Hiệu trưởng bị tố đánh học sinh khuyết tật sợ đến... tè ra quần

Hiệu trưởng bị tố đánh học sinh khuyết tật sợ đến... tè ra quần
(PLO) - Một thầy hiệu trưởng trường cấp 2 bị tố cáo đánh đập một em học sinh thuộc diện khuyết tật khi em này chạy vào khu vực cấm của trường, khiến em đau và sợ đến mức... tè ướt quần.

Chạy vào khu vực cấm bị thầy đánh?

Chiều 19/3, trước thông tin em P.H.H. (SN 2004, học sinh lớp 6C, Trường THCS Phúc Thọ) bất ngờ bị thầy hiệu trưởng túm cổ áo, đè vào tường rồi ra tay đánh, phóng viên đã có mặt tại xã Phúc Thọ (Nghi Lộc, Nghệ An) để tìm hiểu thực hư.

Tại gia đình, người thân em H. này vẫn chưa hết bức xúc trước sự việc.

Theo lời H., giờ ra chơi chiều thứ 6 (18/3), Hoàng cùng các bạn chạy ngoài sân. “Cháu với các bạn đang chơi trò đuổi nhau, cháu chạy bạn Tú đuổi. Chạy được một lúc thì thầy hiệu trưởng túm cháu lại rồi ép vào bờ tường, sau đó lôi vào phòng tát cháu. Cháu xin thầy, thầy vẫn lấy chân đang đi giày đá vào chân cháu. Cháu sợ quá, quỳ xuống xin lỗi thầy nhưng thầy không tha, lúc đó trống đánh vào học cháu liền chạy ra khỏi phòng rồi chạy về nhà (nhà cách trường khoảng 100m) báo với mẹ”, H. kể. 

Cháu H. bị xây xước ở cổ (ảnh do gia đình cháu cung cấp)
Cháu H. bị xây xước ở cổ (ảnh do gia đình cháu cung cấp)

Thấy con trai về với bộ dạng nhếch nhác, quần bị ướt nên chị Nguyễn Thị H. (SN 1977) hỏi thì được cháu kể lại sự việc. Thay bộ quần áo mới cho con, chị H. dắt cháu lên trường gặp thầy hiệu trưởng.

“Thấy con chạy về khóc, các bạn cũng theo về, tui hỏi thì nó với các bạn kể lại là thầy Đài đánh, H. sợ quá đái ra cả quần. Tui với con trai lên gặp thầy hiệu trưởng để nói chuyện cháu H. chơi răng (sao - PV) mà thầy lại đánh cháu.

Cháu H. trở về nhà sau khi bị thầy đánh (ảnh do mẹ cháu cung cấp)
Cháu H. trở về nhà sau khi bị thầy đánh (ảnh do mẹ cháu cung cấp)

Thầy Đài có nói H. chạy vào khu vực cấm đang lắp hệ thống điện máy móc. Tui nói với thầy, thầy là cha là thầy thì các con, các em có sai gì cũng nhắc nhở hoặc đánh một cái vào mông để răn dạy thôi. Chứ thầy nhìn con tui bị đánh ri thầy có xót không?. Thầy Đài nhận có hơi nóng tính, tỏ ý xin lỗi mẹ con và mong gia đình thông cảm”, chị H. kể lại.

Chị H. kéo quần áo H. lên cho thầy hiệu trưởng xem những vết bầm trên cơ thể cháu, sau đó ra về.

Chỉ dọa, vì không biết em là học sinh khuyết tật?

Chị H. cũng cho biết, vợ chồng chị cưới nhau 13 năm sau mới có con. Cháu H. thuộc diện trẻ em khuyết tật, được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước hàng tháng.

Con bị thầy giáo đánh chị xót lòng lắm, điện thoại cho chồng đang làm thuê trong Cần Thơ để tìm cách giải quyết. Chiều cùng ngày, gia đình cũng báo cáo sự việc với chủ tịch UBND xã.

“Cuối giờ chiều, thầy Đài có đến thăm và xin lỗi gia đình cũng như con trai tui, thầy nói là không biết H. bị khuyết tật. Tui mới nói với thầy là khuyết tật hay không khuyết tật thì cũng không được đánh đập cháu như thế rồi thầy ra về”, chị H. cho biết thêm.

Cũng theo chị H., sau khi bị thầy đánh, tối đến mẹ nấu cháo vẫn kêu đau không ăn được và không dám ngủ một mình. "Không biết các cháu sai trái như răng nhưng không đồng tình với cách xử lý của thầy, không được đánh trẻ em. Nếu có sai trái thì nhắc nhở, báo cho phụ huynh cô giáo chủ nhiệm để giáo dục chứ sao lại đánh đập cháu như thế, thân cháu nhỏ bé sẵn lại thêm đau ốm bệnh tật nữa…”, bà ngoại cháu Hoàng (70 tuổi) nói. 

Cháu H. cho rằng bị thầy dùng giày đá vào chân bị thương
Cháu H. cho rằng bị thầy dùng giày đá vào chân bị thương

Ông Lê Xuân Lới, Chủ tịch UBND xã Phúc Thọ cho biết, chiều tối cùng ngày (18/3) gia đình cháu H. có đưa cháu đến trình báo sự việc tại nhà riêng của ông. Lãnh đạo xã nhận trình báo và hẹn đến thứ hai đầu tuần sẽ làm việc với trường.

“Sau khi cháu Hoàng và gia đình về tôi đã điện thoại cho thầy Đài, thầy cũng nói do nóng tính nên đã túm áo cháu Hoàng "bơ cháu mấy bơ". Thầy Đài cũng báo là đã đến nhà xin lỗi gia đình em. Thầy Đài mới chuyển từ địa phương khác về nhận chức hiệu trưởng từ năm 2015. Trong quá trình công tác thì thầy cũng có hơi nóng tính…”.

Ông Lới cho biết thêm, lúc gia đình đến trình báo sự việc, kiểm tra cháu thấy không bị thương tích nặng nên đã yêu cầu đưa cháu về nhà, nếu phát hiện cháu bị đau thì đã đưa cháu đi bệnh viện kiểm tra. Đầu tuần tới Đảng ủy xã, UBND xã và nhà trường sẽ làm việc về tác phong và cách cư xử của thầy giáo đối với học sinh trong nhà trường. 

Còn thầy Nguyễn Đình Đài, Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thọ, người bị tố đánh học sinh cho biết, chiều (18/3) nhà trường đang lắp thiết bị điện trong phòng. Đây là khu vực cấm học sinh để đảm bảo an toàn cho các em trong hơn một năm.

“Khi đến đó có một số em học sinh đến gần, tôi đã đuổi một số em đi rồi. một lúc thì thấy em H. chạy vào nên tôi túm cổ áo lại. Lúc đó tôi cũng không biết em bị bệnh khuyết tật về thần kinh, H. sợ quá đái ra cả quần, rồi chạy về với gia đình. Hết giờ làm việc tôi có đến gia đình xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến tâm lý em…”.

Trường THCS Phúc Thọ nơi xảy ra sự việc.
Trường THCS Phúc Thọ nơi xảy ra sự việc.

Thầy Đài khẳng định không tát hay đánh em H., chỉ túm cổ áo H. dọa. Các vết thương ở chân chắc là bị thương trước đó.

Trưởng phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghi Lộc, ông Nguyễn Văn Thông cho biết chưa thấy trường báo cáo vụ việc. 

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?