Ngành dệt may còn lúng túng tận dụng ưu đãi CPTPP

Dệt may Việt Nam cần liên kết để tận dụng ưu đãi xuất xứ. (Ảnh minh họa)
Dệt may Việt Nam cần liên kết để tận dụng ưu đãi xuất xứ. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu, nhưng dệt may Việt Nam lại đang lúng túng trong việc tận dụng các ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương).

Theo bà Đỗ Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tỷ lệ tận dụng C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) ưu đãi vào CPTPP chỉ đạt 6,7%. Tỉ lệ này thoạt nhìn có vẻ thấp nhưng tính trên tổng số kim ngạch ra toàn bộ khối 11 nước thành viên CPTPP và hiện mới có 6 nước thành viên thực thi CPTPP thì cũng không phải thấp. Tận dụng CPTPP rõ nhất là kỳ vọng vào kim ngạch xuất khẩu (XK) vào 3 nước chưa ký hiệp định song phương với Việt Nam gồm Canada, Mexico và Peru.

Khả năng đáp ứng tiêu chí xuất xứ CPTPP là như nhau nhưng tỷ lệ sử dụng C/O CPTPP sang Mexico và Canada khác nhau khá lớn (40% và 10%). Lý giải về điều này, bà Hương cho biết là do liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Hiện Canada là thị trường tự do hóa thương mại cao, bản thân khi chưa có FTA thì trên 50% kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường Canada đã được hưởng thuế 0%.

Cho nên khi có CPTPP DN Việt cũng không có nhu cầu để sử dụng C/O để mà được hưởng thuế ưu đãi hơn nữa vì không có thuế ưu đãi hơn hơn 0%. Còn Mexico cũng giống Việt Nam, áp dụng thuế MFN khá cao nên khi có CPTPP thì các DN Việt sẽ chọn CO ưu đãi để XK.

Lấy ví dụ ngành dệt may – mặt hàng XK thế mạnh của Việt Nam, đứng thứ 2 kim ngạch XK trên thế giới nhưng lại có tỷ lệ tận dụng xuất xứ sang CPTPP rất thấp và không tăng trong 3 năm thực thi hiệp định.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT May Hưng Yên cho biết, tỉ lệ xin xuất xứ ưu đãi thuế quan vào CPTPP rất thấp ngoài lý do một số thị trường đã có FTA song phương thì một số nước như Mexico là cường quốc dệt may. Bên cạnh đó, dệt may yêu cầu xuất xứ từ sợi trong khi hiện tại ngành dệt Việt Nam chưa thể cung cấp được nguyên phụ liệu theo xuất xứ để hưởng được ưu đãi này vì hầu hết đều lấy nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.

Để tận dụng ưu đãi của CPTPP cho dệt may, ông Dương đề xuất, Nhà nước cần có chính sách để “kéo” các đối tác lớn làm về vải vào Việt Nam. Dẫn câu chuyện khá nhiều DN nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng lại không đến do chi phí xử lý nước thải của Việt Nam cao hơn chi phí mua nước sạch, ông Dương cho rằng, cần có một khu công nghiệp dệt may, ở đấy Nhà nước chấp nhận bù lỗ cho việc xử lý nước xả thải, để kéo các DN nước ngoài vào sản xuất.

“Phải xác định tiếp tục bỏ vốn kéo DN có năng lực làm vải nước ngoài vào để chúng ta có thể tự chủ được 70% nguyên vật liệu, qua đó tận dụng tốt ưu đãi trong các FTA. Ban đầu chúng ta sẽ chấp nhận lỗ nhưng về lâu dài sẽ có lợi thế nhiều hơn” - ông Dương khẳng định.

Hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang từng bước tìm kiếm các đối tác thuộc các lĩnh vực mà DN Việt vẫn thiếu hụt; Tận dụng mọi khả năng để có thể hợp tác kể cả sẵn sàng hợp tác với các đối tác ở các thị trường trong khối CPTPP, sẵn sàng xin làm cổ đông, mua nguyên liệu của các đối tác trong khối để nâng cao tỷ lệ xuất xứ. Ngoài ra, theo ông Dương, cần cố gắng tận dụng công nghệ của họ, ngay cả công nghệ xử lý nước thải để nâng cao sự cạnh tranh.

Ông Ngô Chung Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, tỉ lệ tận dụng CO ưu đãi trên dưới 20 - 24% rõ ràng là thấp. Việt Nam chưa nên hài lòng và cần hướng đến các tỉ lệ cao hơn; Trong khi dệt may đang gặp nhiều khó khăn khi tận dụng thị trường này thì cần tăng kim ngạch XK ở các mặt hàng tận dụng tốt như gạo, rau quả, thủy sản; các mặt hàng có lợi thế đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ; Ví dụ như DN Việt có thể tận dụng thị trường Canada trong các mặt hàng chế biến từ gạo. Bình thường Canada đánh thuế các mặt hàng này có thể lên đến mấy trăm phần trăm, trong khi Việt Nam có ưu đãi CPTPP nên có lộ trình giảm thuế rất cao.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam.

Việt Nam đăng cai tổ chức Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC

(PLVN) - Kỳ họp của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN lần thứ 101 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/09/2024 tại khách sạn InterContinental Westlake, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.

Kinh nghiệm từ dự án mạch 3

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) - dự án trọng điểm quốc gia, đã hoàn thành, chính thức vận hành. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong phát biểu tại Lễ khánh thành hôm qua (29/8) cho biết, có nhiều kỷ lục được xác lập tại dự án này.