Doanh nghiệp chủ lực ngành Giao thông đang ở đâu?

Ban Quản lý Dự án 3 phải chịu trách nhiệm vì tình trạng “ruộng bậc thang” trên quốc lộ 5
Ban Quản lý Dự án 3 phải chịu trách nhiệm vì tình trạng “ruộng bậc thang” trên quốc lộ 5
(PLO) - Bộ Giao thông Vận tải có tới 6 tổng công ty chuyên thi công cầu, đường bộ; trong đó nhiều đơn vị có “tuổi đời” lên tới hàng chục, thậm chí còn được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Thế nhưng, khi đường bị lún hỏng, Bộ này lại phải cậy nhờ tới... doanh nghiệp tư nhân!
Chuyện tréo ngoe đang diễn ra tại quốc lộ (QL) 5. Theo đó, tuyến này vừa hoàn thành việc thi công và đưa vào khai thác thì bị hư hỏng, hằn lún rất nặng. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã họp và đe sẽ “xử” nghiêm những người có liên quan nếu không sớm “vá” đường.
“Tổng” nhà nước làm đường vẫn lún 
Dự án đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, khôi phục mặt đường QL5 được đầu tư với số vốn gần 800 tỷ đồng. Xe mới chạy một thời gian đã tạo thành những vệt hằn lún và “sống trâu” dày đặc trên mặt đường, uy hiếp an toàn đối với người, phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường huyết mạch nối Hà Nội - Hải Phòng.
Cụ thể, tại Gói thầu số 9 (Km82 - Km94) do Liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) và Công ty Hall Brothers International thi công đã xuất hiện một số vị trí mặt đường hằn lún cục bộ, có điểm sâu từ 2,5 - 4cm. Tại Gói thầu số 10 (Km82 - Km94) do Công ty TNHH Infasol thi công, mặt đường đã xuất hiện hằn lún vệt bánh xe từ Km87 - Km97. 
Nghiêm trọng hơn, tại một số vị trí thuộc Gói thầu số 11 (Km94 - Km104+600) do Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Biển Đông - Công ty 482 thi công, vệt hằn lún xuất hiện ngay từ khi mới khai thác tại các vị trí đèn tín hiệu, chân cầu…
Trong số các nhà thầu thi công dự án trên, dễ dàng nhận thấy có hai đơn vị là doanh nghiệp mạnh của ngành Giao thông, đó là “Tổng 1” và một đơn vị thành viên của “Tổng 4”. Thế nhưng, như đã nêu, tại các gói thầu mà hai đơn vị này tham gia, chỉ sau hơn 1 năm hoặc vừa đưa vào khai thác đã xuống cấp; trong đó, Gói thầu số 11 giá trị 80 tỷ đồng, hoàn thành vào tháng 6/2013, nhưng đến nay nhà thầu đã phải 5 lần bóc đi, thảm lại vẫn không tạo được sự êm thuận cần thiết khi lưu thông.
Được biết, không chỉ QL5, tại tuyến đường tránh TP.Vinh hay tuyến QL1A đoạn Nam Bến Thủy - TP.Hà Tĩnh do Cienco 4 thi công cũng bị hằn lún. Sự việc này khiến người đứng đầu ngành GTVT trong một chuyến thị sát mới đây ở miền Trung đã lên tiếng nhắc nhở “Tổng” này cần lưu ý tình trạng “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Đại ý muốn nói, Cienco 4 là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống và uy tín trên thị trường xây lắp, vì thế phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề chất lượng công trình, tránh để ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu.
Phải “cầu cứu”... doanh nghiệp tư nhân!
Xung quanh chuyện hằn lún vệt bánh xe tại QL5, chủ quản dự án trên đã đưa ra một số lý do để lý giải cho tình trạng đường xuống cấp cực nhanh, nhưng Bộ trưởng Thăng đã không chấp nhận, thậm chí ông còn khá gay gắt khi bàn về vấn đề trách nhiệm. 
“Đừng đổ lỗi cho đường quá nhiều xe đi lại, nếu không có xe đi lại thì làm đường làm gì? Nhà đầu tư người ta thu phí làm sao? Tại sao thời chiến tranh bom đạn như thế, điều kiện khó khăn gian khổ như thế vẫn có con đường Quyết Thắng huyền thoại? Bây giờ đủ các điều kiện, máy móc hiện đại mà không làm được chỉ là do con người, không thể đổ lỗi cho ai được” - ông Thăng nhấn mạnh.
Đáng nói, khi bàn về phương án sửa chữa tuyến quốc lộ này, không một cái tên nào trong số các “Tổng” mạnh và chủ lực của ngành Giao thông được nhắc đến mà tên của một nhà thầu tư nhân ở Quảng Bình  - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải lại được điểm danh. Công ty này đã được các cơ quan liên quan mời ra Bắc, đến tận hiện trường khảo sát để giúp Bộ GTVT “trị bệnh” hằn lún trên  tuyến QL nối Hà Nội - Hải Phòng. 
Ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Ban Quản lý dự án 3 (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) tuần trước cũng đã xác nhận với PLVN về điều này: “Chúng tôi cùng với Tập đoàn Sơn Hải đi khảo sát tình trạng mặt đường và sẽ lên phương án, ký hợp đồng cụ thể để đơn vị này tiến hành sửa chữa trong thời gian sớm nhất, đặc biệt tại Gói thầu 11 - nơi đang có những vị trí hằn lún nặng nhất.”.
Tại sao một công ty tư nhân lại được Bộ GTVT tín nhiệm hơn các tổng công ty chuyên thi công cầu, đường bộ thuộc Bộ trong xử lý sự cố công trình? Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp, đặc biệt các “tổng” vốn là “con đẻ” của Bộ GTVT phải nghiêm túc soi xét lại chính mình. Bởi dù chỉ là doanh nghiệp thuộc khối dân doanh nhưng Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải vẫn dám căng biển “bảo hành 5 năm” không lún đối với tất cả các dự án, công trình đường bộ trọng điểm do đơn vị này thi công. Một việc làm đang bị giới thầu xây lắp cả nước cho là “chơi trội”, nhưng trên thực tế đến tận thời điểm này vẫn chưa một doanh nghiệp nào trong số các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ GTVT dám làm, dám cam kết như vậy.
Không thể đổ lỗi cho ai được 
“Đừng đổ lỗi cho đường quá nhiều xe đi lại, nếu không có xe đi lại thì làm đường làm gì? Nhà đầu tư người ta thu phí làm sao? Tại sao thời chiến tranh bom đạn như thế, điều kiện khó khăn gian khổ như thế vẫn có con đường Quyết Thắng huyền thoại? Bây giờ đủ các điều kiện, máy móc hiện đại mà không làm được chỉ là do con người, không thể đổ lỗi cho ai được” - Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.