Có một sông Thương chảy vào thơ

Dòng sông thương nhớ (ảnh minh họa)
Dòng sông thương nhớ (ảnh minh họa)
(PLVN) - Đất nước mến yêu, những dòng sông luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những áng văn thơ, nhạc, họa. Không có ai đi hết những con sông. Cũng chẳng có ai dám khẳng định đã sáng tác hết các đề tài về sông. Kể cả dòng Thương, ai đến thì yêu, ai xa thì nhớ. 

Khách đến Bắc Giang không chỉ được thết đãi bằng tấm thịnh tình của mảnh đất hiếu khách, mà sẽ được đắm trong miền văn hóa đặc sắc cũng như được trò chuyện với những dòng sông thân yêu. Mà đắm với sông Thương, hiểu và tức cảnh sinh thơ thì hẳn sẽ được những vần thơ đọng lại. Ngay như thời tuổi trẻ, vì yêu câu quan họ làng cổ mà đến với Thổ Hà, yêu những nghệ sĩ nông dân chân chất mà đến với làng Then (xã Thái Đào).

Hay yêu sông Thương chảy từ tít miền Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn), qua Bố Hạ, Lạng Giang, Yên Dũng rồi về hợp lưu với sông Thái Bình mà thích ngắm dòng trôi. Yêu sông thì tìm hiểu về sông, đời sống bà con đôi bờ. Với bản tính cả xúc cảm, dòng sông đã khiến tôi sinh thơ: “Qua dòng sông thương em/ Câu hát Bố Hạ trao anh mùa xuân trước/ Nước vẫn chảy làm sao mùa đứng lại/ Nên bây giờ màu mắt vẫn sông Thương…”.

Đó là những câu thơ tuổi thanh niên vụng dại. Nhưng đâu chỉ dừng ở đó. Tôi đã có gia tài gần chục bài thơ, đôi mắt thiếu nữ bên dòng sông. Trong niềm hứng khởi mến yêu, tôi đã tự làm khảo sát của mình và đi đến một kết luận, thiếu nữ sống ở những ngôi làng hai bên bờ sông đều nết na, thảo hiền. Phải chăng dòng sông hiền hòa nên lan tỏa đến nết đất nết người? Phải chăng sông yêu đồng, yêu đất nên đã dưỡng nuôi những cánh đồng, mùa màng bằng dòng nước ngọt mát?

Sông quê (ảnh internet)
 Sông quê (ảnh internet) 

Sau này, đi nhiều, đọc nhiều, mới vỡ lẽ ra sông Thương đã đi vào thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng. Nhiều văn nghệ sĩ không phải người dân vùng Kinh Bắc, nhưng yêu nên viết về sông Thương. Từ thời nhạc sĩ Đặng Thế Phong đa tài, sông đã trôi êm đềm trong dòng thơ và ca khúc ông. Rồi đến Tản Đà, Lưu Quang Vũ,Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm, Đồng Đức Bốn…

Mỗi người một vẻ, một niềm cảm hứng, nhưng tựu chung tình yêu sông, yêu quê hương đất nước và dấy lên cảm thức nhân tình thế thái. Cách đây nhiều năm, nhạc sĩ Nguyễn Thái Long đã kể chuyện về chàng nhạc sĩ gốc Nam Định tài hoa - Đặng Thế Phong. Chính từ cảm thức về dòng sông, ông đã viết những ca từ đầy thổn thức để làm nên “Con thuyền không bến” (năm 1940). “Lướt theo chiều gió một con thuyền theo trăng trong/ Trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng/ Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu/ Trên con sông Thương nào ai biết nông sâu”.

Tháng 6/1942, tại Nhà hát lớn Hà Nội, bài hát lần đầu tiên được nữ ca sĩ Vũ Thị Hiển trình bày làm xôn xao dư luận. Năm 1966, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã viết thơ, trong đó có đoạn: “Sao tên sông lại là Thương/ Để cho lòng anh nhớ?/Người xưa bảo đây đôi lòng lệ nhỏ/ Những suối buồn gửi tới mênh mang/ Đò về Nhã Nam/ Đò qua Phủ Lạng/ Mưa chiều nắng rạng/ Đã bao năm?/ Nỗi đau cũ thật không cùng/ Sông cũng thành nước mắt…”.

