Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Hạ điểm sàn “kịch đáy”, liệu có “vơ bèo, vạt tép”?

Điểm sàn thấp, có đảm bảo chất lượng? (Ảnh minh họa).
Điểm sàn thấp, có đảm bảo chất lượng? (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ năm 2018 trở lại đây, Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xác định điểm sàn xét tuyển, ngoại trừ nhóm ngành sư phạm. Do đó, một số trường đã tự hạ điểm sàn xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu. Điều này gây lo ngại liệu các trường có “vơ bèo vạt tép”?

Hạ điểm sàn “kịch đáy”

Được quyền tự chủ, nhiều trường đại học đang bất chấp hạ điểm sàn “kịch đáy” để “vét” thí sinh, thậm chí chỉ cần 4 điểm mỗi môn đã được xét tuyển đại học (ĐH). Theo thông báo của trường ĐH Bạc Liêu, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển hệ đại học chính quy phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia là 13 điểm.

Riêng ngành Chăn nuôi và Bảo vệ thực vật là 12,0 điểm. Mức điểm này đã bao gồm điểm 3 bài thi tương ứng trong tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng. Điểm sàn hệ cao đẳng của trường này cũng chỉ ở mức 10 điểm cho tất cả các tổ hợp, đã bao gồm điểm ưu tiên.

Như vậy, nếu được cộng điểm ưu tiên, thí sinh chưa cần 4 điểm/môn đã có cơ hội xét tuyển đại học chính quy. Tuy nhiên, sau đó, trường này cũng đã công bố mức điểm chuẩn theo phương thức xét học bạ. Ngoại trừ các ngành về đào tạo giáo viên, các chuyên ngành khác đều có mức điểm chuẩn là 15, bằng với mức điểm sàn mà trường đã công bố trước đó.

Tương tự, Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên cũng thông báo mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển hệ đại học chính quy năm 2019 theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia  là 13 điểm và 15 điểm theo phương thức xét học bạ cho tất cả các chuyên ngành.

ĐH Đà Nẵng thông báo điều chỉnh điểm sàn năm 2019 Phân hiệu tại Kon Tum theo kết quả thi THPT quốc gia 2019 lên 14 điểm với tất cả các chuyên ngành thay vì 12,5 như đã thông báo trước đó. ĐH Đồng Tháp tăng điểm nhận hồ sơ lên thành 14 điểm thay cho mức điểm sàn đã công bố là 13 điểm. Và như vậy, dù đã tăng, nhưng điểm sàn của các trường vẫn ở mức dưới 15 điểm.  

Trong khi đề thi THPT quốc gia năm nay được Bộ GD-ĐT cho rằng có khoảng 60% kiến thức cơ bản đáp ứng việc xét tốt nghiệp THPT, mức điểm này liệu có đảm bảo chất lượng đầu vào đang là vấn đề nhiều chuyên gia giáo dục lo ngại.

GS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, không nên để điểm sàn quá thấp trong khi cần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Trước kia chúng ta để điểm sàn sư phạm có trường chỉ 13, 14 điểm, dẫn đến chất lượng quá thấp và giờ đây phải đưa ra những quy định riêng.

Hiện nay điểm sàn thấp dẫn đến thực tế là học sinh vào đại học dễ hơn thi vào lớp 10. Tôi cho rằng điểm sàn đại học phải ở mức từ 15 điểm trở lên, thí sinh phải đạt ít nhất 5 điểm/môn mới ổn. Chúng ta vẫn nói nhiều rằng, chất lượng đại học hiện nay không được đảm bảo, nguyên nhân một phần lớn từ chất lượng tuyển sinh đầu vào hiện nay nhiều nơi còn quá thấp.  

Dù không thể phủ nhận sự cố gắng và nỗ lực của sinh viên và nhà trường trong suốt 4 năm học, nhưng thực tế cũng cho thấy giữa các ngành chênh lệch điểm đầu vào, năng lực của sinh viên cũng rất khác nhau. Có một thực tế là nhiều trường hiện nay nếu không tuyển sinh đủ, sẽ không có chi phí để hoạt động.

