Góc nhìn về tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt

Đền Cây Đa Bóng – Nguyệt Du Cung.
Đền Cây Đa Bóng – Nguyệt Du Cung.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, việc thờ thần, thờ Mẫu, đến thờ Tam phủ là một hiện tượng khá phổ biến, có căn cỗi lịch sử và nguồn gốc xã hội sâu xa. Đứng trên góc độ tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã và đang chuyển hóa từ một tín ngưỡng nguyên thủy để trở thành một hình thức tôn giáo sơ khai.

Phong tục thờ Mẫu Tam Phủ

Tín ngưỡng nguyên thủy tin thờ các vị thần linh tự nhiên, mang giới tính nử để che chở cho con người như Trời, Đất, Nước. Xuất phát từ xã hội Mẫu hệ, sau khi chuyển sang phụ hệ thì vai trò của người phụ nữ vẫn còn to lớn. Từ đó, hình thành một biểu tượng người mẹ như cuội nguồn dân tộc, hiện thân của đất nước.

Đó là một tín ngưỡng Điện thần có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh. Các vị thần linh được phân chia thành các Phủ, các hàng bậc từ trên xuống dưới, nhưng đều được quy về vị thần chủ cao nhất là Thánh Mẫu.

Các vị Thánh trong tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ phân thành các hàng mà còn phân thành các Phủ, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó, Tam phủ và Tứ phủ mang ý nghĩa rộng, bao quát. Phủ tương ứng với các miền đất khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Địa phủ (miền Đất), Thoải phủ (thủy phủ, miền sông nước, biển), Nhạc phủ (miền rừng núi). Đứng đầu mỗi Phủ là một Thánh Mẫu.

Trong điện thờ Thánh Mẫu hiện nay còn tồn tại quan niệm Tam Phủ và Tứ Phủ. Tứ Phủ gồm ba Phủ trong Tam Phủ (Thiên - Địa - Thoải) và có thêm Phủ Thượng Ngàn (nhạc Phủ). Như vậy, có thể hiểu được quan niệm Tam Phủ có trước Tứ Phủ. Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị. Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn.

Từ cuối thế kỷ XVI, xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Thánh Mẫu được nhân dân ta truyền tụng với nhiều huyền thoại, truyền thuyết nhất. Từ đây tín ngưỡng thờ Mẫu được định hình có tính chất khuôn mẫu, cấu trúc lại thành hệ thống các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Thờ Mẫu Liễu Hạnh nâng tục thờ Nữ thần lên tầm tôn giáo dân gian, gần gũi với đời sống nhân sinh của con người, cầu mong sức khỏe, tài lộc. Đây là ước vọng vĩnh hằng của con người ở mọi thời đại.

Phủ bóng Nguyệt Du Cung nằm trong Quần thể di tích PHủ Dầy đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Phủ bóng Nguyệt Du Cung nằm trong Quần thể di tích PHủ Dầy đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. 

Theo truyền thuyết và thần tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh một mẫu nữ thần đa dạng và sinh động, một nhân vật phi thường nhưng lại bình thường. Ở bà Liễu Hạnh thể hiện nhiều hình mẫu, khi là một người vợ, một cô gái, một nàng tiên, thi sĩ hay một nữ tướng...

Bà biểu trưng cho người phụ nữ Việt Nam có những tiềm lực, khả năng to lớn. Bà theo đạo Nho, quy y theo Phật, là biểu trưng cho tự do, lòng nhân đạo. Cũng chính từ phẩm chất này mà Bà được nhân dân tôn xưng là “Mẫu nghi thiên hạ’’, là vị Thánh trong “Tứ bất tử’’ của thần linh Việt Nam. Các triều đình phong bà là “Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương’’, “Thượng đẳng thần’’, “Mạ vàng công chúa’’.

Trong điện thần Tam phủ, Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh xuất hiện khá muộn, nhưng được nhanh chóng trở thành vị thần chủ của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, được tôn vinh hơn tất cả các vị Thánh Mẫu khác. Ở điện thờ Tam tòa Thánh Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh với tư cách là Mẫu Thượng Thiên luôn được thờ ở vị trí trung tâm, mặc trang phục màu đỏ.

Mẫu Liễu Hạnh còn hóa thân thành Địa Tiên Thánh Mẫu – Bà Mẹ Đất, cai quản đất đai, đời sống của sinh vật. Bà được phụng thờ ở khắp mọi nơi, trong Nam ngoài Bắc, miền xuôi cũng như vùng rừng núi. Ở đâu có điện thờ Mẫu đều có linh tượng Bà. Bà trở thành thần chủ của tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ, thần chủ Đạo Mẫu Việt Nam. Nơi thờ chính của Bà là Phủ Dầy – Vụ Bản – Nam Định. Phủ Dầy là trung tâm thờ Mẫu Việt Nam, là một quầy thể kiến trúc thờ Mẫu và các nhân vật trong tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ. Được Nhà nước công nhận “Di tích lịch sử văn hóa’’ cấp quốc gia.

Điển tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Theo điển tích, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai đúng vào đêm trung thu năm Đinh Ty. (1557) đời vua Lê Anh Tông, vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, Huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định). Năm 18 tuổi, kết duyên với Trần Đào Lang ở thôn Vân Đình cùng xã, ba năm sau ngày mùng 3 tháng 3 năm Đinh Sửu (1557) đời vua Lê Thế Tông, Thánh Mẫu về trời ở tuổi 21, yên nghỉ giữa vườn đầy hoa trong rừng cây lộng gió ở xứ cây Đa, thôn Tây La Hào cùng xã.

