Bàn giải pháp hãm đà 'lao dốc' xuất khẩu dệt may

Bảo toàn nguồn lực lao động là giải pháp mà dệt may Việt Nam ưu tiên trong giai đoạn khó khăn.
Bảo toàn nguồn lực lao động là giải pháp mà dệt may Việt Nam ưu tiên trong giai đoạn khó khăn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu (XK) của dệt may Việt Nam đang giảm mạnh, mức giảm sâu nhất trong số các quốc gia hàng đầu về XK dệt may. Trước tình thế này, các giải pháp để dệt may vượt giai đoạn cực kỳ khó khăn này đã được đưa ra.

Xuất khẩu giảm sâu

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, giai đoạn đầu năm 2023, sức mua của các thị trường chính như Mỹ, châu Âu tiếp tục suy giảm. Bên cạnh đó, các yếu tố bất lợi của thị trường trên đà tiếp diễn, khiến ngành dệt may Việt Nam đã trải qua 4 tháng đầu năm “trầm lắng” với kim ngạch XK giảm 20% so với cùng kỳ 2022.

“Đây là mức giảm sâu nhất trong số các quốc gia XK dệt may. Các thị trường XK chủ lực của ngành đều giảm như Mỹ, Trung Quốc giảm trên 30%, châu Âu giảm 12%. Dự kiến quý II chỉ đạt được 20% so với kế hoạch” - ông Hiếu đánh giá.

Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, năm 2023, GDP thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn 2022, do chính sách thắt chặt tiền tệ và xung đột địa chính trị. Nếu như các cuộc khủng hoảng trước đây có thể là khủng hoảng nợ hoặc khủng hoảng đình lạm (kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao), thì năm 2023 thế giới có thể đứng trước thách thức khi xảy ra cả 2 cuộc khủng hoảng trên diện rộng.

Với khủng hoảng nợ là các ngân hàng tại châu Âu và Mỹ sụp đổ, thì khủng hoảng đình lạm đã thể hiện rất rõ khi lạm phát ở các quốc gia vẫn neo cao, trong khi lãi suất ở mức thấp. Với cuộc khủng hoảng “kép” này, có khả năng sẽ mất tới 40 tháng để xử lý và thị trường xấu có thể kéo dài tới năm 2024.

Riêng ở Việt Nam, theo ông Trường, suy giảm dệt may của Việt Nam cao nhất do đồng tiền Việt Nam đắt hơn 20% so với các quốc gia cạnh tranh, đồng thời lãi suất ở Việt Nam neo ở mức cao (9 - 11% trong 4 tháng đầu năm, trong khi các quốc gia khác duy trì ở mức 3,5 - 7%). Cùng với đó, giá điện của Việt Nam đã tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023 cũng đã kéo theo nhiều áp lực lên các doanh nghiệp (DN) dệt may.

“Với những yếu tố trên, nếu như các DN duy trì đơn giá thấp để cạnh tranh với Bangladesh thì sẽ lỗ ít nhất 15%. Bài toán này đặt ra nhiều thách thức, bởi các DN dệt may trong nước đang mất đi rất nhiều lợi thế trước các đối thủ để có thể duy trì khách hàng, đơn hàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh” - ông Trường nhận định.

Ngoài ra, nếu xét đến các yếu tố năng lực cạnh tranh vĩ mô, Việt Nam cũng đứng trước thách thức lớn khi Trung Quốc mở cửa. Với chính sách “thúc đẩy” hoạt động sản xuất sau đại dịch, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may trong nước. Đồng thời, các DN dệt may của quốc gia này có quy mô sản xuất đứng top 1 thế giới, do đó khi cầu suy giảm, nguồn cung dồi dào hơn thì Việt Nam khó có thể cạnh tranh với quốc gia này. Bên cạnh việc Trung Quốc mở cửa trở lại, xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ các thị trường nhập khẩu cũng đang hiện rõ bởi quy mô đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh.

Cần đa dạng hóa thị trường

Trước các yếu tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khiến cho kim ngạch XK bị suy giảm, lãnh đạo Vinatex đã đưa ra các giải pháp để xoay xở vượt khó trong giai đoạn hiện nay cũng như thời gian tới. Theo đó, Vinatex đặt mục tiêu xây dựng chiến lược “Một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang”.

Bên cạnh đó, Tập đoàn sẽ liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định, trong đó chú trọng các giải pháp bảo tồn nguồn lực DN vượt qua năm kinh doanh có nhiều khó khăn, nhất là nguồn lực con người chất lượng cao và tài chính; Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới của thị trường và công nghệ, lấy nhân lực làm đột phá để tạo tăng trưởng chủ yếu từ nhân tố năng suất tổng hợp trong quá trình phát triển tới đây. Trong số các giải pháp mà Vinatex đưa ra xuất hiện mục tiêu hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, trong đó có việc xây dựng trung tâm phát triển sản phẩm dệt kim của Tập đoàn.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn các thị trường truyền thống giảm mạnh hiện nay, cộng đồng DN dệt may phải chuyển dịch, đa dạng hóa thị trường, phải tìm ra những phân khúc thị trường riêng, đặc biệt là thị trường của các nước khu vực SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) bởi đơn hàng tại khu vực này đã bắt đầu tăng nhanh. Ngoài ra, thị trường khác mà các DN dệt may có thể hướng đến là thị trường Mỹ Latinh, châu Phi, Trung Đông.

