Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

Ngày 28/3, GS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.

Theo đó, đoàn đã kiểm tra thực tế công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi tại Trạm y tế phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn phường Yên Nghĩa ghi nhận 14 trường hợp mắc sởi (3 trường hợp từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi). Đáng chú ý, 100% các ca mắc chưa tiêm hoặc chỉ mới tiêm 1 mũi vaccine sởi.

Qua thống kê, rà soát, tổng số trẻ trong độ tuổi từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trên địa bàn phường hiện nay là 224 trẻ, trong đó có 164 trẻ đã tiêm vaccine phòng sởi, số còn lại dự kiến hoàn thành tiêm trong chiến dịch vào ngày hôm nay-28/3 và sẽ được cập nhật, báo cáo theo quy định.

Đoàn tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác thu dung, điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Báo cáo đoàn kiểm tra, TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, tính đến ngày 26/3, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã điều trị nội trú cho 277 bệnh nhân mắc sởi, trong đó 233 ca đã khỏi bệnh, còn 44 ca đang được điều trị nội trú tại bệnh viện.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3/2025, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định (chiếm 90%). Bệnh nhân ghi nhận tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 64%) và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi (chiếm 83%).

Hiện tại, ngành y tế Hà Nội tập trung tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố từ ngày 17/2/2025. Tính đến 27/3, toàn thành phố đã tiêm được 22.604 trẻ trên tổng số 23.421 trẻ thuộc diện tiêm chủng (đạt tỷ lệ 97%).

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sởi được ngành y tế Hà Nội thực hiện chủ động, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Thành phố. Đồng thời, căn cứ theo diễn biến tình hình dịch thực tế, đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Phan Trọng Lân ghi nhận và đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành, đáp ứng phòng chống dịch bệnh sởi của ngành y tế Hà Nội trong suốt thời gian qua. GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng, hiện bệnh sởi đang tăng ở nhiều khu vực trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong đó có thành phố Hà Nội. Việc giao lưu, đi lại giữa các vùng, các địa phương là nguy cơ làm lây lan bệnh sởi. Chính vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh sởi, ngành y tế Hà Nội cần tập trung thực hiện 4 biện pháp trọng tâm.

Thứ nhất, nâng cao miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm vaccine phòng bệnh sởi một cách đầy đủ, đúng đối tượng, quản lý tốt đối tượng tiêm chủng, đặc biệt là ở những địa bàn di biến động dân cư, khó tiếp cận, chủ động phát hiện vùng lõm, tiến hành tiêm vét, tiêm bổ sung kịp thời.

Thứ hai, giám sát, phát hiện sớm để khoanh vùng, quản lý ca bệnh kịp thời. Thứ ba, chống lây nhiễm trong cộng đồng thông qua vận động tiêm chủng, hướng dẫn phòng bệnh, tự theo dõi sức khỏe.

Thứ tư, chống lây nhiễm trong bệnh viện: “Việc chống lây nhiễm trong bệnh viện cần được thực hiện ngay với việc kiểm soát ca bệnh sởi nhập viện qua phân luồng, chẩn đoán sớm và chính xác, hạn chế người nhà/người chăm sóc tiếp xúc với ca bệnh, cách ly và điều trị…”, GS.TS Phan Trọng Lân nhấn mạnh.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.