Rồi Hoàng Cầm viết bài “Nước sông Thương” cũng với mối tình chị - em đầy xa xót: “Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông Thương/ Mắt tròn cối xay/ Chẳng bao giờ ngủ trước sao mai”. Đến bài “Chiều sông Thương” Hữu Thỉnh, ông vẽ nên bức tranh cảnh sắc của cuộc sống mới, ấm no, đầy hy vọng. Lời thơ ông rất gợi: “đám mây trên Việt Yên/ rủ bóng về Bố Hạ/ lúa cúi mình giấu quả/ ruộng bời con gió xanh”…

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì có "Sông Thương tóc dài" với hình tượng sông Thương cực kỳ lay động và ám ảnh: "Mai đành xa sông Thương tóc dài/ Muôn kiếp tình yêu anh gửi lại..." Dòng sông yêu dấu gợi nhớ gợi thương như chính cái tên của nó trở thành một nỗi ám ảnh, khắc khoải về một tình yêu xa vuột tầm tay: "Mai đành xa sông Thương thật thương/ Mắt nhớ một người, nước in một bóng/ Mây trôi một chiều, chim kêu một giọng/ Anh một mình náo động, một mình anh."

Qua tìm tòi, gặp gỡ, tôi cũng biết sinh thời nhà thơ Anh Vũ, nhà thơ Duy Phi… đã viết nhiều thơ về Bắc Giang. Nhiều hội viên Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang cũng đã có thơ về dòng sông và sẽ còn tiếp tục công bố trên các phương tiện thông tin.

Đặc biệt, nhà thơ Anh Vũ đã sáng tạo ra khu vườn tượng ở xóm nhỏ Tân Mới, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang. Ông ngụp lặn trong vùng văn hóa Kinh Bắc, sự nền nã của những con sông chảy qua Bắc Giang. Xung quanh nhà ông là cánh đồng, nơi diễn ra những công việc của nhà nông. Ngày đó, ông bảo mình sinh ra từ làng quê, nên cái văn hóa làng quê “ngấm” vào. Suốt bao năm tháng và đến cuối đời, ông vẫn sống với những điều gần gũi, giản dị đó.

Đó là đất nung, vườn tượng, cánh đồng và thơ. Anh Vũ rất thích khám phá và tìm hiểu về trầm tích của sông Thương để có cảm hứng làm thơ. Có lần nhà thơ tìm đến tận nhà ông Vũ Văn Lập - người sưu tầm cổ vật đáy sông Thương ở thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế để tận mắt thấy sự giàu có của đáy sông sâu.

Cũng có lần, sau chuyến đi xa trở về nhà ông nằm mơ thấy một hình bóng giai nhân nào đó vừa chợt gặp nhưng cũng đủ làm lòng xao xuyến, rồi sinh thơ: “Em khép kín/ Cá tính riêng vùng non nước/ Buồn nỗi gương soi đẹp cùng ai/ Ngày đêm rỗng trời/ Về đâu cơn bấc cơn nồm thổi mãi...”

Sông Thương tự hào là dòng sông đẹp, gợi cảm hứng cho thơ ca. Hơn thế, sông còn chảy vào… thơ, để những dòng thơ, bài thơ tiếp tục được sinh sôi.Nhất là vào những ngày xuân, cảm hứng thơ ca lại dạt dào. Sông Thương sẽ được chảy miết trong thơ của những con người tài hoa.Sông biết ơn người, vì người chắp nối cho sông cất lời. Ngược lại, người cũng biết ơn sông bởi hồn sông và vẻ đẹp trữ tình đã gợi cảm hứng cho mạch xuân, mạch thơ tuôn chảy. 

Đọc thêm

Những mái ấm nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm, tặng quà gia đình CCB Nông Văn Băng (thôn Bó Củng, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê) nhân dịp về nhà mới. (ảnh: Dangcongsan.vn)
(PLVN) - Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở với cách làm bài bản, quyết liệt, đạt được kết quả tích cực.

