Con đường chia cắt tình anh em?

Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan, nhiều người tóc đã bạc trắng
Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan, nhiều người tóc đã bạc trắng
(PLO) -Anh em xưa nay ăn ở hòa thuận. Từ khi có con đường ngang qua thửa đất cha mẹ để lại, “xén” mất một phần nhà thờ, tình thân bắt đầu tan rã. Một bên muốn diện tích nhà thờ tự 64m2, bên kia chỉ đồng ý 54m2. Chênh lệch 10m2 nhưng khiến họ phải kéo nhau ra tòa giải quyết. 

Chưa kể khoản tiền bồi thường cũng khiến anh em hơn thua. Đến nỗi có người đã xanh cỏ, mà vẫn chưa thống nhất được cách chia chác.

Chỉ tại… con đường 

Ngôi nhà gắn liền quyền sử dụng đất diện tích 579 m2, tọa lạc ở phường An Hòa, TP Huế,tỉnh Thừa Thiên Huế là do cha mẹ nguyên đơn, bị đơn tạo lập trước năm 1930. Ngày trước, cha mẹ xây dựng trên đất một ngôi nhà ba gian và một ngôi nhà phụ để ở. Các anh chị em lập gia đình rồi ra riêng, chỉ có người em út ở chung với cha mẹ.

Năm 1976 mẹ chết, năm 1988 cha chết, đều không để lại di chúc. Để giữ tình đoàn kết trong gia đình, nên 8 anh em họp lại, thống nhất căn nhà ba gian của cha mẹ để lại dùng để thờ phụng, có diện tích 125m2. Diện tích đất còn lại, giao hết cho người em út.

Do nhà nước mở rộng đường, nên thu hồi 168m2 đất. Diện tích nhà thờ chỉ còn 54m2 với phần hiên trước bị “xén” mất, trong khi phía sau nhà thờ vẫn còn một khoảng đất trống. Anh chị yêu cầu em út cắt thêm 10m2 đất phía sau, nhằm chỉnh trang lại nhà thờ cho khang trang hơn để thờ phụng cha mẹ, nhưng người em (là bị đơn trong vụ án) không đồng ý. 

Tranh chấp ngày càng gay gắt hơn, khi người em đòi hưởng 70 triệu trong số tiền 96 triệu bồi thường ngôi nhà thờ, vì cho rằng mình đã 2 lần bỏ tiền ra sửa chữa trong quá trình sống ở ngôi nhà này. Số tiền 651 triệu bồi thường đất đai, người em cũng yêu cầu phải trích cho mình 20% gọi là “công sức tu bổ”.

Tòa sơ thẩm công nhận diện tích 64m2 và ngôi nhà ba gian nằm trên đất là tài sản chung của 8 anh em, được dùng làm nhà thờ. Số tiền 96 triệu, dùng để sửa chữa ngôi nhà thờ do bị giải tỏa, nên phải chia đều cho 8 người. Vì ngôi nhà là do cha mẹ tạo lập, bị đơn ở trong nhà, có sửa chữa nhưng là do tự nguyện, nên không thể xem xét công sức đóng góp.

Số tiền 651 triệu, tòa cũng quyết định chia đều cho 8 anh em. Theo tòa cấp sơ thẩm, vì  đất cha mẹ để lại, nhưng ngoài diện tích thờ tự, người em đã được quản lý, sử dụng hết, nên không thể xem xét thêm “công sức gìn giữ, tu bổ”. Không đồng ý với bản án của tòa sơ thẩm, người em kháng cáo lên cấp phúc thẩm. 

“Đất không nghe trời, trời cũng không nghe đất”

Phiên tòa hôm ấy do TAND tỉnh xét xử khá náo nhiệt. Những cụ ông tóc bạc trắng, tai điếc đặc do tuổi cao, có người phải chống gậy mới nhấc nổi chân, vẫn kéo đến tòa. Phía sau họ là lớp lớp con cháu. Một ông cụ thưa với tòa: “Cha mẹ để lại chẳng có gì, chỉ hơn 500 m2 đất xưa kia làng cấp cho. Anh em ngày trước sống rất hòa thuận. Chỉ vì con đường chạy ngang qua, mà tình thân cũng tan rã hết”.

