Đã buộc chỉ cổ tay rồi, sao đành để mất nhau?

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
(PLVN) - Mối tình đầu như mây trắng ngang đỉnh núi. Để rồi chiều nay từ phố em về với sợi chỉ đỏ thắm buộc ở cổ tay của hội chợ Tây Bắc cùng đầy vơi nhớ tiếc… Anh còn nhớ hay anh đã quên lễ buộc chỉ cổ tay năm ấy? Đã buộc chỉ cổ tay rồi, sao đành để mất nhau?  

Năm 19 tuổi, em- cô gái Hà Nội lần đầu tiên bước chân vào vườn hồng cùng với anh- một chàng trai đến từ núi rừng Tây Bắc. Cuối năm học đó, em cùng anh về thăm quê anh, một bản người Thái xinh đẹp của núi rừng Sơn La. 

Ngôi nhà anh ở nép mình bên sườn đồi, đó là một ngôi nhà sàn cổ từ đời ông bà anh để lại, gỗ lim lên màu thời gian đen bóng. Nhà người Thái cổ có hai cầu thang, cầu thang chính ở phía đầu nhà dành riêng cho nam giới, thường có 7 bậc ứng với 7 vía của người đàn ông.

Còn cầu thang nhỏ hơn ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. Cạnh chân cầu thang có một khoảng nhỏ chạy ra khoảng sân phía trước, tựa như chiếu nghỉ là nơi các mẹ, các chị, các em... thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa. Cầu thang phía sau có cả thảy 9 bậc, ứng với 9 vía của phái nữ.

Buộc chỉ cổ tay
 Buộc chỉ cổ tay 

Em nhớ tới câu hát mà em vẫn ngân nga trong bài “Chín bậc tình yêu” nhưng đến nay bước chân lên bậc nhà sàn này mới hiểu: “Những bước chân đầu tiên, về làm dâu nhà người/ Bước ngập ngừng,chín bậc tình yêu…”.

Mẹ anh nói với em: “Đây là lần đầu tiên con trai ta dẫn một đứa gái về nhà nên con là khách quý. Theo tục lệ, ta sẽ buộc chỉ cổ tay để con được bình an, cũng là để giữ vía con ở lại với thần bếp lửa, với bậc nhà sàn, với hồn vía của con trai ta…”

Và rồi lần đầu tiên trong đời, em được dự lễ buộc chỉ cổ tay của người Thái. Mẹ bảo lễ buộc chỉ cổ tay được diễn ra trong nhiều dịp trong năm và mỗi dịp cũng mang một ý nghĩa khác nhau về tâm linh. Có ba màu chỉ được buộc trong dịp lễ là màu đỏ, màu trắng và màu đen.

Theo đó, sợi chỉ đỏ được buộc cổ tay cho khách lữ hành (có thể là những người thân, bạn bè của gia chủ hay khách du lịch ghé thăm bản làng...), cầu chúc cho khách đến với bản vui vẻ, khoẻ mạnh, vượt qua được mọi gian lao, trở ngại.

Nhà sàn người Thái ở Tây Bắc
Nhà sàn người Thái ở Tây Bắc 

Đối với các cặp vợ chồng mới cưới, làm lễ buộc chỉ  cổ tay để cột chặt hồn vía cặp vợ chồng trẻ, cầu mong sau này họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, con cái sinh sôi nảy nở, công việc làm ăn trôi chảy. Đối với những người mới ốm hoặc gặp phải những biến cố không may mắn trong cuộc sống  làm lễ buộc chỉ cổ tay với mong muốn chóng hồi phục sức khỏe, mọi chuyện qua đi suôn sẻ.

Chỉ đen được buộc trong dịp đầy tháng của trẻ nhỏ bởi trẻ mới sinh yếu bóng vía khi đó người lớn trong gia đình sẽ làm lễ buộc chỉ cổ tay. Hoặc những người bị bệnh tật kéo dài bị cho là hồn vía đi xa, chơi không biết đường về nên dùng chỉ đen cột cổ tay. Đối với các nhà có chuyện buồn, tang sự thì sau đám tang, người Thái cũng làm tục buộc chỉ đen cổ tay để cầu hồn vía cho người thân được yên nghỉ.

Chỉ trắng thường buộc cho các thành viên trong gia đình khi có đám tang, sau đó chỉ trắng được tháo ra và chôn cùng quan tài người đã khuất để thể hiện linh hồn người đã mất không cô quạnh. 

Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng có rất nhiều tập tục đẹp đẽ và nhân văn
Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng có rất nhiều tập tục đẹp đẽ và nhân văn  

Trước khi làm lễ buộc chỉ cổ tay, mẹ kính cẩn đặt cuộn chỉ đỏ lên bàn thờ, lầm rầm khấn vái hồi lâu bằng thứ tiếng em nghe không hiểu. Sau đó mẹ buộc vào cổ tay bên phải của em sợi chỉ đỏ được bện rất cầu kỳ và tinh xảo- được tết bằng 9 sợi chỉ đỏ nhỏ hơn.

Anh cũng được buộc một sợi chỉ đỏ tương tự, nhưng buộc vào cổ tay bên trái và được tết từ 7 sợi chỉ đỏ nhỏ. Mẹ bảo, buộc chỉ cổ tay cho hai đứa để được bên nhau mãi mãi, sau này dẫu sướng khổ thế nào, dẫu đường đời xa ngái cũng không lạc mất nhau. 

Anh giải thích thêm rằng, theo quan niệm xưa thì đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía, khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những con người đó sẽ không còn tồn tại đích thực trên trần gian, hoặc trong trường hợp người đó bị lạc đi vài vía thì sẽ sống không yên ổn, có thể bị gặp ốm đau, tai họa...

Vì vậy mà sau khi đặt cuộn chỉ lên bàn thờ làm lễ xin ban cho quyền năng của thế lực siêu nhiên nhập vào cuộn chỉ để phù trợ cho con giữ được vía luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Trong lòng em khi đó có nỗi xúc động xen lẫn chút lo sợ mơ hồ. Sợi chỉ bé bỏng màu đỏ tươi như máu cho em có niềm tin rằng, dẫu thế nào thì sau này anh và em cũng bên nhau mãi mãi.

Mối tình đầu qua như mây trắng ngang qua đỉnh núi, ta đã để mất nhau chỉ vì những chuyện vặt vãnh vu vơ khi cả hai người trẻ đều nông nổi, em hay dỗi hờn vô cớ mà anh thì tự ái quá cao. 

Để rồi chiều nay từ phố em về với bàn tay phải buộc sợi chỉ đỏ thắm duyên dáng từ Hội chợ Tây Bắc được tổ chức ngay tại Thủ đô mà bỗng thấy con tim mình nghẹn ngào hối tiếc. Anh còn nhớ hay anh đã quên lễ buộc chỉ cổ tay năm ấy?

Nếu bây giờ được lựa chọn lại một lần nữa, có lẽ em sẽ bỏ qua những hờn giận vu vơ, những tự ái trẻ con để chúng mình lại có nhau như ngày ấy. Nhìn những đôi lứa tay trong tay tràn trề hạnh phúc, con tim em bỗng thì thầm như muốn nói: Đã buộc chỉ cổ tay rồi, xin đừng để mất nhau! 

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.