Những người thầy của trẻ em đường phố

Anh Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai.
Anh Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai.
(PLVN) - Những “người thầy” có tấm lòng nhân ái của trẻ em đường phố không chỉ dạy các em tri thức, nhận thức về cuộc sống mà còn dạy các em những kĩ năng thiết yếu để không bị tổn thương, dạy các em làm người tốt, sống có ước mơ, biết nỗ lực cho khát vọng chân chính…

Dạy chữ, dạy làm người

Trẻ em đường phố, lang thang cơ nhỡ thiệt thòi và thiếu thốn đủ thứ, mà một trong những cái thiếu quan trọng nhất là sự học. Trần Minh Lâm là cậu bé 13 tuổi, làm nghề đánh giày ở khu vực Bùi Viện, quận 1. Quê em ở tận miền Trung, sau những năm bão lũ, gia đình em khăn gói vào Sài Gòn sinh sống. Ban đầu, em cũng được đi học đàng hoàng, nhưng sau đó cha em bệnh qua đời, một mình mẹ em bán hàng rong nuôi 3 con nhỏ hết sức vất vả nên em cũng nghỉ làm đi đánh giày phụ mẹ. Em thì còn biết được mặt chữ, có thể đọc, viết cơ bản, nhưng các em em thì chưa một ngày được đến trường.

Những ngày tháng đi đánh giày, Lâm gặp được cô giáo trẻ Nguyễn Thị Mỹ Ngọc. Mỹ Ngọc là sinh viên năm cuối một trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Từ một năm nay, Mỹ Ngọc thường ra công viên 23/9 ở trung tâm TP vào  cuối tuần để dạy cho các em lang thang, cơ nhỡ. Với những em nhỏ chưa biết chữ, Ngọc dạy các em học chữ, các em đã biết chữ như Lâm thì dạy sang cả một số từ tiếng Anh căn bản. Cuối tuần, Lâm cũng dẫn hai em nhỏ của mình ra để cô Ngọc dạy chữ.

“Em thấy mừng lắm vì đó giờ em cứ lo hai đứa em của em không được đi học thì sẽ không biết chữ luôn. Em muốn dạy tụi nó mà không biết dạy làm sao. May mắn là em gặp cô Ngọc tốt bụng. Hai đứa em em giờ đã biết đọc truyện tranh rồi. Cô Ngọc còn hứa sẽ liên hệ để hai em em được học ở trung tâm buổi tối”, Lâm chia sẻ. 

Những năm vừa qua, đã có không ít cá nhân, tổ chức xã hội tích cực trong việc hỗ trợ các em lang thang được ăn đủ no, được đi học đàng hoàng. Những lớp học “dã chiến” kiểu công viên, nhà riêng, cơ sở tập trung để dạy học cho trẻ cơ nhỡ cũng được thành lập từ những con người có lòng hảo tâm.

Không ít sinh viên, công nhân viên chức văn phòng, giáo viên về hưu… đã tích cực góp sức mình để giáo dục trẻ em đường phố, đem con chữ và những bài học làm người đến với các em.

Giờ đây, cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi, giáo viên nghỉ hưu ở Bình Dương đã được nhiều người biết đến. Hoàn cảnh của cô khá đặc biệt: Cả cuộc đời cống hiến cho nghề giáo. Không lập gia đình, nghỉ hưu cô làm nghề bán vé số, vừa có công ăn việc làm để không phải “ngồi không”, vừa có dư chút đỉnh tiền giúp đỡ những người cần đến.

Và những người mà cô hướng đến giúp đỡ ở đây chính là những trẻ em nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn. Trước đó, trong hành trình đi bán vé số, cô chứng kiến cảnh đời của những đứa trẻ nghèo, phải bươn chải ra đời lao động từ sớm. Muốn góp sức mình giúp đỡ các em, cô Ba đã xin vào dạy miễn phí cho một lớp học tình thương ở Bình Dương. Vậy là ngày thì đi bán vé số, tới hơn 5 giờ chiều, cô lại có mặt ở lớp học tình thương để cặm cụi chuẩn bị bữa ăn do nhà hảo tâm tài trợ, rồi dạy các em.

Dù bản thân đồng lương ít ỏi, đang ở nhà trọ, nhưng cô vẫn trích thu nhập hàng tháng của mình để hỗ trợ mỗi em học sinh 5 kg gạo. Gần 5 năm nay, cô đã miệt mài như thế, dạy biết bao trẻ em nghèo, cơ nhỡ từ không biết chữ cho đến đọc viết thành thạo. Không chỉ là dạy chữ, cô còn dạy các em cả những bài học đạo đức, dạy cách làm người, sống tử tế, có ước mơ…

Với kĩ năng của nhà giáo lâu năm cộng với tấm lòng nhân hậu, cô đã tận tình, kiên nhẫn dạy dỗ các em. Các em nhỏ học với cô đều khen cô dạy chu đáo, tận tình và dễ hiểu. Cô kể rằng, cô đi bán vé số mỗi ngày, có những phụ huynh có con học cô, những người biết đến lớp học tình thương của cô mua ủng hộ vé số, gọi cô bằng cô giáo. Tuổi già của cô bên bọn trẻ, mong góp phần nuôi dạy chúng thành người, đã cảm thấy thực sự ý nghĩa.

Cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi ở Bình Dương ngày đi bán vé số, chiều tối dạy học cho các em hoàn cảnh khó khăn.
 Cô giáo Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi ở Bình Dương ngày đi bán vé số, chiều tối dạy học cho các em hoàn cảnh khó khăn.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ đường phố

TP.HCM có hàng ngàn trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nhà hoặc sống chui rúc trong những căn nhà lụp xụp khu ở chuột với cha mẹ. Các em đối mặt với nhiều vấn đề: Không được chăm sóc về sức khỏe, chưa được đảm bảo về đời sống vật chất, không được học hành tử tế, và đáng ngại hơn, còn có cả nguy cơ bị lôi kéo làm điều xấu, bị lạm dụng tình dục.  

Không chỉ dạy chữ cho các em, có những người thầy có lòng còn hướng đến việc giáo dục kĩ năng sống, hướng nghiệp cho các em lang thang, hoàn cảnh khó khăn. Như anh Trần Minh Hải, 49 tuổi, sống tại TP.HCM đã hơn 25 năm gắn bó với hoạt động giáo dục kĩ năng cho trẻ đường phố.

Cách đây gần 20 năm, anh Hải ứng tuyển và trở thành một trong 15 tình nguyện viên đầu tiên của Quỹ Terre des Hommes - một tổ chức phi chính phủ của Thụy Sĩ chuyên hỗ trợ bảo vệ quyền trẻ em. Từ một thanh niên tâm huyết, dành nhiều đồng cảm đến trẻ em đường phố, anh đã nỗ lực, trau dồi bản thân để từng bước hoàn thiện kiến thức và kĩ năng qua các khóa đào tạo và văn bằng đại học.

Không thể kể hết những hoạt động cho trẻ em lang thang, trẻ sống trong những mái ấm, nhà mở, trẻ em vùng sâu, vùng xa ít hoặc không có cơ hội tiếp cận cơ hội học tập, vui chơi mà anh Hải và cộng sự đã thực hiện. 8 năm trước, anh Trần Minh Hải trở thành Giám đốc Trung tâm Giáo dục sức khỏe và Phát triển cộng đồng Tương Lai, tổ chức phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Anh đã cùng các cộng sự thực hiện nhiều dự án ý nghĩa cho trẻ em, thanh thiếu niên, tiếp cận, hỗ trợ và trao học bổng cho hàng ngàn em nhỏ.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, giúp các em tránh những nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục, Dự án Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ra đời, được anh tổ chức tại TPHCM, Vĩnh Long, An Giang… với hàng chục ngàn em nhỏ và phụ huynh được truyền thông về vấn đề này.

Ở TP Cần Thơ nhiều người biết đến “thầy Hậu”, một người thầy không đứng lớp nhưng đã góp phần giáo dục cho biết bao trẻ em cơ nhỡ, hoàn cảnh khó khăn. Là một giáo dục viên đường phố, hàng ngày, trên chiếc xe máy cà tàng, thầy chạy đến những khu dân cư nhập cư, nghèo khó, khu nhà ổ chuột để bắt đầu cho công việc đầy ý nghĩa của mình.

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, đông anh em, anh Hậu phải gác lại ước mơ bước vào giảng đường ĐH đi làm công nhân đóng gói sản phẩm. Trong một dịp tình cờ, anh Hậu gặp một thành viên của dự án Bình Minh và trở thành giáo dục viên với công việc tiếp xúc, tìm hiểu, giúp đỡ và hỗ trợ về mặt học hành và cả tìm nơi học nghề cho các em có gia đình khó khăn hoặc trẻ lang thang… Hoàn cảnh bản thân khó khăn, nhưng anh Hậu đã dành hết thời gian, tâm sức, tấm lòng của mình để giúp đỡ các em nhỏ. Có em bị cha mẹ bạo hành, được anh phát hiện, đấu tranh cho quyền lợi của em, khuyên nhủ cha mẹ các em. Có em gặp khó trong xin việc làm vì quá khứ không hay anh đứng ra bảo lãnh. Một số em nhỏ không có giấy tờ tùy thân, anh liên hệ, cố gắng làm CMND cho các em đi làm. Có em muốn khởi nghiệp mà không có vốn trong tay, anh đi tìm các tổ chức, nhà hảo tâm để vay vốn cho em khởi nghiệp thành công, giờ nhiều em đã có cơ sở ổn định, ăn nên làm ra, lập gia đình. 

Cứ như thế, anh trở thành “thầy Hậu”, thành người bạn đồng hành trong nỗ lực vượt qua số phận của các em. 

Còn rất nhiều người thầy thầm lặng như thế trong cuộc sống. Họ có thể là những người sống trong những gian nhà chật hẹp, nhưng trái tim rộng mở bao la. Họ không giàu có, nhưng rất giàu tình người. Họ đã góp phần giúp các em thoát mù chữ, không chỉ học hỏi về tri thức mà còn học được kĩ năng sống, học làm người. Tin rằng, những đứa trẻ được nhận tấm lòng từ những người thầy ấy nhất định sẽ trở thành những người tốt, sống có ích cho xã hội.

Đọc thêm

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.