8 anh em trong một gia đình, giờ chia thành 3 phe. Nguyên đơn 1 phe, gồm 5 anh em. Bị đơn 1 phe, gồm người em út. Hai người anh em khác hợp thành một “phe trung lập” là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, mà theo người cháu bảo, thì lúc nghiêng về “phe” bên này, lúc lại nghiêng về “phe” bên kia.

Một cụ ông ở “phe trung lập” trình bày với tòa, gia đình đã nhiều lần tổ chức họp, giải quyết nội bộ. Nhưng mỗi lần anh em, con cháu tụ họp lại, là gây gổ, đánh nhau. Mâu thuẫn không giải quyết được nên phải đưa nhau ra tòa:

“Đất của cha mẹ để lại cả. Anh chị em lớn lên, đều dựa vào thực tế cuộc sống mà phân chia đất đai. Không có ai tham lam gì ở đây. Nhưng vì lời nói tổn thương nhau, mất lòng nhau, nên mọi việc mới ra nông nỗi. Đất không nghe trời, thì trời phải nghe đất. Đằng này không ai chịu ai cả”. 

Nguyên đơn cũng bảo, chuyện nhà mà đưa nhau ra tòa, rất xấu hổ. Nhưng chẳng còn cách nào giải quyết, đành phải nhờ pháp luật xử lý.

Bị đơn khai, nhà cha mẹ trước kia để lại chỉ là nhà tranh vách đất. Ông đã hai lần sửa sang, dựng tường bê tông, lợp ngói, mới khang trang được như sau này. Tổng số tiền hai lần sửa chữa mất hơn 2 cây vàng, tương đương với 70 triệu hiện tại. Nên ông muốn được đòi lại số tiền này trong phần 96 triệu tiền bồi thường nhà. 

Trong lúc ông khai, mấy anh chị “phe” nguyên đơn liên tục “xùy”, “xùy”, “làm chi có”, “khai khống rứa mà được à”. Tòa hỏi “phe trung lập”. Hai ông lão tóc bạc trắng đều thừa nhận nhà cha mẹ xưa chỉ là nhà tranh vách đất, lâu năm nên hư hao hết. Hai ông công nhận, em trai có sửa chữa, xây tường, lợp ngói.

Một người “phe” nguyên đơn đứng bật dậy, xin tòa cho phát biểu ý kiến. Bà bảo nhà cha mẹ ngày trước đã xây tường bờ lô, có lợp ngói. “Cha mạ tui ngày trước không giàu nhất nhì ở địa phương, thì cũng xếp vào hàng thứ ba. Cha mạ tui dựng nhà dựng cửa đang hoàng cho cả đàn con ở, nhà xây bằng tường bơ lô, lợp ngói đàng hoàng. Mà giờ họ nói cha mạ tui nhà cửa chẳng ra chi, nên tui ấm ức lắm. Thấy cha mạ bị phụ bạc, nên thương”, bà nói. “Phe” nguyên đơn chỉ đồng ý bị đơn có thay các đòn tay trong nhà, số tiền chỉ khoảng 10 - 15 triệu đồng.

Nguyên đơn nghẹn ngào khóc trước tòa

Nguyên đơn tâm sự, diện tích nhà thờ ngày trước hơn 100m2. Con cháu hơn trăm người, kỵ giỗ tụ họp về còn không đủ chỗ ngồi. Còn bây giờ, mỗi lần kỵ giỗ, đừng nói là ngồi, đến đứng còn không có chỗ. “Bây giờ đi giỗ chạp, tụi tui chỉ đứng mà ăn, chứ đâu được ngồi ăn như trước, có khi còn phải đứng luôn ra ngoài đường, chứ nhà thờ bé bằng bàn tay, sao chứa hết”, một người nói. 

