Đạp xe tập thể dục thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

Đoàn xe đạp thể thao vượt đèn đỏ trên đại lộ Sài Gòn.
Đoàn xe đạp thể thao vượt đèn đỏ trên đại lộ Sài Gòn.
(PLVN) - Nhiều năm gần đây, việc người dân tập thể dục bằng cách đạp xe đạp đã trở nên phổ biến. Cùng với đó là tình trạng người đi xe đạp “hồn nhiên” lưu thông vào đường cao tốc để tập thể dục, đi dàn hàng 4, hàng 5, gây mất an toàn giao thông.

Thực trạng đáng báo động

Xe đạp là phương tiện dễ điều khiển, phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Gần đây, phong trào đạp xe tập thể dục để nâng cao sức khỏe càng được nhiều người dân ưa thích. Thế nhưng, đáng buồn là nhiều người đạp những chiếc xe thể thao đắt đỏ, trang bị đồ đạc, dụng cụ bảo vệ thân thể, đồng phục rất chuyên nghiệp nhưng địa điểm tập lại là trên đường cao tốc. Không hiếm cảnh dàn xe nối đuôi nhau đạp lao vun vút trên đường phố, mặc kệ đèn đỏ, đèn xanh vẫn cứ băng băng đi qua.

Ví dụ tại Hà Nội, các cung đường như đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, làn ô tô của đại lộ Võ Nguyên Giáp, cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên…  hiện cũng đã trở thành điểm đến của không ít “tay đua xe đạp” nghiệp dư. Những đoạn đường cao tốc này đều có hàng rào chắn, biển cấm nhưng nhiều người vẫn bất chấp nguy hiểm mà vác xe đạp thể thao qua hàng rào hộ lan để đạp xe trên tuyến đường cao tốc. Tại TP HCM, tình trạng này cũng xảy ra tương tự. 

Trước tình trạng này, không ít người khi lưu thông trên các tuyến cao tốc, đặc biệt là cánh tài xế đường dài cảm thấy rất bức xúc và lo sợ không biết khi nào tai họa ập đến. Vì các phương tiện khi lưu thông trên đường cao tốc thường chạy với vận tốc rất lớn, do vậy, khi các phương tiện xe đạp lưu thông với tốc độ nhỏ hơn đi xen kẽ vào cùng trên tuyến đường với các phương tiện chạy tốc độ lớn thì nguy cơ xảy ra tai nạn sẽ rất cao.

Anh Nguyễn Bình, lái xe tải, thường xuyên phải di chuyển trên các tuyến cao tốc chia sẻ: “Tình trạng người dân đi xe đạp, đi bộ trên cao tốc khiến cánh tài xế nhiều phen thót tim. Như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho phép các phương tiện di chuyển với tốc độ tối thiểu 60 km/h, tốc độ tối đa 120km/h, thử hỏi bây giờ tôi đang đi với tốc độ 100km/h mà bất ngờ có người đi xe đạp băng qua đường hay dừng đột ngột thì rất dễ xảy ra va chạm. Nhất là vào thời điểm chiều tối, tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát, trong khi các phương tiện xe đạp thường không có đèn cảnh báo như ô tô...”.

Cần tạo thêm không gian

Đề cập đến việc nhiều người bất chấp nguy hiểm đạp xe trên đường cao tốc, anh Tuấn Anh, một người thường xuyên tập thể dục bằng xe đạp cho biết: “Đường xá trung tâm thành phố luôn đông đúc, ùn tắc thường xuyên xảy ra. Tôi rất muốn tập luyện thể dục hàng ngày bằng cách đi xe đạp tới cơ quan của tôi ở khu vực Mỹ Đình nhưng cứ nghĩ đến việc mắc kẹt trong hàng trăm phương tiện với cảnh khói bụi là đã thấy nản rồi. Bây giờ phải có làn đường riêng cho xe đạp thì mới đảm bảo an toàn cho người đi xe đạp”.

Đạp xe trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
 Đạp xe trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

TS Phan Lê Bình, giảng viên Chương trình kỹ thuật hạ tầng của Đại học Việt Nhật cũng cho rằng, việc xe đạp tham gia giao thông trên đường cao tốc là hành vi rất nguy hiểm, cần cấm triệt để. Để người dân không vi phạm thì phải tạo điều kiện cho việc lưu thông của xe đạp.

“Việc thành phố kêu gọi người dân đi làm bằng xe đạp, thế nhưng trên thực tế, chúng ta chưa làm gì để tạo điều kiện cho việc lưu thông của xe đạp, vì thế mà đến nay không có nhiều người nghĩ tới việc sẽ đi làm bằng xe đạp. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, họ tạo ra các làn đường dành riêng cho xe đạp và có những ưu tiên nhất định cho loại phương tiện này, vì thế mới có thể thu hút được người dân từ bỏ xe máy, ô tô để lựa chọn xe đạp” - TS Phan Lê Bình cho biết.

Chia sẻ quan điểm này, Thạc sĩ, chuyên gia giao thông Đinh Quốc Thái cũng cho rằng, hiện nay công cụ quy hoạch của chúng ta đã rất đầy đủ, từ quy hoạch vùng đến quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết… tuy nhiên, trong các thành phần quy hoạch ấy, chúng ta lại đang thiếu quy hoạch những làn đường chuyên biệt dành cho xe đạp. Vì thế, đây là vấn đề mà chúng ta cần nghiên cứu và bổ sung trong các loại quy hoạch trong thời gian tiếp theo. 

“Chúng ta nên tham khảo những mô hình một số quốc gia, như Hà Lan có những làn đường đặc biệt cho xe đạp, hoặc như Trung Quốc có tuyến đường dành cho xe đạp trên cao, để định hướng quy hoạch những tuyến riêng dành cho xe đạp, từ đó mới thúc đẩy, khuyến khích người dân sử dụng xe đạp nhiều hơn, an toàn hơn”, Thạc sĩ Đinh Quốc Thái nhấn mạnh. 

Đọc thêm

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.