Bệnh nhân sốt xuất huyết tăng vọt ở Hà Nội

Phun hóa chất diệt tiêu độc, khử trùng, diệt bọ gậy. (Ảnh: Mai Hưng Thịnh/TTXVN)
Phun hóa chất diệt tiêu độc, khử trùng, diệt bọ gậy. (Ảnh: Mai Hưng Thịnh/TTXVN)
Chiều 8/9, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết số bệnh nhân sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng vọt trong tháng Bảy, tháng Tám vừa qua và vẫn đang có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Tính đến ngày 6/9 vừa qua, toàn thành phố đã có 1.537 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở 29/30 quận, huyện, đứng thứ 6 trên toàn quốc, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các quận, huyện có nhiều người mắc sốt xuất huyết gồm Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoài Đức.
Dự báo được tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng vào dịp này, ngay từ đầu năm, Sở Y tế Hà Nội đã tham mưu cho thành phố; đồng thời có kế hoạch cụ thể triển khai công tác vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phát quang bụi rậm…, góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Thời gian tới, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội sẽ tổ chức phun hóa chất triệt để ổ dịch; đồng thời triển khai chiến dịch phun hóa chất tại các vùng có nguy cơ cao với sự tham gia vào cuộc của các ngành nhằm vận động tất cả các hộ gia đình trong khu vực phun hóa chất tiêu diệt muỗi mang mầm bệnh với tỷ lệ cao và hiệu quả.
Ông Hạnh lưu ý sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn truyền, chưa có vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu. Ổ bọ gậy là nguồn truyền bệnh sốt xuất huyết tập trung ở những vật dụng chứa nước như chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can... tại các hộ gia đình.
Do vậy, người dân cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, dọn bụi rậm, tích cực phối hợp với ngành Y tế thực hiện các biện pháp phun hóa chất diệt muỗi, ngăn chặn nguồn lây bệnh.
Tính đến hết tháng Tám vừa qua, cả nước ghi nhận 29.618 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 18 người tử vong do sốt xuất huyết.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.