Tiếp cận thị trường dệt may EU trong bối cảnh mới

Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
Dệt may Việt Nam phải tiến tới phát triển bền vững để giữ được thị trường EU.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro, trong đó, Việt Nam mới chỉ đạt 4,5 tỷ Euro. Do vậy, dư địa cho hàng Việt Nam mở rộng thị phần còn rất lớn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt cần cập nhật và tuân thủ nhiều quy định của EU để giữ vững và phát triển thị trường lớn này.

Nhiều nhà mua châu Âu có ý định “rời châu Á”

EU là thị trường lớn và hấp dẫn cho ngành dệt may với kim ngạch nhập khẩu từ các nước thứ ba năm 2023 là 115 tỷ Euro. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 4,5 tỷ Euro, đứng thứ 6 sau Trung Quốc, Bangladet, Thổ Nhỹ kỳ, Ấn độ, Pakistan và chiếm 4,1% thị phần. Trong khi đó, EU là thị trường xuất khẩu (XK) truyền thống lớn thứ 2 của Việt Nam khi chiếm 15 - 20% trong tổng kim ngạch XK của ngành.

Với cam kết trong EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU) 100% hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi có hiệu lực (hiện đang là năm thứ 4 thực thi hiệp định). Đây được đánh giá là động lực lớn cho ngành dệt may tăng cường XK sang thị trường và chiếm được thị phần lớn hơn so với mức hơn 3% hiện nay. Tuy nhiên, vài năm gần đây, nhiều thách thức đã được đặt ra với thị trường này, đặc biệt là các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững.

Thương vụ Việt Nam tại EU khẳng định: “Tính bền vững không phải là một sự lựa chọn. Nhiều yêu cầu về tính bền vững về xã hội và môi trường đã trở thành luật và nếu không tuân thủ, sẽ không thể XK hàng may mặc sang châu Âu”. Đồng thời, tính bền vững yêu cầu các công ty thu mua phải chịu rất nhiều trách nhiệm. Ví dụ, một số nhà mua tập trung chủ yếu vào tính minh bạch của chuỗi cung ứng và giảm thiểu lượng khí thải carbon. Một số nhà mua khác lại đầu tư chủ yếu vào điều kiện làm việc và tính tuần hoàn hoặc có một số công ty lại cố gắng làm tất cả. Từ đó, các khách hàng châu Âu tùy thuộc vào chiến lược bền vững để lựa chọn các nhà cung ứng hàng hoá.

Đáng chú ý, theo Thương vụ, nhiều nhà mua hàng may mặc ở châu Âu đang tìm kiếm các địa điểm sản xuất thay thế ở châu Phi. Một số quốc gia đã đầu tư mạnh vào ngành may mặc ở khu vực này (đặc biệt là Ethiopia) và đối với một số hạng mục, châu Phi có thể là lựa chọn thay thế tốt cho châu Á (các sản phẩm cơ bản ở Ethiopia, quần áo mặc ngoài ở Rwanda). Tuy nhiên, do năng suất thấp, thiếu nguyên liệu địa phương và căng thẳng chính trị (Ethiopia), châu Phi vẫn chưa trở thành một lựa chọn thay thế cạnh tranh cho châu Á.

Trước tình hình này, doanh nghiệp Việt Nam cần phải luôn cập nhật luật mới và thảo luận các giải pháp tiềm năng với khách hàng châu Âu, xác định giải pháp bằng cách chia sẻ suy nghĩ với các đối tác trong chuỗi cung ứng. Việc tuân thủ cần phải trở thành một phần trong hoạt động quảng bá của công ty để mở ra cánh cửa và phát triển hoạt động kinh doanh trong bối cảnh mới đặc biệt trong bối cảnh EU cũng đang giảm dần phụ thuộc vào Trung Quốc và quốc gia XK dệt may thứ 2 thế giới Bangladesh đang gặp khó khăn nhiều nhà máy phải đóng cửa.

Chuyển từ phát triển nhanh sang bền vững

Khẳng định cơ hội từ EVFTA trong ngắn và trung hạn là rất lớn, Thương vụ Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần xem xét tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại thị trường EU. Và để phát triển bền vững, qua đó gia tăng thị phần tại EU, theo Thương vụ Việt Nam tại EU, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may cần chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. XK và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.