Trong khi đó, hầu hết các DN dệt may đều cho rằng, vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay là “tập trung phòng thủ”, không tiếp tục mở rộng quy mô và năng lực sản xuất; Đầu tư có chiều sâu vào máy móc thiết bị nhằm sản xuất được nhiều mặt hàng, chấp nhận tính đa dạng của sản xuất.

Đọc thêm

PV GAS sinh nhật tuổi 33

PV GAS sinh nhật tuổi 33!
(PLVN) - Hôm nay (20/9), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tròn 33 tuổi (20/9/1990 - 20/9/2023). Một vận hội mới đang mở ra với doanh nghiệp tiên phong của ngành công nghiệp khí Việt Nam.

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup

Shark Tank Việt Nam mùa 6 trở lại - cánh cửa cơ hội của các startup
(PLVN) - Với mong muốn cùng với các startup (khởi nghiệp) xoay chuyển tình thế, tìm “cửa sáng” trong thời điểm nhiều thách thức, Shark Tank Việt Nam trở lại với mùa 6, tiếp tục giúp các mô hình kinh doanh độc đáo, sáng tạo thâm nhập thị trường bứt phá tăng trưởng thông qua màn thuyết trình gọi vốn từ các shark.

Chủ tịch VNR: 'Đường sắt dần qua những cung đường hiểm trở'

Ông Đặng Sỹ Mạnh - Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR
(PLVN) - Đường sắt Việt Nam một thời hoàng kim, với những tên gọi như Tổng cục Đường sắt, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, được cả xã hội quan tâm, nhiều người muốn “khoác áo” đường sắt làm việc ngành này. Nhưng Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng đã có thời đoạn khó khăn, ví ngang một cung đường hiểm trở, khiến tàu không thể đi nhanh, thậm chí có lúc phải dừng chạy.

BIDV tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023

Toàn cảnh Hội nghị
(PLVN) -  Ngày 14/9/2023, tại Hà Nội, BIDV phối hợp cùng 13 ngân hàng đối tác Nhật Bản tổ chức Hội nghị khách hàng Nhật Bản năm 2023. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).

Vietcombank tích cực mở rộng tín dụng xanh

Ông Nguyễn Việt Cường (ngoài cùng, bìa phải) tham dự Lễ khai mạc Vietnam International Sourcing 2023. (Nguồn ảnh: Vietcombank)
(PLVN) - Tín dụng xanh (TDX) đang là chủ đề được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó, các lĩnh vực năng lượng tái tạo (NLTT), đầu tư vào công trình xanh, phương tiện giao thông điện và nông nghiệp sạch đang là các xu hướng nhằm hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26.

Vinachem triển khai xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040

Tổng giám đốc Vinachem Phùng Quang Hiệp phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Xây dựng Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 là một nhiệm vụ quan trọng trong hàng loạt các kế hoạch hành động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhằm đảm bảo tương lai phát triển lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và nhu cầu phát triển của chính Tập đoàn

EVN tập trung thi công các dự án nguồn điện

EVN tập trung thi công các dự án nguồn điện
(PLVN) - Theo thông tin từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng toàn hệ thống sau 8 tháng đạt 186,3 tỷ kWh, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ huy động một số loại hình nguồn điện đã có sự thay đổi sau khi có sự vào cuộc của Chính phủ, ban, bộ, ngành.

Chính thức khởi động dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Chính thức khởi động dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
(PLVN) - Ngày 9/9, UBND TP Cần Thơ phối hợp với Công ty Liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP Group), tổ chức Lễ khởi động dự án khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) – VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Đây là khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) thứ 13 trên cả nước và là dự án đầu tiên tại ĐBSCL.

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón chào năm học mới

Hơn 1 triệu ly sữa tiếp tục đồng hành cùng trẻ nhỏ đón chào năm học mới
(PLVN) - Ngay trong những ngày đầu năm học mới 2023-2024, hơn 1 triệu hộp sữa Vinamilk từ Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đã được trao đến hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các trường mầm non, mái ấm, trung tâm bảo trợ trên cả nước. Chương trình cũng đã hoàn thành mục tiêu dành tặng 1,5 triệu hộp sữa đến các em trong năm nay.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Jakarta trước sự chứng kiến của lãnh đạo Việt Nam và Indonesia

Vietjet vừa công bố đường bay thẳng kết nối thủ đô Hà Nội của Việt Nam với thủ đô Jakarta, Indonesia với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
(PLVN) - Vietjet vừa công bố đường bay thẳng kết nối thủ đô Hà Nội của Việt Nam với thủ đô Jakarta, Indonesia với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, doanh nghiệp hai nước, nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43.

Petrovietnam - 48 năm phát triển cùng đất nước

Các kỹ sư, người lao động trên cụm giàn Hải Thạch - Mộc Tinh xếp hình chào mừng ngày thành lập Petrovietnam. (Nguồn ảnh: PVN)
(PLVN) -Sau 48 năm xây dựng và trưởng thành (3/9/1975 - 3/9/2023), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có những bước phát triển vượt bậc và toàn diện cả về quy mô và chiều sâu, hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, đến công nghiệp khí, lọc hóa dầu, điện và năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.