Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

Bà Tơi là bà ngoại của Chiên, cô gái dệt giỏi nhất nhì bản đang đi vắng. Mà cô đi đâu, bà Tơi cũng không rõ, làm sao Lương biết được cô có xảy ra chuyện gì. Chiên bỏ khung dệt đi đâu? Hay là theo người đàn ông có cặp kính dày cộp lần về đây du lịch? Bao lâu rồi, Lương mong ngóng tin cô dưới bóng tếch lồng lộng, bao đời làm chứng cho những cặp đôi yêu nhau. Đôi mắt Chiên trong veo như con suối xứ Mường. Dáng Chiên thanh thoát như vạt lụa xứ Mường. Chiên hứa chỉ tắm nước quê mình, sẽ cùng Lương làm lụng, sinh con đẻ cái, làm cho nghề dệt bản mình nhiều người biết đến. Hay là Chiên không muốn trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt vải nữa?

- Bà ơi, vẫn chưa có tin tức gì của Chiên ư? Chắc bà nhớ Chiên lắm. Sắp tết rồi. Nghe tiếng gió dội từ đỉnh núi xuống là trời sắp ấm, cũng như mọi năm thôi, nhưng mà trống trải quá.

Bà Tơi đi nhanh nhưng hơi còng. Sự đi vắng của Chiên làm lưng bà còng hơn. Lương hỏi mà như hỏi chính mình, dồn dập, gấp khúc, đầy tâm trạng.

- Lương à, hãy cứ về sửa soạn đi. Có thể nó sẽ về đấy. Bà không biết tin nó. Bố nó gọi điện mà có được đâu, nhưng bà tin nó sẽ về.

- Cháu mong đến rụng tay rụng chân rồi đây bà.

Giọng bà vẫn vang như suối Pằng Nải. Bà Tơi đi rồi, bà về phải dệt nốt tấm vải khách dưới xuôi đặt. Họ nói dịp tết sẽ lên thăm. Bao giờ cũng thế, bà luôn háo hức khi có người dưới xuôi lên. Phải thôi, ở bản Mường này, cả vùng núi heo hút, đang cố gắng chuyển mình nhưng cái sự chuyển mình ấy vẫn chưa đâu vào đâu, nên còn nghèo. Vì nghèo nên nhiều cô gái bản không dệt vải nữa. Các cô không mặc áo pắn, chẳng thích trang trí khăn thắt ở eo và đồ trang sức nữa. Các cô muốn uống nước thị thành, ăn cơm thành phố. Ngay cả Lương cũng mong chờ người dưới xuôi, như thể mỗi lần họ đến sẽ mang một làn hơi khác, một thứ ánh sáng khác vào vùng đất vẫn lờ mờ tối và hoang lạnh. Có lúc Lương cũng tự hào, rằng nơi này thanh bình, chẳng đua chen, nên người ta phải tìm đến đây để trải nghiệm, hít thở luồng khí trong lành mát rượi chưa nhuốm mùi ô nhiễm. Nên Lương đã làm nhà sàn, theo chính quyền, anh vận động họ hàng mình tôn tạo nhà sàn, làm dịch vụ homestay. Khách thường chỉ dừng chân ở đây vài ngày rồi đi đến vùng đất khác, rất hiếm người ở lại một tuần. Bố Lương còn giữ bộ chiêng quý cùng những kỷ vật của một thời mà bây giờ người Mường không dùng nữa, làm phòng trưng bày. Nhờ thế mà khách có cái cớ để hỏi, tìm hiểu. Bố Lương là người nhớ và thích kể những câu chuyện về quê hương, xứ Mường, về bộ sử thi “Đẻ đất đẻ nước” mà ông đã đọc và nhớ. Chiên là cô gái được kỳ vọng sẽ làm xứ này khác đi với sự tháo vát, và năng dệt vải. Từ hôm người trong bản bàn tán chuyện Chiên đi sẽ không về, như bao cô gái bản khác, ông buồn hẳn. Nhưng ông không trách ai.

