Doanh nghiệp phân bón kêu thua lỗ vì giá than tăng

TKV lý giải, việc khai thác than ngày một khó, chi phí nhân công và công nghệ tăng nên giá bán tăng
TKV lý giải, việc khai thác than ngày một khó, chi phí nhân công và công nghệ tăng nên giá bán tăng
(PLO) - Nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón và nhiệt điện gần đây “kêu trời” vì giá than trong nước tăng cao, trong khi đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, việc tăng giá bán than tuân theo quy luật thị trường. 

Cuối năm 2016, TKV điều chỉnh giá bán cho 8 loại than cám theo hướng cao hơn giá bán trước đây. Giá than cám 4a1 là 2.055.000 đồng/tấn, tăng 195.000 đồng/tấn (khoảng 10%); giá than cám 5a1 là 1.700.000 đồng/tấn, tăng 50.000 đồng/tấn (khoảng 3%).

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phân bón và nhiệt điện cho rằng,  bất hợp lí bởi thị trường thế giới chứng kiến xu hướng giảm giá xăng dầu và than đá. Việc TKV tăng giá bán than buộc DN sản xuất phân bón tăng giá bán sản phẩm. Điều này ngay lập tức ảnh hưởng đến bà con nông dân khi vụ sản xuất mới chuẩn bị bước vào mùa.

Theo ông Nguyễn Gia Tường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem), một trong những nguyên nhân khiến ngành phân bón của Tập đoàn này thua lỗ do là TKV “tự ý” tăng giá bán? Theo đó, ông Tường cho rằng, giá than nguyên liệu do TKV bán cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc để sản xuất phân đạm theo lộ trình tăng giá do TKV xây dựng thì đến năm 2015 giá than cám 4a là 978.000 đồng/tấn, than cám 5 là 801.000 đồng/tấn; tới năm 2030 giá than cám 4a là 2.111.000 đồng/tấn, than cám 5 là 1.729.000 đồng/tấn. Nhưng thực tế năm 2015, giá than cám 4a là 2.151.282 đồng/tấn, tăng 2,2 lần và than cám 5 là 1.677.622 đồng/tấn, tăng gấp 2,1 lần so với dự kiến giá năm 2015.

Cũng theo vị này, TKV đã điều chỉnh tiêu chuẩn than cám 4, cám 5 về độ tro bình quân tăng 1%, độ ẩm tăng 0,5%, làm tăng định mức tiêu hao nguyên liệu, từ đó khiến DN sản xuất phân bón tăng chi phí sản xuất. 

Tổng Giám đốc Vinachem cũng cho rằng, do than TKV là nguyên liệu chính sản xuất phân u rê tăng giá bán nhanh, không điều chỉnh giảm theo giá thị trường nên giá thành sản phẩm của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc không cạnh tranh nổi với các nhà máy phân khác được làm từ nguyên liệu khí có giá thành thấp, từ đó dẫn đến phân không bán được, một phần nguyên nhân khiến hai nhà máy trên thua lỗ.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, Vinachem đã gửi hồ sơ tới Bộ Tài chính để thực hiện hiệp thương giá than với TKV. 

Hôm 14/2, trả lời PLVN, ông Bùi Thế Chuyên - Phó Tổng Giám đốc Vinachem cho hay, Vinachem và TKV vừa có cuộc gặp để trao đổi tháo gỡ những khó khăn trong giá bán than. Theo vị này, do Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì hiệp thương giá bán than cho các đơn vị sản xuất phân bón của Tập đoàn trong khi Bộ này chưa có kết luận hiệp thương nên việc giá than liệu có giảm hay không đến nay vẫn chưa biết. “Chúng tôi vẫn đang chờ kết luận của Bộ Tài chính”, Phó tổng Giám đốc Vinachem nói.

Ông cho biết thêm, việc giá than tăng cao ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các đơn vị sản xuất phân bón trong Tập đoàn. Nguyện vọng của Vinachem là mong muốn hiệp thương giảm giá than được thực hiện thành công, tạo thuận lợi để DN phân bón kinh doanh, sản xuất.

Nhằm làm rõ hơn thông tin trên, PLVN đã trao đổi với ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV TKV. Ông này cho biết, việc hiệp thương giá bán than được Bộ Tài chính chủ trì, do còn một số vướng mắc nên chưa có kết luận hiệp thương. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Biên - Phó Tổng Giám đốc TKV lại quả quyết, việc tăng giá than của TKV là tuân theo lộ trình và quy luật thị trường. 

Ông cho biết thêm, việc khai thác than ngày một khó khăn do lượng than lộ thiên không còn, phải đào sâu xuống lòng đất, tốn nhiều chi phí công nghệ và nhân công. Do đó, việc tăng giá than vừa tuân theo quy luật thị trường vừa đảm bảo việc kinh doanh than có lãi, đảm bảo cuộc sống lao động ngành than.

Cuối năm 2016, trong kiến nghị với Chính phủ và Bộ Công Thương, nhằm tháo gỡ những khó khăn cho ngành than, ông Lê Minh Chuẩn đã đề nghị có chính sách ưu tiên các DN trong nước sử dụng than sản xuất trong nước. Thế nhưng, việc than nhập ngoại rẻ hơn than trong nước khiến nhiều DN sử dụng than quay lưng lại với sản phẩm của TKV. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến năm 2016 ngành than tồn đọng khoảng 12 triệu tấn than; đẩy tập đoàn “vàng đen” vào tình thế khó khăn.

Dư luận đang chờ đợi một giải pháp tốt đẹp để cả ngành than và các DN sử dụng sản phẩm than như phân bón, nhiệt điện, giấy... cùng phát triển. 

Đọc thêm

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh

Gian nan cuộc chiến chống buôn lậu vùng biên giới Tây Ninh
(PLVN) -  Lợi dụng địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp và tiếp giáp với nước bạn Campuchia, các loại tội phạm buôn lậu hoạt động phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới các tỉnh Tây Nam nói chung, Tây Ninh nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp .

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.
(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Mỹ siết chặt kiểm soát dòng chip AI toàn cầu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Ngày 13/1 (giờ địa phương), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quy định kiểm soát xuất khẩu mới đối với các chip điện toán tiên tiến được sử dụng cho trí tuệ nhân tạo (AI).

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.