nước. 

Lẽ thường, nhiều ý kiến bi quan về con số này bởi nó phản ánh phần nào bộ mặt của một nền kinh tế thiếu cơ hội việc làm. Phản ánh phần nào chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục đại học, khiến những sinh viên tốt nghiệp đại học không đáp ứng được nhu cầu lao động...

Thế nhưng, hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là một áp lực để thay đổi sự lựa chọn con đường của một thế hệ thanh niên mới. Sẽ có nhiều quyết định khởi nghiệp xuất hiện ở những lao động có trình độ thay vì cố gắng tìm kiếm một vị trí làm công đang ngày càng khan hiếm.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?