Chương trình mới, tư duy cũ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Thiết nghĩ, việc áp dụng chương trình giáo dục mới cần được thử nghiệm ở các trường đáp ứng đủ nhân lực và vật lực. Trong quá trình thử nghiệm sẽ phát hiện và điều chỉnh lại những điểm bất cập, sau đó tiến đến phổ biến đại trà ở các trường còn lại. Nếu tư duy cũ thì chương trình mới khó mới thực sự. 

Ngày 12/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể (CTPTTT). Theo đó, giảm số môn học, không quy định cứng thời gian từng môn, việc dạy ngoại ngữ có thể bắt đầu từ lớp 1, lớp 10 học sinh được định hướng nghề nghiệp... là những điểm mới của Dự thảo CTPTTT. Tuy nhiên, còn một số vấn đề mà nhiều phụ huynh và giáo viên thật sự quan tâm.

Dự thảo lần này đã nêu rất rõ, khuyến khích các trường dạy học hai buổi/ngày. Điều này sẽ giảm bớt việc học sinh phải “lao đầu” vào học thêm ngoài giờ, thay vào đó là tham gia các hoạt động rèn luyện thể thao, nghệ thuật... Mặt khác, cách gọi tên “môn học bắt buộc”, “môn học bắt buộc có phân hóa”, “môn học tự chọn”, “môn học tự chọn bắt buộc”... sẽ làm mất đi khái niệm “môn chính” - vốn ám chỉ các môn Toán, Văn, tiếng Anh là các môn thường có tiếng nói rất lớn trong việc xếp loại học lực của học sinh, đồng nghĩa là các em sẽ xem thường những “môn phụ”.

Cũng từ việc thay đổi ý nghĩa này, người học cần có cái nhìn công bằng hơn với các môn thường chú trọng vào lý thuyết như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân...

Ngay sau khi CTPTTT lần 1 được công bố, từ đầu năm học 2015 - 2016, các trường phổ thông đã nhận được nhiều bộ sách giáo khoa thử nghiệm cho chương trình mới (phần lớn là các lớp đầu cấp). Giáo viên đã lúng túng trong việc truyền dạy chứ chưa nói đến học sinh.

Nhiều ý kiến băn khoăn, chương trình mới không nên tham lam trong việc truyền thụ kiến thức. Ví dụ, chương trình Ngữ văn 7 hiện hành được xem là “chiếc áo rộng” so với khả năng của học sinh. Phải tính toán để kiến thức học sinh được nâng dần, cho đến khi các em học lớp 12 thì kỹ năng sẽ hoàn thiện và đạt đến mức cần thiết.

Theo các chuyên gia về giáo dục: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục”. Do đó, thay vì xếp hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành các chủ đề hoặc học phần (mô đun) để học sinh tùy chọn theo nguyện vọng, thì nên tích hợp trực tiếp trong các môn học bắt buộc để học sinh tự vận dụng kiến thức mà trải nghiệm. 

Theo dự kiến, chương trình mới sẽ áp dụng theo hình thức “cuốn chiếu” từ năm học 2018-2019, có nghĩa là chỉ còn hơn một năm rưỡi cho công tác chuẩn bị và giảng dạy chính thức, xem ra sẽ là bài toán nan giải cho những người thực hiện. Cho đến giờ các trường sư phạm vẫn chưa thực sự khởi động. Điều này làm cho công tác tập huấn giáo viên vào đầu năm học sẽ rất khó khăn, giáo viên vốn dạy đơn môn nay phải dạy tích hợp ở nhiều chủ đề, học phần...

Thiết nghĩ, việc áp dụng chương trình giáo dục mới cần được thử nghiệm ở các trường đáp ứng đủ nhân lực và vật lực. Trong quá trình thử nghiệm sẽ phát hiện và điều chỉnh lại những điểm bất cập, sau đó tiến đến phổ biến đại trà ở các trường còn lại.

Nếu tư duy cũ thì chương trình mới khó mới thực sự. 

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...