Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và lan rộng: Vì lơ là phòng chống?

Phun thuốc tiêu diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)
Phun thuốc tiêu diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế lo ngại cho biết chỉ có 60% người dân hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh; các cấp chính quyền thì chưa nhận thức đầy đủ và làm hết trách nhiệm của mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc ngăn chặn dịch bệnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn!
Chính quyền chưa làm hết trách nhiệm?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp như hiện nay là do thói quen và truyền thông không đầy đủ nên nhiều người dân không hiểu hết về các phương pháp phòng chống dịch bệnh và vô tình tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở. 
Ví dụ, một số địa phương tổ chức cho người dân phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh nhưng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, biện pháp này tốt cho việc vệ sinh môi trường, phòng một số bệnh như sốt rét, tiêu chảy... nhưng lại không có tác dụng trong phòng chống SXH. Bởi lẽ muỗi vằn không sinh sản ở khu vực này mà sinh sản ở những ao, hồ hay vũng nước trong. 
Do đó, việc cần phải làm là thường xuyên thau rửa các vật dụng đựng nước, úp những vật dụng đựng nước không cần thiết. Tuy nhiên, có những vũng nước nhỏ mà đôi khi người dân không để ý, chẳng hạn nước trong lon bia, chai lọ, túi nilon, lốp xe không còn sử dụng nhưng cũng không vứt đi. Hơn nữa, nhiều người dân quan niệm rằng, buổi tối, ban đêm mới bị muỗi đốt nên chủ quan không mắc màn khi ngủ trưa, còn thực tế muỗi vằn lại đốt vào ban ngày...
Theo phản ánh của một số người dân ở vùng có dịch SXH, việc truyền thông trên nhiều địa bàn cũng chưa được làm đến nơi đến chốn. Cụ thể, chính quyền chỉ tổ chức tuyên truyền trọng điểm, tại một số điểm, ai biết thì đến nghe, ai không biết thì thôi. Người nào có kinh nghiệm và kiến thức phòng chống thì tự phòng cho mình, còn đa số người dân sống tạm bợ ở các khu sình lầy, nước đọng thì ít quan tâm, cũng như không có điều kiện để phòng bệnh.
Người dân bất hợp tác?
Cũng theo TS. Trần Đắc Phu, khảo sát về tình hình phòng chống dịch bệnh ở các địa phương cho thấy, mỗi khi có đợt phun thuốc trừ muỗi thì chỉ có khoảng 60% người dân hợp tác, còn lại là đóng cửa hoặc chỉ cho phun thuốc ở tầng 1, hay những gian bên ngoài mà nguyên nhân là sợ thuốc độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của người trong nhà. 
Mặc dù cơ quan chuyên môn đã giải thích, truyền thông rất kỹ rằng những loại chất hóa học có mùi thường có tác dụng diệt côn trùng rất tốt nhưng cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định về mặt an toàn cho người dân, hơn nữa mỗi đợt chỉ phun 1 – 2 lần nên việc ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng hạn chế, nhưng người dân vẫn thiếu kiến thức và thể hiện thái độ bất hợp tác trong phòng chống dịch. 
Vì thế Trung tâm Y tế các địa phương cần phải tuyên truyền  để người dân hiểu rõ nếu chỉ phun bên ngoài hoặc tầng 1 thì ở trong nhà và các tầng trên, đặc biệt là sân thượng, muỗi sẽ không bị tiêu diệt mà còn tiếp tục sinh sôi. 
Cùng với TP.HCM, dịch bệnh SXH cũng ngày càng lan rộng ở Hà Nội, với 25/30 quận, huyện ghi nhận ca mắc và xã Tân Triều, Thanh Trì luôn là điểm nóng hàng năm của dịch bệnh này. Ông Vũ Văn Lên - Trưởng trạm Y tế xã Tân Triều cho biết, người nhập cư ở xã chiếm gần 50% và tỷ lệ người mắc SXH ở người nhập cư chiếm 60-70%, nhưng đáng buồn là họ lại có thái độ thiếu thiện chí đối với công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. 
Trạm trưởng Trạm Y tế Tân Triều cũng lo lắng cho hay, hầu hết nhà trọ trên địa bàn xã đều xây dựng bể nước nhỏ, lộ thiên, đậy sơ sài bằng tấm lợp pro - xi măng, nếu thả cá diệt bọ gậy, loăng quăng thì cá chết hoặc khi xả nước trôi mất cá. 
Cán bộ y tế hoặc cộng tác viên đến tận nhà hướng dẫn dùng nilon bọc kín mặt bể thì người thuê trọ cũng không áp dụng. Bảo họ thau bể họ cũng không làm, thậm chí cộng tác viên y tế phải thau bể cho họ. “Chính điều này đã khiến cho tình hình dịch SXH trên địa bàn kéo dài dai dẳng, khó dập dứt điểm” - ông Vũ Văn Lên cho biết.
Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, hiện cả nước có 13 tỉnh, thành chưa ghi nhận ca mắc SXH, đó là những tỉnh vùng sâu, vùng xa, ít người di chuyển tới, nhưng cũng không loại trừ việc phát sinh ổ dịch ở những địa phương này nếu công tác phòng chống dịch bệnh không làm quyết liệt, triệt để. 
Đó là lo lắng của các nhà quản lý, còn người dân cũng không khỏi hoang mang khi kiến thức về phòng chống dịch bệnh của người dân và cộng đồng còn quá ít ỏi, công tác khắc phục và dự phòng bệnh còn rất hạn chế và thực hiện một cách đầy nửa vời như hiện nay... 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.