(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.
(PLVN) - Ông Trần Văn Quy - Tổng Giám đốc Công ty dệt may Trung Quy vừa nhận Huy chương vàng giải thưởng President’s Volunteer Service Award 2023, đánh dấu sự công nhận trong công tác thiện nguyện của ông trong nhiều năm qua.
(PLVN) -Những bất ổn kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu (XK) dệt may của Việt Nam, khiến cho ngành Dệt may đang đứng trước một năm với nhiều điều khó đoán định, buộc doanh nghiệp dệt may phải có biện pháp ứng phó ngắn hạn và dài hạn.
(PLVN) - Nhiều đơn hàng xuất khẩu tại Lâm Đồng giảm, khó khăn nhất trong đó là nhóm dệt may. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc cho biết không có đơn hàng (đơn hàng chủ yếu từ Châu Âu, Bắc Mỹ).
(PLVN) -Trong khi các thị trường truyền thống đang giảm cầu nghiêm trọng, việc tìm kiếm các thị trường mới, tận dụng các hiệp định thương mại đã ký kết được xem như một cánh cửa để gỡ khó cho xuất khẩu.
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may Việt Nam đang giảm mạnh, mức giảm sâu nhất trong số các quốc gia hàng đầu về XK dệt may. Trước tình thế này, các giải pháp để dệt may vượt giai đoạn cực kỳ khó khăn này đã được đưa ra.
(PLVN) - Các thị trường truyền thống đồng loạt giảm cầu, Trung Quốc mở cửa thị trường, các quốc gia cạnh tranh đang trỗi dậy mạnh mẽ đang là những khó khăn bủa vây dệt may Việt Nam.
(PLVN) - Đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu, nhưng dệt may Việt Nam lại đang lúng túng trong việc tận dụng các ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương).
(PLVN) - Ngành Dệt may được đánh giá là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn...
(PLVN) - Người đứng đầu Tập đoàn dệt may Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cần lường trước mọi tình huống trong bối cảnh dịch bệnh khó lường và xác định sẽ làm việc trong trạng thái bình thường mới hết năm 2022.
(PLVN) - Chiều 3/8, tại Phủ Chủ tịch, gặp mặt các điển hình tiên tiến trong thực hiện mục tiêu kép của ngành dệt may Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả của ngành đạt được trong nửa đầu năm nay. Đất nước rất cần những “bông hoa đẹp” như các điển hình tiên tiến ngành dệt may.
(PLVN) - Ba làn sóng dịch Covid-19 trước, dệt may Việt Nam thành công nhất trong việc duy trì công việc và giữ chân người lao động, bất chấp đơn hàng phải chạy theo kiểu “ăn đong”. Đến làn sóng Covid lần thứ 4 này, tình thế lại đặt dệt may vào thế “oái ăm”.
(PLVN) -Ủy ban Kinh tế Á Âu (EEC) thông báo mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) vượt mức ngưỡng hạn ngạch thuế quan ưu đãi nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định Thương mại tự do giữa VN-EAEU FTA.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, dự kiến thị trường lao động sau Tết cần khoảng 30.000 chỗ làm việc.
(PLVN) - Cả ngành dệt may đã vào vạch xuất phát để có thể hoàn thành mục tiêu về đích sớm hơn dự báo trong năm 2021 thì Covid-19 lại ập đến. Thử thách lần này thực sự lớn đối với một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
(PLVN) -Các mặt hàng váy, đầm, quần áo phụ nữ của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) trong 9 tháng đầu năm 2020 đã đạt 94,4% mức ngưỡng quy định cho năm 2020.
(PLVN) - Có lẽ chưa bao giờ ngành Dệt may lâm vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay khi các đơn hàng chỉ đến một cách nhỏ giọt từng tuần. Thậm chí, hầu hết lãnh đạo các doanh nghiệp may đều đang trong tình trạng “ngồi chờ, không thể biết trước được điều gì”!
(PLVN) - Trong khi dệt may và cao su tự nhiên được đánh giá là tiêu cực thì một loạt ngành vẫn có “đất sống” trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như: công nghệ, bán lẻ, khu công nghiệp, dược ...
(PLVN) - Có những dự báo cho thấy dệt may Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cực lớn khi khẩu trang không còn là cứu cánh để duy trì doanh thu. Bên cạnh đó, tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ có thể tăng tối đa 250 triệu USD trong khi quy mô xuất khẩu của ngành này lên đến 39 tỷ USD.