Giáo viên quyết định sự thành bại trong triển khai chương trình phổ thông mới

Chương trình GDPT mới sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng toàn bộ các khối lớp
Chương trình GDPT mới sẽ áp dụng từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng toàn bộ các khối lớp
(PLO) - Theo lộ trình, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được chính thức triển khai từ năm học 2020-2021. Chiều 9/1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, TP trên cả nước về triển khai Chương trình GDPT mới… 

Còn thiếu gần 76.000 giáo viên

Để triển khai Chương trình GDPT mới, đội ngũ giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) cho biết, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo.

Theo báo cáo của các Sở GD-ĐT, so với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.989 người. 

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thành bại của chương trình GDPT mới phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo, những người sẽ thực hiện chương trình.

Theo đó, có hai nhiệm vụ sẽ được ngành đặt ra trong thời gian tới. Thứ nhất là công tác hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng để giải quyết yêu cầu của đội ngũ nhà giáo. Thứ hai là chuẩn bị về cơ sở vật chất để thực hiện chương trình.

Bộ trưởng cũng cho rằng, rút kinh nghiệm từ những lần đổi mới trước, lần này Bộ GD-ĐT phối hợp với các Bộ liên quan chuẩn bị đội ngũ nhà giáo cũng như cơ sở vật chất giảng dạy. Những yếu tố này đang được triển khai ở các mức độ khác nhau. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự nhịp nhàng phối hợp giữa các bên liên quan.

Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất Phạm Hùng Anh cho biết, có 4 nguồn kinh phí để triển khai chương trình GDPT mới gồm: trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn hỗ trợ thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác cùng nguồn vốn ngân sách T.Ư cho sự nghiệp giáo dục...

Ông Phạm Hùng Anh cũng nhấn mạnh, các địa phương còn khó khăn như vùng sâu, vùng xa còn nhiều phòng học tạm, điểm trường nhỏ lẻ cần đẩy nhanh quá trình dồn dịch lại thành các điểm trường chính để đầu tư đạt chuẩn.

Để đảm bảo các yêu cầu triển khai chương trình mới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ sửa đổi, bổ sung danh mục thiết bị dạy học theo lộ trình thực hiện chương trình mới trên nguyên tắc kế thừa những thiết bị đã có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và các phần mềm thay thế thiết bị chứng minh, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.

Đồng thời cũng giao các địa phương lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể và từng năm, trong đó xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2017 - 2020 theo các mục tiêu.

Sẽ thực hiện chương trình “mở” ra sao?

Tại Hội nghị, phần đa ý kiến đều nhất trí cao với chủ trương của Bộ GD-ĐT dù còn băn khoăn về cơ sở vật chất, thừa thiếu giáo viên… Hiện giáo viên là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của chương trình GDPT mới.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn chỉ nắm sơ sơ tinh thần chung của chương trình GDPT mới. Nhiều giáo viên còn lúng túng trước khái niệm cơ bản gắn liền với chương trình mới, như: Năng lực học sinh, sự khác nhau giữa năng lực và kĩ năng của học sinh; dạy học phân hóa, dạy học trải nghiệm sáng tạo…

Giáo viên dạy các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học hay môn Lịch sử và Địa lý chưa biết làm như thế nào để bổ sung kiến thức, đáp ứng yêu cầu dạy môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. 

Đại diện tỉnh Phú Thọ  đặt câu hỏi: “Trong chương trình GDPT mới được xây dựng theo hướng “mở”, vậy các địa phương sẽ triển khai thực hiện “mở” ra sao?”. Còn đại biểu ngành GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu băn khoăn về việc thực hiện chương trình được giao quyền tự chủ, học sinh sẽ học lệch, vậy các em có nhu cầu chuyển trường nếu  không “theo” được? tuyển giáo viên như thế nào để không phải đào tạo lại? trang bị cơ sở vật chất thế nào để tránh lãng phí?…

Trước những câu hỏi trên, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, sẽ không có giáo viên nào bị “bỏ rơi” khi thực hiện chương trình mới. Còn với học sinh không theo được chương trình, có thể chuyển trường vào đầu, cuối học kì hay trong năm học… 

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình GDPT mới đã giới thiệu về các điểm mới của chương trình như việc trả lời câu hỏi học sinh học xong chương trình thì “làm được gì? thay vì sẽ biết được gì?” như chương trình cũ.

Ngoài ra, chương trình lần này là phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, xuất phát từ mục tiêu giáo dục. Trên cơ sở xác định được mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra thì mới xác định nội dung và lên chương trình đào tạo cụ thể.

Bên cạnh đó, chương trình có sự phân hóa, cá thể hóa rất rõ, bởi năng lực là yếu tố có sẵn trong người kết hợp với thời gian tập luyện. Trong quá trình dạy học giáo viên không còn là người truyền thụ đơn thuần mà còn phải tổ chức hoạt động để học sinh lĩnh hội, vận dụng kiến thức đó vào thực tế.

Đặc biệt chương trình cũng đặt ra vấn đề giảm tải, tạo điều kiện cho học sinh vừa đỡ vất vả vừa hiệu quả như giảm số môn học, tiết học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tránh áp đặt, một chiều…

Cũng theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, để giảm tải một cách triệt để đòi hỏi phải hạn chế được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Tuy nhiên, điều này nằm ngoài phạm vi của chương trình nên phụ thuộc vào nỗ lực của toàn xã hội.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.