Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Khoảng 40% người bệnh lao ở cộng đồng chưa được phát hiện

Ngày 24/3, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao (24/3). Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, dù đối mặt với không ít thách thức, công tác phòng chống lao tại Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta đã duy trì mạng lưới chống lao tại 100% xã, phường; đảm bảo 100% dân số được tiếp cận dịch vụ phòng chống lao. Tỷ lệ điều trị thành công các ca bệnh lao mới và tái phát duy trì ở mức cao, đạt gần 90%.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong 30 quốc gia có gánh nặng lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Năm 2024, cả nước phát hiện được hơn 113.600 ca mắc lao, trong đó có gần 4.000 trường hợp lao kháng thuốc. Tỷ lệ bệnh nhân lao được phát hiện chủ động trong nhóm nguy cơ cao chưa đạt kế hoạch đề ra; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học vẫn thấp hơn chỉ tiêu mong muốn.

Nguồn lực tài chính, đặc biệt từ ngân sách quốc tế, đang có xu hướng giảm dần. Việc đảm bảo thuốc, thiết bị, vật tư y tế còn gặp khó khăn do thủ tục phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát hiện và điều trị bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ.

Chia sẻ thêm về kết quả đạt được của Chương trình chống lao Quốc gia, Tiến sĩ - Bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết thêm, năm 2024, Chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được kết quả tốt nhất từ trước đến nay với số bệnh nhân lao được phát hiện hơn 113.000 ca (tăng 7% so với năm 2023), tỷ lệ lao có bằng chứng vi khuẩn trên 70%, tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 90% (cao hơn tỷ lệ này trên toàn cầu - mức 88%). Sự thành công cao này đạt được ngay sau khi triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù vậy, vẫn còn rất nhiều việc phải làm do tình hình dịch tễ bệnh lao tại nước ta còn rất nặng nề, Tổ chức Y tế thế giới ước tính Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hàng năm. Năm 2023 Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân Lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

“Mặt khác, các nguồn đầu tư tài trợ cho kiểm soát lao còn khó khăn, nhất là tài trợ của WHO, các tổ chức toàn cầu giảm dần, có thể chấm dứt không còn. Vì thế, năm nay chúng ta cần chủ động đầu tư, hành động để chấm dứt bệnh lao. Cụ thể, kiểm soát bệnh lao gắn với cơ sở khám chữa bệnh, huy động nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế, ngân sách, nguồn xã hội hóa…”, TS Lượng cho hay.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn ảnh 2

Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu tại buổi lễ.

Đánh giá về kết quả đạt được của Chương trình Chống lao Quốc gia những năm qua, Giám đốc Điều hành của Stop TB Partnership, bà Lucica Ditiu cho biết: “Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong cuộc chiến chống bệnh lao. Việt Nam không chỉ đi đầu trong việc đầu tư và triển khai các đổi mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh lao mà còn thể hiện tinh thần nhân ái và giảm kỳ thị đối với những người chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh này”.

Bà Lucica Ditiu - Giám đốc Điều hành của Stop TB Partnership.

Bà Lucica Ditiu - Giám đốc Điều hành của Stop TB Partnership.

Đề xuất đưa lao vào danh mục khám sức khoẻ định kỳ

Để công tác phòng chống lao hiệu quả hơn nữa, Chương trình Chống lao Quốc gia xin được đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ ban ngành liên quan nghiên cứu cho phép các dự án do các chính phủ, tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại được tổ chức, thực hiện theo cơ chế đặc thù.

“Toàn bộ mạng lưới y tế, cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám, kiểm soát sức khỏe toàn dân với hệ thống quản lý sổ sức khỏe điện tử, gắn với nội dung phát hiện, khám và điều trị bệnh lao. Đặc biệt, đưa sàng lọc lao vào danh mục khám sức khoẻ định kỳ…”, TS Lượng nhấn mạnh.

Đối với các cơ sở đào tạo y khoa, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đề xuất đưa nội dung về bệnh lao là bắt buộc để các thầy thuốc có đầy đủ kiến thức, chứng chỉ về bệnh lao trong quá trình hành nghề.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho công tác phòng chống lao, cần tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế vì các nguồn viện trợ quốc tế đang giảm dần và sẽ không còn nữa.

Quang cảnh buổi lễ kỷ niệm.
Quang cảnh buổi lễ kỷ niệm.

Đề cập đến các nhiệm vụ trọng tâm cho công tác phòng chống lao tại nước ta trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đề nghị toàn ngành, các địa phương và đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, chủ động phát hiện và quản lý tốt bệnh nhân lao và lao kháng thuốc, đặc biệt chú trọng vào các nhóm nguy cơ cao như: Người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính...

Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, vận động chính sách, huy động xã hội, nhằm xóa bỏ kỳ thị đối với người bệnh lao, khuyến khích người dân chủ động tìm kiếm và tuân thủ điều trị. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững từ ngân sách trung ương, địa phương và bảo hiểm y tế; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công - tư, kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực mạng lưới phòng, chống lao.

“Chúng ta cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân gắn với nội dung phát hiện, khám, điều trị bệnh lao. Mặt khác, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới trong chẩn đoán và điều trị lao”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba khám và phát thuốc miễn phí cho hơn 200 gia đình chính sách tại tỉnh Quảng Trị

(PLVN) - Ngày 26/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba, Câu lạc bộ xe bán tải Bạch Mã phối hợp với Đồn Biên phòng Hải An và chính quyền địa phương xã Hải An (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) tổ chức chuỗi hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí và trao tặng những phần quà ý nghĩa cho người dân.

Đọc thêm

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Nỗ lực để có thể đưa Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 vào hoạt động dịp 1/6

Dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
(PLVN) - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trịnh Ngọc Hải cho biết, sau hơn 1 năm thi công, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 đặt tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đang nỗ lực, quyết tâm để có thể khánh thành kỹ thuật vào dịp 30/4 và chính thức đón bệnh nhân vào dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6.

Siết chặt kiểm soát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên toàn quốc

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, đẩy mạnh phòng ngừa và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các bếp ăn tập thể, trường học và khu vực đông dân cư.

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.