Họ buộc phải chạy theo lợi nhuận, đào tạo vì mục tiêu kinh tế, dẫn đến chất lượng thấp. Như vậy hoàn toàn không nên. Chúng ta đã đến thời kỳ ngưng đào tạo một cách ồ ạt, làm ảnh hưởng đến nguồn nhân lực sau này. Đồng thời, việc các trường đang cố hạ điểm sàn, bất chấp để tuyển đủ thí sinh vì lợi ích trước mắt sẽ làm giảm sút uy tín nhà trường…

Công bố điểm chuẩn trước ngày 8/8 là vi phạm

Theo quy định, điểm sàn của các trường do các trường tự chủ quyết định nhưng phải đưa vào đề án tuyển sinh và công khai trên Cổng thông tin (https://thituyensinh.vn) của Bộ để thanh kiểm tra và xã hội giám sát. Các thông tin này cũng phải khai báo trên trang nghiệp vụ tuyển sinh để phần mềm theo dõi, lọc các thí sinh không đủ điểm sàn ra khỏi nguồn xét tuyển của các trường.

Sau khi thí sinh trúng tuyển, các trường phải cập nhật danh sách nhập học lên cơ sở dữ liệu tuyển sinh để thống kê và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện xét tuyển. Quy trình trên hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình xác định và thực hiện điểm sàn của các trường.

Cổng thông tin tuyển sinh cũng công khai các thông tin về điểm sàn của các trường để dư luận xã hội, các phụ huynh, thí sinh, người sử dụng lao động… đánh giá, cân nhắc việc có nên đóng tiền và tốn kém thời gian để theo học một trường chất lượng thấp hoặc thiết lập quan hệ đối tác với những trường chất lượng thấp hay không… 

Năm 2018, toàn hệ thống có khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn và trường đào tạo khối ngành nông lâm, thuỷ lợi… Đặc biệt là những trường đầu ngành của khối nông lâm, thuỷ lợi đều có ngành phải lấy điểm thấp nhất trong hệ thống. Nhưng những trường ở địa bàn không thuận lợi vẫn không đủ nguồn tuyển.

TS Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học khuyến cáo, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, các trường cũng không được đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển. Bà Phụng thừa nhận trong thực tế tự chủ, một số trường có thể xác định điểm sàn thấp để tuyển đủ chỉ tiêu.

Việc này đồng nghĩa với việc nhà trường tự xác định vị thế chất lượng của mình thấp trong hệ thống. Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường kiểm tra, trao đổi với lãnh đạo các trường để đưa ra khuyến cáo kịp thời với các trường.

TS Nguyễn Thị Kim Phụng cũng cho rằng, nếu căn cứ vào tỷ lệ thí sinh đạt từng ngưỡng điểm thì năm nay trường nào xác định điểm sàn 13 chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018. 

Mặc dù không phải tất cả những trường lấy điểm sàn thấp đều là những trường kém chất lượng. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng cũng phải xác định giáo dục đại học là giáo dục bậc cao, dù trong hoàn cảnh nào thì các trường cũng không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển. 

Năm 2019, có khoảng 652.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia lấy kết quả thi để đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trong khi tổng chỉ tiêu khoảng 500.000. Trong đó, có khoảng hơn 100.000 chỉ tiêu dành cho xét tuyển qua học bạ hoặc hình thức khác. 

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc thực hiện xét tuyển và lọc ảo toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/8 theo phương thức trực tuyến. Các trường công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 dự kiến trước 17h ngày 9/8. Vì vậy, Bộ yêu cầu các trường phải tuân thủ và thống nhất thực hiện quy định.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, việc công bố điểm trúng tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia trước ngày 8/8 là vi phạm quy chế tuyển sinh. Vụ Giáo dục ĐH đang yêu cầu các trường này báo cáo cụ thể sau đó sẽ có hướng xử lý.

Để tránh việc số thí sinh ảo đã trúng tuyển với phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng, xét học bạ vào các trường (nếu có), Bộ yêu cầu các trường phải cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và đã xác nhận nhập học vào trường theo Quy chế thí sinh hiện hành, để loại bỏ danh sách những thí sinh này khỏi danh sách thí sinh xét tuyển trên hệ thống. Các trường đại học đã đồng loạt công bố điểm sàn xét tuyển năm 2019, đây là cơ sở để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng. 

Năm nay có hơn 887.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 653.278 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (khoảng 73,6%). Tổng số nguyện vọng theo thống kê là 2.575.305, trung bình mỗi em đăng ký 3,9 nguyện vọng. Được biết, điểm chuẩn các trường ĐH sẽ công bố chậm nhất là ngày 9/8. 

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?