Lớp học miễn phí “cứu vớt” cuộc đời hàng trăm trẻ em nghèo

Lớp học tình thương của cô Son vẫn hoạt động đều đặn trong nhiều năm qua
Lớp học tình thương của cô Son vẫn hoạt động đều đặn trong nhiều năm qua
(PLO) - Trong xã hội không ngừng phát triển hiện nay, không biết chữ là một thiệt thòi rất lớn đối với các em, cuộc sống của các em gần như bị “chôn vùi” trong những tháng ngày tăm tối và dễ sa chân vào tệ nạn xã hội. Từ đó việc dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo đã trở thành công việc thiêng liêng, đầy ý nghĩa.

Nhiều năm miệt mài với nghề “chở” chữ đến trẻ em nghèo

Đến phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ hỏi lớp học tình thương của cô Son thì ai cũng biết. Cô Son là cái tên quen thuộc mà bà con xung quanh từ người già đến trẻ nhỏ dùng để gọi cô Võ Thị Son (ngụ khu vực 3, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn). 

Người phụ nữ ở cái tuổi 70 mà vẫn cặm cụi, siêng năng nhiều năm qua để dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo trong xóm. Khoảng 7h sáng, khi bước vào con hẻm nhỏ (thuộc khu vực 3, phường Châu Văn Liêm) nằm hút sâu phía sau các dãy nhà, chúng tôi nghe tiếng đọc ê… a... đánh vần của một tốp con nít thì chúng tôi biết đã tìm đúng lớp học của cô Son. 

Gần 30 đứa trẻ ngồi quây quần ở các dãy bàn chăm chú đọc bài, làm toán với sự hướng dẫn tận tình của cô Son. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng trông cô vẫn còn rất khỏe và hàng ngày vẫn miệt mài dạy chữ, dạy toán cho các em. 

Từng là giáo viên dạy tiểu học từ những năm 1970 đến khi giải phóng cô vẫn tiếp tục dạy ở trường tiểu học của quận Ô Môn rồi dạy lớp bình dân học vụ cho những người già không biết chữ trong xóm. Sau đó nhận thấy trẻ con trong xóm vì có hoàn cảnh khó khăn và nhiều trường hợp đặc biệt không thể đến trường được nên cô đã nảy sinh ý định mở lớp học tình thương dành cho các em. 

Nhờ vậy mà nhiều em đã biết đọc, biết viết, ngoan ngoãn, lễ phép “Con nít trong khu vực 3 này nhiều em không biết chữ, và không được đi học do hoàn cảnh khó khăn, không có giấy khai sinh. Thấy vậy tôi mới tập hợp lại mở lớp dạy chữ cho các em, đồng thời giáo dục đạo đức để các em trở thành người có ích”, cô Son chia sẻ. Đồng thời, cô Son cũng cho biết, trước đây khi chưa nghỉ hưu, ban ngày cô dạy ở trường, chiều đến lại về dạy chữ cho các em. Từ năm 2009, về nghỉ hưu thì có nhiều thời gian để dạy chữ cho các em hơn. 

“Từ khi nghỉ hưu, tôi tổ chức dạy buổi sáng từ 7 - 10 giờ vào thứ 2 đến thứ bảy hàng tuần nhằm giúp các em biết chữ. Em nào biết chữ, có khai sinh tôi sẽ giới thiệu vào học trường công lập”, cô Son nói. Ngoài việc dạy cho các em biết đọc, biết viết, cô Son còn dạy cho các em về cách cư xử đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người lớn tuổi. Nhờ lớp học này mà nhiều em đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có việc làm ổn định, giúp ích cho đời. Đến nay có lẽ cô cũng không còn nhớ nổi bao nhiêu lứa học sinh đã được cô tận tình dạy bảo và thành tài. 

“Nhờ cô Son mà con biết đọc, biết viết” 

Hiện nay lớp học của cô có khoảng 30 em từ 4 tuổi cho đến 9 — 10 tuổi. Đa phần các em đều có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, ở trọ… Trong đó có khoảng 10 em không có khai sinh và quá tuổi. Nói về hoàn cảnh của các em, cô cho biết, trong lớp của cô đang dạy có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương như trường hợp của 2 em Lâm Văn Sang và Lâm Văn Giàu. 

Cha mẹ ly thân bỏ đi nơi khác sinh sống để lại 2 em sống chung với ông bà nội. Mặc dù 2 em có giấy khai sinh nhưng do hoàn cảnh khó khăn nghỉ học một thời gian đến nay đã quá tuổi không thể vào trường công học được. 

Em Trần Thanh Toàn (đang học lớp 4) cho biết: “Gia đình em rất khó khăn, cha em làm bốc vác, mẹ bán vé số, em không có khai sinh nên không đi học ở trường được. Hàng ngày, sau giờ đến lớp của cô Son, em đi bắt cua, ốc để bán phụ giúp cha mẹ. Nhờ cô Son mà em đã biết chữ, em cố gắng học để lớn đi làm kiếm tiền nuôi cha mẹ”. 

Tương tự, em Lê Minh Hiếu (10 tuổi) gia đình rất khó khăn không có điều kiện đi học, cha làm thợ mộc, cả gia đình phải ở nhà trọ nhưng nhờ cô Son mà đến nay em đã biết đọc, biết viết và tính toán. Để duy trì một lớp học tình thương trong nhiều năm qua, tin chắc rằng đó là một sự nỗ lực và yêu nghề, yêu trẻ rất lớn của cô Son. Không quản ngại khó khăn trên hành trình mang con chữ đến cho trẻ em nghèo.

Với tấm lòng nhân ái đó, cô Son luôn nhận được sự thương yêu, kính trọng của mọi người và các bậc phụ huynh. 

Chị Đặng Hoàng Oanh (43 tuổi, ngụ phường Thới Hòa, quận Ô Môn, là phụ huynh của 1 em trong lớp học của cô Son) cho biết, con chị năm nay 10 tuổi nhưng do mắc bệnh động kinh, trí nhớ kém, lúc nhớ lúc quên nên không thể đến trường đi học. Sau đó nghe nói về lớp học của cô Son nên đưa con đến học. Sau một thời gian ngắn nhờ cô Son dạy bảo cháu đã biết đọc và biết viết. 

“Cô Son rất tận tâm, hướng dẫn và dạy cháu rất tận tình vì vậy cháu rất mau tiến bộ. Đến nay cháu đã biết đọc biết viết tôi rất mừng. Rất mang ơn cô Son”, chị Oanh chia sẻ. Thời gian qua, thấy được việc làm đầy ý nghĩa của cô Son, nhiều mạnh thường quân, chính quyền địa phương rất ủng hộ. Hàng năm, vào dịp lễ, tết, chính quyền địa phương đều quan tâm hỗ trợ tặng nhiều phần quà; em nào học khá được giới thiệu vào trường công tiếp tục học tập. 

Biết bao mầm xanh đã được “chấp cánh”, nâng đỡ nhờ vào tấm lòng nhân ái, nhiệt huyết của cô Son. Cuộc sống sẽ đẹp hơn, tình người sẽ dào dạt và đong đầy ý nghĩa khi có những con người tận tâm, tận sức với nghề, với trẻ như cô Son./.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?