***

Lương có người tìm. Đúng hơn là có người hỏi thăm về người có thể kể được sử thi. Người đó là bố Lương. Vị khách nữ thanh thoát có đôi mắt sáng như pha lê. Cô thuê xe ôm từ trung tâm huyện chạy vào đây. Chiếc khăn hồng càng tăng thêm vẻ duyên dáng. Nhìn cách nói của cô, Lương đoán cô đang tâm trạng.

- Em là Huyền nhé, em sẽ thuê ở qua tết, mong rằng sẽ không phiền mọi người.

Sao phiền được, có khách là vui, nhất là một cô gái đẹp đã hạ cố đến vùng đất mà du lịch chưa rực rỡ này.

- Vâng, chị cứ ở. Gia đình em, bản em sẵn sàng.

Lương vẫn giữ thói quen xưng “em” với khách, dù người đó nhiều hay ít tuổi hơn. Cô gái đòi anh phải sửa lại. Cô thoải mái, xông xênh như nhiều người từng đến đây. Cô ham hỏi, thích khám phá. Vừa mới nhận phòng, cất đồ đã lăn vào những ngõ ngách chụp choẹt, chơi với trẻ con, ngó nghiêng những khung dệt với những người còn miệt mài với công việc. Tối đó, chờ cơm bên bếp lửa bập bùng, Huyền hỏi ghita. Tuyệt vời quá chứ còn gì nữa. Cũng may năm trước Lương xuống thành phố sắm một chiếc phòng khách hỏi, chứ anh đâu biết chơi. Cô chơi ngẫu hứng một vài bản, không chuyên nghiệp lắm nhưng vẫn thích. Người Mường có hai bếp, bếp gian khách chỉ dùng để sưởi, bếp gian trong nấu ăn. Mâm cơm được dọn ra bên bếp lửa, Huyền cùng cả gia đình Lương quây quần, ăn uống, sưởi ấm, trò chuyện. Khách đến bản thường muốn đặt riêng. Huyền khác, cô muốn nghe thêm những câu chuyện xứ này.

- Chắc đây là lần đầu có người xin nghỉ lại qua tết, phải không anh?

Lương dừng đũa:

- Thi thoảng vẫn có đấy cô gái ạ. Đó là những người đã chán tết miền xuôi. Còn Huyền, vì sao…?

Huyền là người biết gợi chuyện, tạo sự hồi hộp, cô hẹn ăn cơm xong, chơi ghita một chút nữa, cô sẽ nói lý do. Bếp lửa bập bùng. Hơi sương lành lạnh tràn vào, mang theo cả làn hương của cây mận, cây đào trước sân. Huyền không thể giấu tâm tư khi tiếng đàn có lúc chùng xuống. Cô ít tâm sự với người lạ, nhưng ở đây cô cảm giác gần gũi, được chia sẻ. Huyền nói với Lương rằng, mình đang khao khát chuyển đổi công việc, một việc gì đó không gò bó, cho cô những trải nghiệm mới. Ở công ty, sự trói buộc, ngột ngạt với cả đống văn bản phải giải quyết mỗi tuần làm cô thấy nhàm chán, đồng lương lại eo hẹp. Cô đã cố “xê dịch” vào những ngày cuối tuần. Năm nay, cô dồn ngày nghỉ phép đến cuối năm, để trước tết Nguyên đán có rộng rãi một tuần chu du vùng cao. Sự nhạy cảm của Lương mách bảo rằng, Huyền còn chuyện khác thầm kín không muốn nói ra. Cô đang trốn chạy một thứ gì đó. Lương chợt nhớ đến Chiên. Chiên đi tìm gì ở ngoài ồn ào phố thị xa xôi?