Người anh bảo, con đường chạy ngang phía trước, “ăn” mất cả mái hiên nhà thờ, nhìn rất nham nhở. Nên mấy anh em dự định, số tiền 96 triệu bồi thường tài sản, sẽ dùng vào việc sửa sang lại nhà thờ cho đàng hoàng, sửa sang mồ mả. “Nhà thờ để thờ tự cha mẹ mình chứ ai. Cúng thêm còn không hết, ai lại một hai đòi lấy tiền về làm của riêng”, người chị chép miệng.

Tòa hỏi bị đơn: “Nguyên đơn yêu cầu nhà thờ là 64m2 để thờ cha mẹ, tổ tiên, trong đó cũng có phần của ông. Ông có thể xem xét không?”. Nguyên đơn không đồng ý, bảo nếu cắt lui, sẽ đụng tường nhà ông. Khi đào bới để xây dựng nhà thờ, sợ đụng móng nhà ông, không may làm sập nhà lầu của ông thì nguy.

Rồi ông bảo, mình cũng muốn nhà thờ khang trang, rộng rãi, để thờ cha mẹ cho đàng hoàng. Đâu ai tiếc chi mấy mét đất. Nhưng mấy đứa cháu ăn nói hỗn quá. Ông uất ức, nên mới làm tới. Như thể nỗi ấm ức ấy quá lớn, bất chợt lại trào lên, khiến ông nghẹn giọng, bập bịu khóc. HĐXX phải mấy lần kêu ông giữ bình tĩnh.

Mấy anh chị lại nói, nếu cắt lui 10m, chỉ đụng tường nhà em trai, chứ không đập mất bức tường nhà ông này. Hơn nữa chẳng ai đào bới sâu bên dưới, làm sao sập nhà cho được. Nhà ở thành phố, người ta vẫn phải xây vách sát vách, nhưng có nhà nào sập đâu? Vợ bị đơn ngồi bên dưới cứ loi nhoi trên ghế ra chiều bực bội. Bà bảo cắt đất lui, bà phải dỡ đi căn nhà tạm, và còn một số công trình khác nữa, vậy sao được?

Nới rộng nhà thờ, chia đều tiền bồi thường

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn cho rằng, nhà thờ chỉ là nơi thờ tự, không phải nơi sinh hoạt thường ngày, không cần phải có diện tích lớn, chỉ đủ thờ là được. Vì vậy 54 m2 đất là hợp lý. Nếu cắt lui thêm 10m2, thì gia đình bị đơn có cả thảy 17 nhân khẩu, sẽ không đủ diện tích sinh hoạt.

Tại phiên phúc thẩm, bị đơn tiếp tục yêu cầu tòa xem xét để ông được hưởng 20% số tiền bồi thường, trước khi chia điều cho tất cả. Nhưng các anh chị của ông bảo không được. Đất cha mẹ để lại, họ không tranh chấp, để cho ông hết, nên tiền bồi thường, phải chia điều.

Người em út bảo, cha mẹ ngày trước tạo lập tất cả ba thửa, hai thửa kia cho hai người anh, còn ông sống chung với cha mẹ. Những người con khác không được cha mẹ cho đất, thì được nhà nước cấp mỗi người 1000m2 đấ. Ông có đất cha mẹ để lại, nên không được cấp đất nữa. Chẳng có gì khác nhau cả. Mấy chục năm nay ông ở đó, anh em chẳng ý kiến gì. Giờ nhà nước thu hồi đất, bồi thường 1 “cục” tiền, anh em lại xúm lại, đòi chia chác. Ông thở dài vẻ chán nản. 