Tương truyền, vào những đêm rằm trăng sáng, Thánh Mẫu thường cùng các tiên nữ quây quần bên gốc đa, múa bay hát lượn dưới ánh trăng gần khu mộ. Dân làng cho là linh dị, lập đền thờ dưới gốc đa, nên thường gọi là Đền Cây Đa Bóng hay Phủ Bóng, các nhà nho trong làng đặt tên cho đền là Nguyệt Du Cung với ý nghĩa đây là nơi dạo chơi trăng của Thánh Mẫu, nơi dõi tìm về nguồn Tiên, như câu đối chạm đá trong lăng Thánh Mẫu. “Thiên Bản địa linh lưu Thánh tích/ Nguyệt du thủy hoạt tổ tiên nguyên”. Dịch là: “Thiên Bản đất thiêng in dấu Thánh/ Nguyệt Du nước chảy dõi nguồn tiên”.

Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) nằm trong quần thể di tích lịch sử - văn hóa Phủ Dầy. Đời Thành Thái (1889-1906), đồng quan Trần Vũ Thực là thủ nhang nhà đền đã mở rộng, tôn tạo đền Cây Đa Bóng, có điện thờ nguy nga, tráng lệ, có lầu chuông cao đẹp, đúc tượng Thánh Mẫu bằng đồng, bát hương đồng, chuông đồng.

Tri phủ Nghĩa Hưng đến dự lễ khánh thành cúng tiến vào đền chiếc trống đồng. Trên tang trống có khắc chìm dòng chữ Hán: “Năm Thành Thái Giáp Thìn (1904), tri Phủ Nghĩa Hưng Trần tướng công cùng vợ cúng tiến vào Nguyệt Du Cung ở làng Tiên Hương’’.

Bát hương đúc đồng dày, cao khoảng 60 cm, miệng có đường kính 40cm, thân bát hương đúc nồi lưỡng long triều nguyệt, phía dưới khắc chìm chữ “Tiên Hương Nguyệt Du Cung’’ Chuông đồng cao 70 cm, đường kính miệng 40 cm, trên thân có khắc bốn chữ trong bốn khung nhỏ “Nguyệt Du Từ Cung’’. Đồng quan Trần Vũ Thực còn sắm vào đền nhiều đồ sứ, trong đó có bát hương sứ cao 50 cm, miệng có gờ cuộn tròn, đường kính 35 cm đặt trên giá gỗ sơn. Bát hương sứ tráng men màu xanh, vẽ đôi rồng chầu uốn lượn trong mây lửa màu xanh đậm, khắc chìm theo vành miệng 5 chữ Hán “Tiên Hương Nguyệt Du Cung’’.

Nguyệt Du Cung còn lưu giữ hai tấm bia đá “Nguyệt Du Cung bi kí’’ và “Nguyệt Du Cung từ bi kí’’ đều khắc vào năm Bảo Đại thứ tư (1929). Các đồ thờ tự quý giá tại đền như đồ đồng, đồ vàng bạc, đồ ngà, đồ sứ, long cung, cửa võng, hoành phi, y môn, tàn quạt, kiệu.

Trong cuốn “Đạo Mẫu Việt Nam’’ giáo sư Ngô Đức Thịnh nêu rõ: “Phủ Bóng thờ hội đồng các Bóng, các giá, người có đồng phải trình đồng ở đây trước khi hầu đồng ở các di tích trong quần thể Phủ Dầy’’. Đây cũng có thêm một ý nghĩa nữa của Nguyệt Du Cung mang tên Phủ Bóng.

Trong hai cuộc chiến tranh, Nguyệt Du Cung bị tàn phá nặng nề, cụ Đồng quan Trần Vũ Thực qua đời năm 1943, hậu duệ của cụ là ông Trần Vũ Toán đã tiếp bước tiền nhân làm thủ nhang Nguyệt Du Cung để thờ Thánh Mẫu, trùng tu tôn tạo Nguyệt Du Cung.

Được sự quan tâm của chính quyền, cùng với sự đóng góp của dân làng, đệ tử của Mẫu ở thập phương, năm 1984 Nhà đền đã phục hồi xây dựng chính tầm Nguyệt Du Cung trên nền đất nền cũ. Năm 1995 xây mới cung Đệ nhị, các năm sau đó xây dựng cung Đệ tam, cổng Tam quan. Phía trước và phía Nam đều trồng cây bóng mát, cây cảnh xanh tốt, mở rộng thêm nơi phục vụ khách thập phương nghỉ ngơi sau lễ dâng hương tại Đền.

Với cảnh quan tâm linh tín ngưỡng trang nghiêm, với tấm lòng mến khách của Nhà đền, nhiều cơ quan tổ chức đã chọn Nguyệt Du Cung làm địa điểm tổ chức hội nghị hội thảo đề tài mang tính tâm linh như: Liên hiệp các hội khoa học và trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, đã hội thảo tìm hiểu khả năng đặc biệt của các thanh đồng; Lễ ra mắt “Câu lạc bộ bảo tồn nghệ thuật hát chầu văn Việt Nam”…

Từ nhận thức về tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ, với tâm huyết và niềm tin thờ Mẫu, Nhà đền Nguyệt Du Cung nguyện toàn tâm toàn ý góp phần làm tốt hơn nữa việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và văn hóa tín ngưỡng dân tộc.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.