***

Huyền đứng dưới gốc cây tếch, nhờ Lương chụp ảnh. Dáng thướt tha yêu kiều. Hoa tếch lấm tấm lả tả rơi lên tóc. Ôi đôi mắt của Huyền mới long lanh làm sao. Lương nhận ra đôi mắt Huyền giống cặp mắt của Chiên, người yêu anh. Chẳng biết Chiên có về kịp tết không nữa. Lương không muốn nghe những lời đồn đoán. Anh muốn cô về kịp hội Mường quê mình. Về để hát dưới tán xanh của tếch và những loài hoa núi rừng đầy sức sống.

Sự xuất hiện của Huyền làm bản sáng bừng. Cô đẹp rạng ngời khi đùa giỡn với đám trẻ con. Cái thanh xuân vừa lộ diện bên ngoài, vừa ẩn tàng trong cô truyền lan sang những người khác và đám trẻ. Chúng hướng dẫn cô chơi trò ném còn, đẩy gậy, cà kheo, cầu thăng bằng. Cô còn nắn nót chỉnh dáng chụp ảnh cho chúng. Chúng cười như nắc nẻ.

Tối thứ ba bên bếp lửa, Huyền càng tự nhiên hơn. Cô còn trêu bố Lương: “Bác có anh Mường nào ở đây, cho cháu lấy làm chồng?”. Bố Lương cười. Người như cô làm sao dám ở nơi xa xôi heo hút thế này. Ông chạnh nghĩ đến Chiên. Nếu nó cũng vì cuộc sống xa hoa mà bỏ mảnh đất này… Ông không muốn nghĩ nữa nên đi nằm sớm, nhường không gian cho những vị khách trẻ đang làm quen với Huyền, cùng con mình trò chuyện. Người Mường ít khi để bếp tắt. Nếu không đun nấu thì sẽ ủ than dưới lớp tro, khi cần chỉ thổi lên là lửa bén. Vì thế bếp luôn có hơi ấm. Huyền uống hơi nhiều. Cô cũng nói nhiều hơn những đêm trước. Hôm sau, cô cho Lương xem một đoạn nhật ký, chỉ một đoạn thôi. Lương hiểu được, Huyền và chồng cô từng rất yêu nhau. Bây giờ Huyền không còn thấy những mặt tốt đẹp của chồng ngày trước đẹp nữa. Cô đòi hỏi nhiều hơn mà anh thì không thể. Nên cuộc sống có những xô xát. Cộng với công việc căng thẳng, áp lực nên cô muốn phá bĩnh. Chuyện của Huyền có giống chuyện của Chiên không? Chiên và Lương yêu nhau. Điều đó cả bản đều biết. Đôi bên đã làm lễ ướm hỏi rồi, chỉ chờ dạm ngõ, ăn hỏi là ngày lễ cưới là xong. Chính Chiên cũng đang không hài lòng với cuộc sống hiện tại. Là Lương cảm thấy thế. Nghề dệt vất vả mà thu nhập không cao. Cái mô hình homestay ở bản trồi sụt. Bản heo hút mãi heo hút. Cô cần một cuộc sống khác, tốt hơn chăng. Sương ùa vào khe cửa, gió rít mạnh. Huyền và những vị khách trở về nằm. Ngày mai nhóm khách sẽ trả phòng, chỉ còn Huyền ở lại. Đột nhiên Lương thấy xốn xang, man mát. Không biết mai Chiên có về?