Cũng vì chuyện tiền bạc, mà anh em, con cháu trong nhà mới xảy ra mâu thuẫn. Đỉnh điểm của xích mích là họ không nhìn mặt nhau. Một người cháu trong “phe” nguyên đơn tâm sự. Ngày trước, cha anh mới là người đứng đơn khởi kiện. Nhưng vụ kiện còn chưa kết thúc, ông đã qua đời, người chú ruột tiếp nối đi kiện tiếp. Nguyên do cũng vì những mâu thuẫn trên, nên ông buồn bực mà sinh bệnh. 

Mâu thuẫn gia đình căng thẳng đến độ, lúc cha anh nằm cấp cứu ở tầng 6 bệnh viện Trung ương Huế, suốt 2 tháng ròng rã, “phe” bị đơn và cả “phe trung lập” không ai đến thăm. Đến lúc ba anh mất, đám tang để mấy ngày, mà cả ba người chú ruột không ai qua viếng.

“Có lẽ người trong làng họ lời qua tiếng lại, chịu không nổi, nên ngày mai đưa tang, thì chiều hôm đó, cả ba người mới đến viếng, xin được để tang, nhưng tụi tui không đồng ý. Sáng hôm sau đã đưa tang rồi, thì giờ bịt khăn còn ý nghĩa chi”. 

Tòa bác đơn kháng cáo của bị đơn. Chấp nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn. Tuyên diện tích nhà thờ là 64m2. Tổng số tiền bồi thường giải tỏa cả nhà lẫn đất là 747 triệu, phải chia đều cho 8 đồng thừa kế.  

Đọc thêm

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII

Bài viết của Tổng Bí thư về CNXH cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII
(PLVN) - Ở tầm cao lý luận và thực tiễn, bài viết của Tổng Bí thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng tầm tư tưởng, khơi dậy tình cảm, khát vọng, cổ vũ động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Lá phiếu của niềm tin và trách nhiệm

Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
 
(PLVN) - Ngày hội của toàn dân đang đến rất gần, mọi người dân đất Việt với tinh thần trách nhiệm, náo nức mong chờ, gửi trọn niềm tin vào lá phiếu để bầu ra người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Những tiếng nói lạc lõng cần phải lên án

Thị trấn Bến Sung (Như Thanh, Thanh Hóa) trang hoàng đường phố hướng đến Ngày bầu cử.
(PLVN) - Ðể bày tỏ thái độ trước hiện tượng xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật hòng phá hoại, xuyên tạc cuộc bầu cử, trên trang Trực diện TV, ông Minh Giang - người Mỹ gốc Việt, đã công bố video nhan đề "Bầu cử QH: Nói xấu ứng cử viên, xuyên tạc bầu cử, đến hẹn lại lên".

'Giữ lấy đức tin bền vững em ơi! '…

lCác nhân viên y tế tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đi khử khuẩn tại khu vực được khoanh vùng chống dịch, sau khi xã này ghi nhận 2 ca bệnh liên quan đến Bệnh viện K hôm 7/5.  Ảnh: Mạng xã hội
(PLVN) - Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì hơn ai hết, mỗi người dân cần có ý thức chống dịch, thực hiện tốt “5K” và bình tĩnh, không hoang mang thất thiệt… 

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử

Cảnh giác âm mưu “tạo sóng”, “khuấy nước”, phá hoại bầu cử
Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã cận kề. Trong khi cử tri, nhân dân hòa chung tinh thần phấn khởi, sẵn sàng thực hiện quyền công dân của mình thì ở chiều ngược lại, các đối tượng cơ hội, chống đối lại tăng cường chiến dịch, ra sức chống phá cuộc bầu cử.

Có cần những hình phạt cứng rắn hơn?

