Khi thầy cô bạo hành từ… lời nói

Thầy cô, hơn bao giờ hết, luôn dạy học trò bằng chính nhân cách của mình. (Ảnh minh họa)
Thầy cô, hơn bao giờ hết, luôn dạy học trò bằng chính nhân cách của mình. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Thời gian qua, trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục, không ít giáo viên gây hoang mang dư luận bởi “khả năng” chửi mắng, nhục mạ và bạo hành học sinh dưới nhiều hình thức và gây phản ứng dư luận xã hội. Hiện tượng học sinh bị mắng, quát, bị sỉ nhục xảy ra từ nhiều năm nay, điều này không những làm xấu hình ảnh người thầy, mà nỗi đau, ấn tượng về hành động bị sỉ nhục sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người...  

Học sinh bị cư xử như… hàng tôm, hàng cá

Còn nhớ ngày 21.5, trên mạng Facebook lan truyền thông tin phản ánh của một phụ huynh học sinh lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung (P.Vạn Mỹ, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) về việc con gái của người này bị đứng ngoài cổng trường trong thời tiết nắng nóng vì đi học quá sớm.

Thông tin phản ánh cho biết, vì chưa đủ điều kiện nên gia đình học sinh không cho con học bán trú. Ngày 19.5, sau khi nghỉ trưa, phụ huynh đưa con đến trường để học chiều, sớm hơn giờ vào lớp 15 phút. Tuy nhiên, khi đến trường, học sinh này đã bị các bạn trực sao đỏ “đuổi” ra ngoài cổng trường đứng.

Không những vậy, người đưa thông tin còn phản ánh, cô giáo chủ nhiệm lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung còn yêu cầu các học sinh đi học sớm, trong đó có con gái của phụ huynh phản ánh trên, phải đứng lên bục giảng, chụp ảnh gửi vào nhóm zalo của lớp để phê bình vì lỗi.. đi học sớm.

Thông tin trên sau khi được đưa lên mạng xã hội Facebook đã lan truyền rất nhanh. Rất nhiều người đã thể hiện sự bất bình với cách hành xử quá cứng nhắc của cô giáo chủ nhiệm và học sinh trực sao đỏ. Dư luận cho rằng, việc để học sinh đứng ngoài cổng trường giữa trời trưa nắng là rất phản giáo dục; và học sinh có thể bị say nắng hoặc gặp chuyện xấu khi đứng ngoài trường như thế.

Trước đó, là những hình ảnh đã từng xuất hiện dậy sóng trên mạng xã hội. Theo đó, người phụ nữ trong clip là giảng viên và có những lời lẽ thóa mạ nặng nề đối với nam học viên.

Mở đầu, giáo viên cho biết, đây không phải lần đầu học viên này vi phạm, do đó, học viên phải đóng 100.000 đồng. Cao trào nhất, có đoạn, giáo viên này đe mặt học viên: “Ra ngoài kia, có một hay 10 trung tâm cũng không thể dạy lợn thành người được” hoặc “Lợn học 10 năm cũng không thành người”…

Nhiều người cho rằng chưa rõ nguyên nhân là từ đâu nhưng việc giáo viên buông lời “mày, tao”, “óc lợn”, “giẻ rách”… đối với người học như vậy là không thể chấp nhận. Đó là “cô” Nguyễn Kim T. là Giám đốc chuyên môn của trung tâm tiếng Anh M. tại Hà Nội. Được biết, trung tâm này tại thời điểm đó có đến 3 cơ sở trên địa bàn Thủ đô.

Một thầy giáo dạy toán bị xem xét kỷ luật vì gọi tên nữ sinh bằng ngôn từ thô tục tại trương THCS Lợi An 2 (xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Trước đó, phụ huynh của nữ sinh 14 tuổi (học sinh lớp 8 Trường THCS Lợi An 2) tố cáo thầy V. có lời lẽ văng tục với con gái mình. 