Cùng với đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động cập nhật thông tin về quy tắc xuất xứ khi tham gia EVFTA; Chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu đặc biệt là nguyên phụ liệu chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Với các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc, các doanh nghiệp dệt may cần đặt trọng tâm vào xây dựng các nhà xưởng, máy móc, chủ động nguồn nguyên phụ liệu ngay trong nước để hạn chế việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Để khắc phục vấn đề này, theo Thương vụ, các doanh nghiệp dệt may cần đẩy mạnh đầu tư để hoàn thiện chuỗi cung ứng sản xuất; đặc biệt, hướng tới xây dựng các nhà máy lớn, với dây chuyền sản xuất hiện đại, thay vì phát triển nhỏ lẻ; Xem xét đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đổi mới các phương pháp thực hành bền vững cũng như đào tạo lực lượng lao động về công nghệ mới; Chuyển đổi dần sang sử dụng năng lượng sạch để đáp ứng yêu cầu về hiệu quả năng lượng của eco-design.

Đáng chú ý, Thương vụ lưu ý, các công ty ngoài EU sẽ là đơn vị thực hiện phần lớn các chính sách trong Chiến lược Dệt may của EU, do đó, doanh nghiệp cần triển khai nghiên cứu các quy định liên quan và trao đổi với các đối tác tại châu Âu để có kế hoạch chuyển đổi từ sớm và có kế hoạch dài hạn.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt - Ảnh VGP

Không hy sinh các giá trị để chạy theo tăng trưởng đơn thuần

(PLVN) - Hôm qua (4/10), trong cuộc gặp đại diện doanh nghiệp (DN) nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu một quan điểm được đánh giá vô cùng đúng đắn và có tính gợi mở rất cao: “Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Đọc thêm

FPT bắt tay đối tác Ireland phát triển nhân lực công nghệ và thúc đẩy ứng dụng AI

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn đại biểu lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại sự kiện
(PLVN) - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã chứng kiến lễ trao văn kiện hợp tác của một số trường Đại học và doanh nghiệp Việt Nam với một số trường Đại học và doanh nghiệp của Ireland.

9 tháng năm 2024, cả nước xuất siêu 20,79 tỷ USD

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng. (Ảnh: Thái Bình)
(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định vị phân khúc sản xuất lúa gạo xuất khẩu phù hợp

Bộ NN&PTNT khuyến cáo vụ đông xuân 2024 - 2025 cần hạn chế phát triển sản xuất phân khúc lúa gạo chất lượng thấp.
(PLVN) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati với mức giá sàn 490 USD/tấn, thị trường gạo toàn cầu đang có nhiều biến động. Việt Nam buộc phải điều chỉnh giá gạo để cạnh tranh và nguồn cung vẫn duy trì mức ổn định.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị để được cạnh tranh bình đẳng

Doanh nghiệp bán lẻ và thương nhân phân phối xăng dầu tiếp tục kiến nghị về nội dung của dự thảo. (Ảnh: nld.com.vn)
(PLVN) - Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (thay thế hoàn toàn cho 3 nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hữu) đang tiếp tục được lấy ý kiến góp ý. Kiên trì đấu tranh để có được quyền cạnh tranh bình đẳng, đội ngũ thương nhân phân phối (TNPP) và doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu đã tiếp tục gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ.

Khánh Hòa ứng dụng công nghệ trong chống khai thác IUU

Kỹ thuật viên Đài Thông tin duyên hải Nha Trang kiểm tra thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)
(PLVN) - Để phục vụ công tác chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý tàu cá và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.

Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán

Thời gian qua, KTNN đã có nhiều đổi mới trong hoạt động và thực hiện các giải pháp để tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của đội ngũ công chức, kiểm toán viên.
(PLVN) - Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành, phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán.

Chuyển dịch năng lượng trong ngành Dầu khí

Kho cảng LNG Thị Vải. Ảnh: PetroVietNam
(PLVN) -  Thời gian qua, doanh nghiệp ngành Dầu khí nước ta đang có những bước đi mạnh mẽ, rõ nét trong dịch chuyển năng lượng từ đen sang xanh. Mới đây nhất, doanh nghiệp ngành Dầu khí đã ký hàng loạt văn bản với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm phát triển năng lượng bền vững.

'Lối thoát' cho doanh nghiệp trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đối mặt với 207 vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Trước sự gia tăng các vụ điều tra phòng vệ thương mại từ những thị trường lớn như Mỹ và Canada, các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động theo dõi thông tin cảnh báo, tích cực phối hợp, cung cấp thông tin... để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của mình trong các cuộc điều tra.