***

Ngày ba mươi, gần trưa, Lương ngồi dưới tán cây tếch thì Chiên về. Lương chạy ào ra đón. Anh hỏi nhiều, hỏi liên tục, vì sao đi miết, không liên lạc về làm mọi người lo. Chiên về nhà chào bố mẹ. Lương theo cùng. Hàng xóm cũng ào đến. Bố mẹ cô xăng xái nước nôi. Ai cũng tò mò về cô gái đột nhiên bảo về phố, rồi không liên lạc, đến giờ mới về. Thì ra mọi người đã nghĩ sai về Chiên. Cô không bám theo người đàn ông khác để hưởng cuộc sống sung sướng, mà đi tìm cách để thuê một cửa hàng ở phố để giới thiệu lụa, vải của bản. Phải làm thương hiệu bản vươn xa. Lại những câu hỏi được đặt ra. Chiên kể, người đàn ông mà ai cũng nghĩ đã cướp mất hồn Chiên là người tốt. Chiên cũng từng nghĩ ông ta sẽ lợi dụng mình. Nhưng không, chính ông đã dẫn cô tìm gặp đối tác, ngắm nơi để thuê cửa hàng giới thiệu… Tất cả những việc đó ông làm, chỉ vì quý, thế thôi, không điều kiện. Còn vì sao Chiên không liên lạc? Không. Chiên vẫn nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại, nhưng cô muốn bố mẹ giấu chuyện cô đi đâu, làm gì khi nó chưa thành công.

Phải đợi Chiên kể mọi người mới hiểu ra. Nghề dệt ở xứ này đang mai một. Lương và những người yêu bản làm du lịch chỉ mong giữ nghề. Nhưng du lịch và dệt không nuôi được nhau. Con gái bản đi tìm việc khác làm hết rồi, chỉ Chiên ở lại với các bà, các mẹ cần mẫn bên khung, bên những ruộng râu, nong tằm. Mà không thể chỉ làm rồi mình dùng. Sự khéo léo của đôi tay phải được nhiều người biết. Sự khéo léo và giọt mồ hôi của bản phải ra tiền.

***

Huyền cũng được nghe chuyện Chiên kể. Cô nhờ người chở ra thị trấn để bắt ô tô về xuôi. Qua câu chuyện của Chiên, cô hiểu rằng, để cuộc sống tốt hơn, ta phải tự mình cải thiện, phải mang mùa xuân đến cho mình.

Tin cùng chuyên mục

Tranh minh họa. (Nguồn: ST)

Thanh âm của sự thật

(PLVN) - Nam quyết định đến trung tâm bảo trợ xã hội. Anh không đến với tư cách nhà báo. Chỉ là “anh Nam”, người tình nguyện trò chuyện với trẻ.

Đọc thêm

Ngôi nhà gỗ trong rừng

Ngôi nhà gỗ trong rừng
(PLVN) - Thật tình cờ tôi lại ghé vào một gia đình bên đường Trường Sơn Đông, Quảng Nam. Tôi không quen họ, chỉ là một chuyến đi du ngoạn mà tôi được ở lại ăn trưa ở đây.

Một khúc thanh xuân

Tranh minh họa. (Nguồn: Nguyễn Văn Học)
(PLVN) - Mỗi sáng được òa vào không gian mướt xanh, ông thấy sao mà khoan khoái. Bờ hồ đủ rộng để bao dung với bao người, cư dân vừa lượng và không quá ồn ào. Ông chú ý đến một cô gái tóc cột sau đang vẽ.

Giọt lệ sen

Giọt lệ sen
(PLVN) - Không ai nhớ rõ ông Năm Nhẫn bắt đầu xuất hiện ở làng Đông từ lúc nào. Chỉ biết một ngày cuối đông, trời rét cắt da, có người thấy ông ngồi trầm ngâm ở quán nước đầu đình, tay cầm điếu cày sứt mẻ, mắt dõi về phía núi. Mắt ấy không phải của kẻ lạ đường, cũng không hẳn là mắt của người quê - mà là thứ ánh nhìn từng đi qua nhiều kiếp, từng chứng kiến nhiều điều, từng bị đuổi theo bởi những hình thù không ai thấy.

Mưa phượng

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Tháng tư, vài cây phượng nở sớm bắt đầu khoác lên mình những con bướm vàng đỏ đủ cả. Chúng lấp ló dưới những tán lá xanh um chơi trò trốn tìm với những cô cậu nhỏ đang đuổi bắt dưới gốc cây.

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…