Đó còn là trường hợp một cô giáo ở Kiên Giang bắt học sinh ăn ớt vì nói chuyện trong lớp, hay học sinh trốn học sẽ bị cô dùng gậy gỗ vụt vào tay 10 cái hoặc vụt vào mông 20 cái; là một thầy giáo ở Nghệ An bắt học sinh tụt quần treo lên đọt cây trước lớp vì em này xắn quần đi học; là một thầy giáo ở Kiên Giang bắt học sinh vục đầu vào hố xí hay bể nước nhà vệ sinh vì em không thuộc bài cũ; là một cô giáo ở Lào Cai đánh học sinh đến mức em này phải đi cấp cứu trong bệnh viện chỉ vì em viết sai chính tả…

Năm ngoái, vụ việc cô giáo ở Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM véo tai, đánh đập nhiều học sinh (HS) trong lớp, bị phụ huynh âm thầm đặt camera ghi lại, gây xôn xao dư luận. Theo quan điểm của Sở GD&ĐT TPHCM, những giáo viên (GV) có hành vi phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo, sỉ nhục, đánh đập, bạo hành HS như vậy thì phải cho ra khỏi ngành.

Và thực tế, không chỉ bạo lực thân thể, bạo lực lời nói đã từng gây những hậu quả khôn lường. Đơn của như năm 2012, nữ học sinh lớp 12 ở huyện Đông Hưng, Thái Bình, em không chịu được những lời dạy bảo nặng nề từ cô giáo môn Toán nên đã nhảy từ tầng 2 xuống trước sự chứng kiến của cô giáo và các bạn.

Sáng hôm đó đến lớp, em cùng một số bạn bị cô phạt chép lại một bài tập nhiều lần. Em có ý kiến phản đối “không cần chép nhiều lần như vậy”... thì bị cô mắng. Vừa mắng cô vừa đuổi em ra khỏi lớp bằng được.

Bức xúc em đáp lại: “cô đuổi em ra khỏi lớp cô sẽ phải ân hận”… Rồi em lao ra hành lang nhảy xuống tầng 1. Dù em được nhà trường đưa đi cấp cứu ngay nhưng vết thương quá nặng. Em đã tử vong sau hai ngày điều trị tại bệnh viện. 

Tới phụ huynh bị… thóa mạ

Vào đầu tháng 10 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh xôn xao bàn tàn câu chuyện một người mẹ bị thóa mạ trong nhóm trao đổi chung của lớp do từ chối đóng khoản tiền tự nguyện do hội phụ huynh đưa ra. Người mẹ này có con trai đang học lớp 10 tại Trường THPT Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.

Trong buổi họp đầu năm, hội phụ huynh của lớp đề nghị các phụ huynh đóng 1,5 triệu đồng tiền quỹ mỗi em. Tuy nhiên, một số phụ huynh đã phản đối vì cho rằng số tiền này quá cao. Vì thế, hội đã đi đến thống nhất sẽ thu tiền quỹ là 700 nghìn đồng.

Trong số các khoản được hội phụ huynh liệt kê, phụ huynh này cho rằng có những khoản không đúng với những tiêu chí dành cho học sinh của lớp như: Đại hội Đoàn, sinh hoạt dưới cờ,... Người mẹ này cũng đã xin giải trình nhưng không nhận được câu trả lời.

Vì vậy, chị từ chối tham gia đóng góp vào quỹ này, mà chỉ đóng 237 nghìn đồng (bao gồm 100 nghìn đồng tiền photo và 137 nghìn đồng cho tiền sinh hoạt lớp). Hội phụ huynh cũng đã đồng ý trả lại cho chị 500 nghìn đồng.

Tuy nhiên, hôm sau khi đi học, con chị lại bị các bạn trêu chọc vì “chỉ đóng hơn 200 nghìn đồng tiền quỹ”. Phản ánh tới ban phụ huynh, chị yêu cầu nếu 137 nghìn đồng không để làm gì thì sẽ lấy lại.

Và rồi, phụ huynh nói trên đã bị xóa tên khỏi nhóm chung của lớp, đồng thời bị nhiều phụ huynh khác lăng mạ, mỉa mai: “Đừng biến mình thành con rắn độc lên mặt dạy đời ai”, “Hãy giữ cho con mình chút sĩ diện còn lại, đừng cướp mất tuổi thơ của chúng nó vì sự ngông cuồng của mình”, “Thật ghê tởm cho con người đó”,… Sự việc sau khi được đăng tải nhận về rất nhiều ý kiến trái chiều.

