Coi trọng giáo dục công dân

Coi trọng giáo dục công dân
(PLO) - Tín hiệu mới, đáng mừng là lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục, môn Giáo dục công dân được đưa vào làm môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm nay. Đồng thời, một trường đại học luật tại TP Hồ Chí Minh cũng đưa môn này vào tiêu chí xét tuyển của trường. Bên cạnh đó, trong Đề án xây dựng chương trình giáo dục mới, cùng với môn Lịch sử, môn học Giáo dục công dân được giành cho một vị trí xứng đáng.

Nhìn lại một quá trình, môn Giáo dục công dân chưa bao giờ được coi trọng trong các cấp học phổ thông. Đó chỉ là môn phụ, giáo viên dạy môn này toàn kiêm nhiệm, thời lượng dành cho môn này bị cắt xén dần, thậm chí, Bộ Giáo dục còn chủ trương “tích hợp” với môn khác, chung số phận “bèo bọt” với môn Lịch sử, vốn là bộ môn cung cấp tri thức và quan niệm sống, thái độ ứng xử của con người truyền thống Việt Nam, yêu nước thương nòi, đặt độc lập Tổ quốc lên trên tất cả! Không coi trọng giáo dục đạo lý truyền thống và tư cách công dân trong một quốc gia độc lập thì giáo dục cái gì và cho ra sản phẩm là những con người nào?

Nền giáo dục của chúng ta trước kia, trừ lớp vỡ lòng học chữ, bắt đầu từ lớp 1, có môn Luân lý, thường dạy vào buổi cuối cùng ngày thứ Bảy. Sau đó, Luân lý được thay bằng môn Đạo đức và nội dung cũng có nhiều thay đổi, những đạo lý truyền thống dễ hiểu, dễ nghe, dễ học theo, dễ vận dụng thường ngày,... dần bị thay thế bằng những bài học đạo đức cao siêu và xa vời thực tế hơn.

Môn Đạo đức cũng chẳng sống được lâu sau khi thay thế bằng môn Giáo dục công dân và cách giảng, cách học, thực hành môn này như thế nào thì chúng ta đã thấy rõ: Môn phụ và chẳng mấy ai quan tâm, ngày càng bị cắt xén chương trình và không thể tạo nên ý thức công dân trong mỗi học sinh bằng cách cung cấp những kiến thức pháp lý vụn vặt, xa lạ với đời sống trẻ em.

Có lúc, theo phong trào, tạo ra những giải pháp tình thế, môn này trở thành tiết học về luật lệ giao thông. Kết quả thế nào, chỉ nhìn vào 2 vụ giao thông mới xảy ra gần đây khi xe tải đi ngược chiều tốc độ cao, gây ra cái chết của hàng chục người cũng có thể đánh giá được...

Hầu như ngay lập tức, xã hội phải gánh chịu hậu quả của cách giáo dục nhân cách làm người (đức dục) một cách hời hợt này. Bạo lực học đường diễn ra ở mức độ phổ biến, công khai chỉ là một dẫn chứng nhỏ trong vô vàn những cách ứng xử vô đạo, vô pháp xuất hiện nhan nhản ở khắp nơi. Đến như cô giáo Hiệu trưởng cũng thể hiện sự dối trá không biết ngượng trong ứng xử của mình (không chỉ một trường hợp đơn lẻ, có nhiều cô Hiệu trưởng như vậy) thì đủ hiểu cái “thánh đường giáo dục” đã bị phơi nhiễm như thế nào.

Chưa muộn, cần trả lại vị trí xứng đáng cho môn Lịch sử và vị thế mới cho môn Giáo dục công dân trong chương trình phổ thông để tạo ra những công dân Việt Nam chân chính trước khi nghĩ đến một mục đích xa vời là “công dân toàn cầu”! 

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?