Mẹ và con trai cùng tình nguyện vào điểm nóng chống dịch

Bà Nguyễn Thị Sáu (trái) tặng quà cho người dân khó khăn.
(PLVN) - Mẹ là cán bộ phụ nữ, tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương. Con là bác sĩ trẻ, tình nguyện dấn thân vào “điểm nóng” TP HCM chống dịch. Đó là chuyện về mẹ con bà Nguyễn Thị Sáu - Lê Hồng Cường (ngụ khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

Nữ sinh nghèo xứ Nghệ viết kỳ tích học tập từ căn gác trọ

Em Lê Thị Hiền.
(PLVN) - Thiếu thốn tình cảm của bố, gia đình khó khăn, ba mẹ con sống trong gác trọ chật chội nhưng Hiền luôn nỗ lực trong học tập. Nữ sinh xứ Nghệ đã đạt được những thành tích đáng nể như giải Nhì Học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn, đạt 27,4 điểm xét tuyển đại học khối D.

An ninh Đông Á – Nơi niềm tin được bảo vệ

An ninh Đông Á từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam.
(PLVN) - Với phương châm “Chất lượng tiên phong – Dịch vụ hàng đầu – Nơi niềm tin được bảo vệ” , Công ty TNHH MTV Dịch vụ Bảo vệ An ninh Đông Á đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong phân khúc dịch vụ bảo vệ chất lượng cao và uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, mà mục tiêu cao nhất hướng đến là sự hài lòng của khách hàng.

Về Tây Ninh hiện thực hóa giấc mơ du lịch nông trại nghỉ dưỡng

Sông nước Vàm Cỏ hoang sư, kỳ thú.
(PLVN) - Tây Ninh ngoài việc được mệnh danh là nóc nhà Đông Nam Bộ với cảnh núi non hùng vĩ, thì dạo gần đây tỉnh này đang rộ lên mô hình du lịch nông trại nghỉ dưỡng hay còn gọi Farmstay, đây là kiểu du lịch tại nông trại, theo đó khách du lịch sẽ đến thăm một nông trại sản xuất, trực tiếp tham gia vào các công việc hàng ngày như một người nông dân thực thụ.

Huyện Định Quán trên đà đổi mới, vươn mình mạnh mẽ

Đến nay, 13/13 xã của huyện Định Quán được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong giai đoạn 2015-2020 hơn 5.700 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%/năm, đạt và vượt chỉ tiêu, huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đang trên đà đổi mới, với những bước tiến vượt bậc...

Huyện miền núi Anh Sơn chuyển mình sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Cầu Cây Chanh huyện Anh Sơn.
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, đến nay bộ mặt làng quê tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

Tình người trong hoạn nạn

Báo Pháp luật Việt Nam VP tại Đồng Nai ủng hộ 50 tấn rau, cả quả cho lực lượng tuyến đầu và đồng bào vùng dịch tại Đồng Nai và TP HCM.
(PLVN) - Khó khăn, hiểm nguy do dịch bệnh hoành hành cũng không ngăn được những chuyến tàu, chuyến xe ngày đêm bền bỉ đưa sức người, sức của đến “tiếp lửa” cho đồng bào vùng tâm dịch... Rất nhiều câu chuyện ấm áp nghĩa tình được chia sẻ, lan tỏa như minh chứng kỳ diệu của tình người trong hoạn nạn...

Chuyện hàng ngàn sinh viên xung phong đi chống dịch tại Trường ĐH Y khoa Vinh

Hình ảnh xúc động tại buổi xuất quân ra Diễn Châu hỗ trợ phòng chống dịch của trường ĐH Y khoa Vinh.
(PLVN) - Với tinh thần “xung phong khi Tổ quốc cần và lên đường làm nhiệm vụ tại bất cứ thời điểm nào được điều động”, hàng nghìn sinh viên của trường ĐH Y khoa Vinh đã viết đơn tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Những bước chân đi đến điểm nóng của các y bác sỹ tương lai đã thể hiện khí thế nhiệt huyết của tuổi trẻ nhà trường, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc gọi tên.

Đất Phủ Quỳ thay da đổi thịt từng ngày

Một góc trung tâm huyện Nghĩa Đàn.
(PLVN) - “Nam Đắk Lắk, Bắc Phủ Quỳ” - Phủ Quỳ ở đây là cách gọi khác của huyện Nghĩa Đàn (tỉnh Nghệ An), miền đất giàu đất đỏ badan, với nhiều tiềm năng lợi thế. Tuy vậy, đây cũng là huyện có 5/23 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và 16 xã có xóm đặc biệt khó khăn.

“Bức tranh” nông thôn mới trên quê hương Bác

Huyện Yên Thành được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
(PLVN) - Xác định nông thôn mới (NTM) là một chương trình trọng tâm, Nghệ An đã hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện và tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.