 Mỗi người dân nếu lơ là chống dịch sẽ ảnh hưởng tới công sức của bao người trong cuộc chiến thầm lặng và quyết liệt này. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Do liên tiếp có một số trường hợp lây nhiễm Covid-19 sau khi đã hoàn thành cách ly, tuần qua Bộ Y tế đã gửi tin khẩn cho biết tạm thời chưa cho rời khỏi khu cách ly với những người đã cách ly tập trung đủ 14 ngày và có 2 xét nghiệm âm tính…

Chỉ đạo của Thủ tướng phải được thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi bài viết “Để lây lan dịch bệnh sau cách ly: Trách nhiệm người đứng đầu địa phương ở đâu?” được đăng tải, Báo PLVN nhận được nhiều ý kiến phản hồi đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo và mong muốn không chỉ người đứng đầu địa phương mà người dân và toàn xã hội cần phải nâng cao trách nhiệm chung tay cùng Đảng, Nhà nước phòng chống đại dịch Covid-19 hiệu quả.

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ

Đừng thỏa hiệp với tội phạm xâm hại trẻ
(PLVN) - Hành trình để bảo vệ trẻ em khỏi tội phạm xâm hại và hành trình đi tìm công lý cho nạn nhân trẻ em có thể gian nan, vất vả, nhưng đó là một hành trình đúng đắn để theo đuổi. 

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường

Bất cập đèn giao thông - “thủ phạm” gây tắc đường
(PLVN) - Thời gian gần đây, tình trạng ùn tắc nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tại một số nút giao trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một trong các nguyên nhân được xác định dẫn đến tình trạng này là do sự phân bố, điều chỉnh của đèn tín hiệu giao thông chưa hợp lý. Cùng với đó, việc một cụm đèn tín hiệu giao thông có nhiều cơ quan tham gia quản lý cũng dẫn tới nhiều bất cập, ảnh hưởng tới việc khai thác của đèn tín hiệu.

Bản lĩnh giám định viên

Bản lĩnh giám định viên
(PLVN) - Câu chuyện đối tượng Nguyễn Xuân Quý dưới vỏ bọc bệnh nhân tâm thần đã buôn bán ma túy, lập “động lắc” trong Bệnh viện Tâm thần TWI (Thường Tín, Hà Nội) vừa gây chấn động dư luận; thì câu chuyện một đối tượng chỉ trong 5 năm đã hai lần thoát án giết người vì có chứng nhận tâm thần ở Đắk Lắk lại một lần nữa làm người ta sững sờ.

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên

Siết chặt đường biên, giữ chặt đường biên
(PLVN) - Tại đất nước láng giềng Campuchia, Covid-19 lây lan quá nhanh  đến mức Thủ tướng nước này cảnh báo mở rộng phong tỏa. Trước đó, nhà chức trách đã áp lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và thị trấn Takmao từ ngày 15/4 cho đến ngày 28/4. Tình hình này tạo ra nguy cơ trực tiếp với Việt Nam.

Chuyển đổi vị trí

Chuyển đổi vị trí
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa phát đi thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) quý I và kế hoạch công tác quý II năm 2021. Theo đó, đối với công tác PCTN, TTCP cho biết đã tập trung kiểm tra hơn ngàn cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động. Công bố, công khai theo quy định của pháp luật kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và PCTN.

Trung thực và thẳng thắn

Ông Đoàn Ngọc Hải đã rất sốt ruột vì người nghèo, người cần nhà.
(PLVN) - Việc ông Đoàn Ngọc Hải đòi hai địa phương tiền ông đã trợ giúp để xây nhà cho người nghèo đã gây ra một sự chú tâm không nhỏ trong dư luận xã hội. 

Niềm tin bứt phá vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng một số thành viên Chính phủ.
(PLVN) - Hôm qua, 8/4, với việc kiện toàn 14 nhân sự mới, Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính gồm 28 thành viên đã ra mắt.

Chuyện vô lý ở Hội An

Ngôi nhà số 75 Nguyễn Thái Học,TP Hội An.
(PLVN) - Câu chuyện sai phạm “3 trong 1” trong sự việc liên quan ngôi nhà cổ là tài sản công tại số 75 Nguyễn Thái Học, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam; khiến nhiều người đặt vấn đề vì sao chính quyền địa phương lại “hiền” trước các sai phạm có tính chất ngang ngược, nghiêm trọng như vậy?