Trước đó, tối 25/8, mạng xã hội xôn xao trước câu chuyện được một phụ huynh có tên T. chia sẻ trên facebook cá nhân. Theo đó chị T. tố cáo cô H.T - giáo viên dạy văn tại trung tâm ôn thi chất lượng cao T.H.T (quận Thanh Xuân) có ngôn từ không chuẩn mực với phụ huynh học sinh. 

Ngoài ra trong quá trình dạy, trung tâm T.H.T thường xuyên “vẽ” ra các khoản phạt để thu thêm tiền của học sinh, đã đóng tiền học theo combo đầu khóa nhưng khi đi học vẫn phải đóng thêm. Chia sẻ của chị T. lập tức gây bão mạng xã hội bởi cô H.T hiện là một trong những giáo viên ôn thi hot nhất nhì Hà Thành và có rất đông học sinh theo học.

Cùng đó, nhiều phụ huynh và học viên cũ lần lượt tố cáo cô giáo này có những vấn đề về nhân cách như: ngôn từ không chuẩn mực với nghề giáo, thường xuyên phạt học sinh bằng tiền mặt vì những lý do “trời ơi đất hỡi”, thậm chí còn trù dập, chế giễu ngoại hình của học sinh...  

Có thể nói, khi thầy cô không đến với học sinh bằng sự tận tụy, bằng lòng bao dung, yêu nghề thì sẽ luôn tạo ra khoảng cách lớn, và sẽ gây nỗi sợ hãi hoặc phản kháng của học sinh. Bởi sau những hình thức phạt này có em không muốn đến lớp, tránh gặp mặt thầy cô giáo. Có em về nhà đóng kín cửa, không muốn tiếp xúc với người nào.

Có em khóc và không muốn đến trường… bởi các em thấy mình bị làm nhục. Khi mà lứa tuổi học trò thường hiếu động và hay quậy phá, thích thể hiện bản lĩnh của mình, lời nói không phù hợp của thầy cô dễ khiến các em bị tổn thương và càng phá phách nhiều hơn. Thậm chí có em sẽ phản kháng lại, chống đối thầy cô.

Đành rằng, trong môi trường giáo dục, thầy cô có quyền xử phạt học sinh mắc lỗi. Thầy cô có thể la mắng, trách phạt học sinh, nhưng đằng sau đó phải cho các em thấy được tình yêu thương của mình với học trò.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, khi xảy ra một sự việc liên quan tới hành vi của những học sinh có cá tính nổi trội, người thầy không nên đáp lại bằng phản ứng tức thời, không tạo ra xung đột, phân thắng thua giữa thầy với trò mà cần tạo một “khoảng lặng” cho các em học sinh có cơ hội, thời gian bình tĩnh, nhìn nhận, tự đánh giá.

Học sinh làm sai thì phải chịu trách nhiệm về việc mình làm và việc tìm ra các hình phạt tích cực là rất quan trọng. Các thầy cô có thể phạt bằng các hình thức lao động, cũng có thể đồng ý để học sinh phải thực hiện một việc làm tốt khác để bù lại điều các em mắc lỗi...

Nhưng trong khi đề ra các hình phạt cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc không sỉ nhục, xúc phạm và xâm phạm thân thể, tinh thần học sinh. Phải làm sao để các em thực hiện hình phạt tự nguyện sau khi nhận ra cái sai của mình… 

Hạ nhục học sinh có thể phạm luật

Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 có nhiều điều luật quy định về môi trường giáo dục: “Nhà nước tạo môi trường giáo dục an toàn” (Điều 13) và quyền của người học là “Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh” (Điều 83).

Về nhiệm vụ nhà giáo (Điều 169), Luật cũng quy định rõ: GV phải nêu gương tốt cho người học, “Gương mẫu thực hiện điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo”, “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”.

Đặc biệt, “xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người học” là các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục (Điều 22). Như vậy, việc GV bạo hành HS không những đã vi phạm đạo đức nhà giáo mà đồng thời còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nỗ lực để tất cả học sinh đến trường vào đầu tuần tới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra nguồn nước sạch tại Trường THCS Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. (Nguồn: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Văn Phúc cùng Đoàn công tác Bộ GD&ĐT vừa tới thăm các thầy, cô giáo, các em học sinh Trường Mầm non Hiền Lương, Trường Tiểu học Động Lâm và Trường THCS Hiền Lương, thuộc huyện Hạ Hòa - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do bão số 3 của tỉnh Phú Thọ.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.