Đề xuất lập cơ quan chuyên soạn thảo văn bản pháp luật

Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường
Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường
(PLO) - Hôm qua 27/11, thảo luận về Dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật, nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá cao quy định thu gọn chủ thể ban hành văn bản; quy trình bắt buộc xây dựng chính sách trước khi soạn thảo văn bản cũng như việc lấy ý kiến nhân dân...
Tuy nhiên, nhiều Đại biểu đề nghị các quy định này phải rõ ràng, đảm bảo tính khả thi.
Vẫn thiếu định hướng
Đại biểu (ĐB) Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đánh giá cao những điểm mới của Dự thảo Luật, đặc biệt việc bổ sung quy trình thảo luận về chính sách của văn bản pháp luật. Theo ĐB Lộc: “Luật hiện hành không có giai đoạn định hình chính sách cho mỗi văn bản pháp luật. Điều này khiến cho các dự thảo không có định hướng chính sách rõ ràng. Việc thiếu định hướng khiến cho người soạn thảo giống như anh “đẽo cày giữa đường”. Tuy nhiên, ĐB Lộc chưa bằng lòng vì “Dự thảo không định nghĩa chính sách là gì, gồm những nội dung nào, căn cứ vào đâu để đánh giá chính sách, do đó, Dự thảo cần làm rõ”.
Cùng về xây dựng và hoạch định chính sách liên quan đến các dự án luật, ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) cho rằng: “Nếu chúng ta làm chặt, làm rõ về nội dung chính sách từ đầu vào thì rất quan trọng, nhưng không chỉ ở giai đoạn trình kiến nghị về luật mà đó là cả một sợi dây kết nối liên thông như sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ hình ảnh, ý tưởng đến việc thẩm định, thẩm tra và ra đến Quốc hội cho đến khi dự án luật thông qua, có thể coi là chính sách mới hoàn thiện”. Vì lý do này, ĐB kiến nghị: “Cần phải phát huy vai trò của Hội đồng thẩm định, nhất là của Bộ Tư pháp”.
Với nhiều gợi ý từ quy trình xây dựng chính sách, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) lại có góc nhìn khác căn cơ về đội ngũ cán bộ. “Cần nhanh chóng đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên về soạn thảo văn bản pháp luật và xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Trong khi chưa có nhiều chuyên gia giỏi về soạn thảo văn bản pháp luật thì việc soạn thảo nên tập trung về một mối và có thể là thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo văn bản pháp luật thuộc Chính phủ hoặc thuộc Bộ Tư pháp. Các bộ, ngành chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích chính sách. Khi chính sách đã được Chính phủ quyết định thì sẽ chuyển về cơ quan chuyên môn này để dịch thành pháp luật”- ĐB Thúy đề xuất.
Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan
Thảo luận về Dự án Luật, một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là việc lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng văn bản. ĐB chỉ ra rằng, hiện nay việc lấy ý kiến nhiều khi vẫn là hình thức, khó tiếp cận. 
Vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) đề nghị: “Đối với người dân cần có quy trình cụ thể về việc lấy ý kiến của đại diện các đối tượng chịu sự tác động của pháp luật sẽ được ban hành, không nên quy định chung chung việc lấy ý kiến qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Còn đối với doanh nghiệp, cần tiếp tục việc lấy ý kiến trực tiếp của đại diện cộng đồng doanh nghiệp thông qua tổ chức VCCI như hiện nay để bảo đảm thiết thực, hiệu quả.”
Cùng với việc lấy ý kiến còn hình thức, nhiều ĐB còn nêu những bất cập khi hiện nay chưa có cơ chế rõ ràng giải trình về những vấn đề tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của người dân. ĐB Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) rốt ráo: “Dự luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức lấy ý kiến, phải công khai ý kiến đóng góp với thời lượng cụ thể, phù hợp và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp đó phải theo cơ chế công khai, minh bạch. Đặc biệt, cần chú ý quy định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, phải tiếp tục lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động khi Dự thảo đã có những nội dung thay đổi lớn, có nhiều tác động đến đối tượng điều chỉnh”.
Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật sẽ được tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý để Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp sau. 
* Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ): Tôi đề nghị không nên quy định cho cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ban hành văn bản, vì đây là cấp không được phân cấp ra chính sách nên không có nhu cầu thể chế hóa chính sách thành pháp luật. Mặt khác, trên thực tế nhóm này cũng không có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật mới. Cho nên, việc ban hành văn bản trên thực tế là sao chép một cách không đầy đủ các quy phạm pháp luật từ các văn bản của Trung ương và cơ quan cấp trên, dẫn đến việc chồng chéo nhiều lượng văn bản chúng ta không kiểm soát được, tình trạng vi hiến, vi phạm pháp luật thì khá phổ biến.
* Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): Tôi tán thành với phương án 1, để tiếp tục thu gọn hình thức văn bản pháp luật và thu hẹp thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể cơ quan, đồng thời đơn giản hóa hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật dễ tiếp cận, dễ áp dụng, dễ tuân thủ bởi chi phí thấp, khắc phục được hệ thống pháp luật rườm rà, phức tạp như hiện nay thì không quy định hình thức văn bản nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch. Không quy định việc ban hành thông tư của Chánh án TANDTC, của Viện trưởng VKSNDTC và quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, hình thức chỉ thị của UBND. 
* Đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định): Theo Điều 5 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phối hợp. Trên cơ sở quy chế phối hợp công tác, việc ban hành các nội dung liên tịch là nhằm đưa quan hệ phối hợp giữa hai bên vào một khuôn khổ pháp lý chung mà thôi. Hơn 10 năm qua, hình thức văn bản pháp luật này đã thực sự phát huy tác dụng quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước, rất cần được tiếp tục duy trì. Chúng tôi thấy việc giữ lại hình thức văn bản pháp luật này chỉ có tốt và không hề làm cồng kềnh thêm hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội không chấp nhận việc bãi bỏ hình thức văn bản pháp luật này, nghiên cứu để đưa cả hình thức liên tịch giữa Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Đọc thêm

Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
(PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 20230. Đ ể đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.