Hiệp định TPP – Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam?

Hiệp định TPP – Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam?
(PLO) - Việt Nam đang nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế thông qua việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán tham gia các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đánh giá của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập TPP, một trong những lĩnh vực được lợi nhất từ Hiệp định này chính là ngành dệt may. 
Vậy, ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích gì từ TPP?. TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, theo đánh giá của các chuyên gia, Hiệp định TPP lần này có nhiều điểm mới hơn so với các Hiệp định thương mại tự do truyền thống. Vậy, những điểm mới đó là gì?
- Hiệp định thương mại tự do truyền thống chủ yếu đề cập đến ba vấn đề: Tự do về thương mại hàng hóa, tự do về thương mại dịch vụ và tự do hóa đầu tư. Hiệp định TPP là một Hiệp định thương mại tự do cao và có nhiều điểm khác biệt.
Thứ nhất, vẫn như các Hiệp định thương mại tự do truyền thống, đề cập đến vấn đề tự do hóa nhưng mức độ, cấp độ và độ sâu tự do hóa cao hơn như: Việc cắt giảm thuế quan, thời điểm thực hiện, mức độ thực hiện, miễm giảm thuế xuống 0%. 
Thứ hai, Hiệp định TPP liên quan đến rất nhiều chính sách, thường gọi là chính sách sau đường biên giới. Hiệp định này không chỉ đề cập đến vấn đề thuế quan, hải quan mà còn đề cập đến các vấn đề về doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm Chính phủ, cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động hoặc đề cập rộng hơn rất nhiều như quyền sở hữu trí tuệ.  Ngoài ra, TPP còn ứng xử với những vấn đề thương mại đặt ra trong Thế kỷ XXI như thương mại điện tử...vv 
Thứ ba, cũng như cách thức đàm phán trong WTO, ASEAN, cách tiếp cận của Hiệp định TPP là chọn cho. Vì vậy, đòi hỏi cách tiếp cận của Hiệp định này minh bạch hơn rất nhiều.
Có ý kiến cho rằng, khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP, một trong những ngành, lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này chính là ngành dệt may. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này? 
- Khi Việt Nam gia nhập TPP, những ngành Việt Nam có lợi thế so sánh khi sân chơi rộng hơn, cạnh tranh khốc liệt hơn, hàng rào ngăn chặn cuộc chơi bị thu hẹp lại hoặc giảm bớt sẽ có cơ hội phát triển và bùng nổ. Đấy là những ngành mà Việt Nam có hàm lượng lao động tương đối cao như: Dệt may, da giầy, đồ gỗ, một số mặt hàng nông sản Việt Nam có cạnh tranh như cây trồng, thủy sản...vv 
Bên cạnh đó, những ngành có thị trường rộng hơn, mức độ giảm nhanh hơn sẽ dễ có cơ hội phát triển, một trong số đó chính là ngành dệt may. Bởi vì dệt may thuế quan trung bình nếu không có TPP là 16 – 17 %, nếu giảm từ 16 – 17% về 0% thì rõ ràng khả năng cạnh tranh, lợi ích đem lại cho ngành dệt may sẽ rất lớn. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dệt may và một số lĩnh vực khác được coi là những ngành hưởng lợi nhất khi Việt Nam tham gia TPP.
Thưa ông, cũng như các Hiệp định thương mại tự do khác, bên cạnh những cơ hội lớn, khi gia nhập Hiệp định TPP, các doanh nghiệp Việt chắc hẳn sẽ phải đối diện với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Ông có chia sẻ gì về vấn đề này?
- Khó khăn thách thức là câu chuyện đúng, nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và nhìn về dài hạn thì việc Việt Nam vượt qua được những khó khăn về lâu dài sẽ làm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt. Chỉ có tuân thủ quy luật chung, các doanh nghiệp Việt mới đáp ứng được những yêu cầu của thế kỷ XXI. 
Theo nghĩa ấy, những khó khăn đặt ra như việc tuân thủ quy định về nguyên tắc xuất xứ, kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường hay thủ tục pháp lý... trước mắt sẽ là khó khăn nhưng lại là tiền đề, là động lực thúc đẩy, tạo đà cho doanh nghiệp trong cuộc chơi dài hạn. Vì vậy, chúng ta phải thấy được ý nghĩa của việc các doanh nghiệp việt cố gắng tuân thủ và vượt qua được những cam kết trong TPP cũng như các cam kết quốc tế khác.
Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao, các doanh nghiệp Việt phải làm gì để nâng cao năng lực pháp lý, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức? 
- Không chỉ là TPP mà trong các Hiệp định thương mại tự do khác, việc nâng cao năng lực pháp lý, năng lực cạnh tranh là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt. Bởi vì số lượng doanh nghiệp Việt hiểu biết về hội nhập chỉ ở mức độ nhất định, không cao. Mặt khác, hiểu biết nhưng để đi sâu được vào những cam kết cụ thể, những ràng buộc có tính pháp lý cao, để học, hiểu, để vận dụng là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt phải có sự chuẩn bị thật kỹ. 
Thứ nhất, về mặt pháp lý, chúng ta phải chuẩn bị cho hệ thống pháp luật trong nước tương thích với các cam kết quốc tế nói chung và Hiệp định TPP nói riêng. TPP liên quan đến những cam kết, những chỉnh sửa về pháp lý, về chính sách trong nước mà các chính sách trong nước càng ngày càng tương thích với các cam kết quốc tế hơn. Vì vậy, hiểu cam kết hội nhập nhưng doanh nghiệp cũng phải rất hiểu sự chuyển động về chính sách trong nước. 
Thứ hai, các doanh nghiệp lớn thường hiểu về hội nhập tốt hơn, có nguồn lực và năng lực để thực hiện hơn. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, hiện nay, cơ chế giám sát trong các cam kết quốc tế được nâng lên cao, đặc biệt là trong TPP. Vì vậy, việc truyền đạt, tuân thủ về mặt pháp lý từ doanh nghiệp lớn có kinh nghiệm, có cơ hội, có năng lực nhiều hơn sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng. 
Thứ ba, bên cạnh việc nắm bắt, hiểu biết các cam kết, các doanh nghiệp phải nghiên cứu các vụ việc, vụ kiện trước đó để rút kinh nghiệm. Nhiều trường hợp liên quan đến sản xuất, xuất khẩu thủy sản trước đó chính là bài học quý cho các doanh nghiệp khi tham gia vào một sân chơi rộng hơn, lớn hơn, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.