Góc nhìn pháp lý xác định tuổi của Công Phượng

(PLO) - Tiếp theo ý kiến của các chuyên gia pháp lý, của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về căn cứ xác định tuổi của cầu thủ U19 Công Phượng đăng tải trên Báo PLVN, Tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến tranh luận của các luật sư về vấn đề này. 
Sau đây là phân tích của Luật sư Kiều Anh Vũ, Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn, TP.Hồ Chí Minh.
Hai căn cứ pháp lý 
căn bản
Muốn biết tuổi thật của Công Phượng là bao nhiêu, cần dựa vào 2 căn cứ pháp lý căn bản để xác định. Căn cứ pháp lý thứ nhất dựa vào Chứng minh nhân dân (CMND). Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 05/1999 của Chính phủ về CMND thì: “CMND quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam”. 
Nội dung cơ bản ở đây là họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi thường trú,… Công Phượng đã có CMND nên việc xác định tuổi (ngày, tháng, năm, sinh), trước hết phải dựa vào CMND vì đây là giấy tờ tùy thân, chứng nhận “nội dung cơ bản” của công dân, trong đó có ngày tháng năm sinh. CMND của Công Phượng được cấp hợp pháp thì đó là căn cứ pháp lý để xác định tuổi, ngày, tháng, năm sinh của em và đó cũng là sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền. Và theo thông tin đã được công bố, ngày sinh của Công Phượng thể hiện trên CMND là 21/01/1995.
Căn cứ thứ hai và là căn cứ có giá trị pháp lý cao nhất để xác định tuổi, ngày tháng năm sinh của một người là giấy khai sinh (GKS) vì đây là giấy tờ hộ tịch gốc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định158/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “GKS là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với GKS của người đó”. 
Giấy tờ hộ tịch gốc hiện hành là căn cứ có giá trị
Như vậy, để xác định tuổi của Công Phượng, ngoài CMND là giấy tờ tùy thân thì cần căn cứ vào giấy tờ hộ tịch gốc là GKS. Rõ ràng GKS gốc (năm 1995) và GKS được cấp lại (năm 2010) đều ghi nhận ngày tháng năm sinh của Công Phượng là 21/01/1995. 
Quan điểm cho rằng GKS gốc (năm 1995) của Công Phượng không ghi thông tin về số, quyển nên không hợp lệ, vô hiệu là hoàn toàn không có cơ sở. Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: “Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó”. 
GKS gốc của Công Phượng được cấp bởi UBND xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, có chữ ký và con dấu hợp pháp là hoàn toàn đúng thẩm quyền nên GKS này hoàn toàn có giá trị pháp lý. Việc GKS không thể hiện thông tin về số, quyển đăng ký có thể là một sự thiếu sót về hình thức từ phía cán bộ đăng ký chứ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý và nội dung của GKS này. Cho dù có thiếu sót về hình thức như vậy thì GKS cấp lại năm 2010 đã sửa chữa thiếu sót đó và đây chính là giấy tờ hộ tịch gốc hiện hành của Công Phượng, là căn cứ pháp lý có giá trị nhất để xác định tuổi của Công Phượng.
Nhiều tài liệu, hồ sơ học tập của Công Phượng cũng thể hiện ngày tháng năm sinh là 21/01/1995. Đây là những căn cứ thứ yếu để xác định tuổi của Công Phượng. Tuy có quan điểm nghi vấn về chữ viết trong học bạ tiểu học của Công Phượng, nghi vấn vì sao có hai Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tốt nghiệp tiểu học của Công Phượng (năm 2006 và 2007) nhưng đó không phải là trọng tâm của vấn đề trong việc xác định tuổi của Công Phượng. Bởi vì dù có nghi vấn chữ viết trong học bạ thế nào, em hoàn thành chương trình tiểu học năm nào thì các tài liệu này vẫn thể hiện một cách nhất quán ngày sinh của Công Phượng là 21/01/1995.
Cũng phải khẳng định lại rằng, theo quy định của pháp luật, “GKS là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với GKS của người đó” thì thông tin trên Bản khai nhân khẩu phải phù hợp với GKS, nếu khác biệt thì phải đăng ký lại cho phù hợp với GKS. 
Quan điểm cho rằng “tất cả các giấy tờ khác là vô hiệu”, chỉ có Bản khai nhân khẩu này “được coi là căn cứ xác thực nhất, có thể là duy nhất để chứng minh Công Phượng sinh năm bao nhiêu” là hoàn toàn không có cơ sở, đi ngược lại với quy định của pháp luật. 
Như vậy, dưới góc nhìn pháp lý, đến thời điểm này có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định một sự thật pháp lý là Công Phượng sinh ngày 21/01/1995. 

Đọc thêm

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.