Chuyện ít biết về hội đấu xảo xưa

Ảnh chụp cung đấu xảo. (Nguồn ảnh: Gallica.bnf.fr)
Ảnh chụp cung đấu xảo. (Nguồn ảnh: Gallica.bnf.fr)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự góp mặt của những hình ảnh mang tính biểu trưng và các loại hàng hoá đặc sắc tại các hội đấu xảo là dịp để thế giới biết đến bản sắc và tinh hoa Việt trong nhiều lĩnh vực.

Hội thi đấu về sự tinh xảo

Đấu xảo là một từ Hán - Việt, có thể hiểu là “hội thi đấu về sự tinh xảo”. Đây là cách gọi cũ của hoạt động hội chợ, triển lãm, được tổ chức để giới thiệu và quảng bá các tác phẩm, sản phẩm hàng hóa, từ đó tạo cơ hội cho thị trường, thúc đẩy thương mại, phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động này đã xuất hiện từ xa xưa trên thế giới dưới nhiều hình thức.

Theo Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, ở Việt Nam, hội đấu xảo trong nước được tổ chức chủ yếu để giới thiệu và trao đổi hàng hoá. Đặc biệt, hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh, thành trong cả nước thời kì Pháp thuộc. Hội đấu xảo mang tính quốc tế đặc biệt nở rộ cùng với cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu vào cuối thế kỉ 19. Sự góp mặt của những hình ảnh mang tính biểu trưng và các loại hàng hoá đặc sắc tại các hội đấu xảo là dịp để thế giới biết đến bản sắc và tinh hoa Việt trong nhiều lĩnh vực.

Các hội đấu xảo được tổ chức ở Việt Nam, chủ yếu tại Hà Nội và Sài Gòn ngày càng nhiều kể từ cuối thế kỉ 19. Hội đấu xảo Gia Định tổ chức vào năm Tự Đức 19 (năm 1865) được coi là hội đấu xảo lớn đầu tiên diễn ra tại Nam Kì thời Pháp thuộc.

Ở Hà Nội, năm 1887 dưới thời Tổng trú sứ Paul Bert, hội đấu xảo lớn đầu tiên được tổ chức tại Trường thi đặc biệt để giới thiệu các sản phẩm kĩ nghệ của nước Pháp tại Đông Dương. Tại đây, bên cạnh rất nhiều sản phẩm của Pháp, cũng có các gian hàng dành cho thợ thủ công Việt trưng bày các tác phẩm của họ. Trong dịp này, bức tượng Nữ thần tự do thu nhỏ (tỷ lệ 1/16) được đưa từ Pháp sang trưng bày tại khu vườn trong khuôn viên trường đấu xảo.

Sau đó, Toàn quyền Doumer đã quyết định mở hội đấu xảo vào ngày 1 tháng 12 năm 1901. Tuy nhiên, ngày khai mạc phải lùi đến ngày 3 tháng 11 năm 1902 vì chưa thể khánh thành công trình xây dựng Cung Đấu xảo cho đến cuối năm 1901. Ý tưởng ban đầu của Toàn quyền Doumer khi mở đấu xảo là để “phô diễn” sự tiến bộ ở Đông Dương, các công cụ thương mại, công nghiệp cũng như các công trình sẽ xây dựng ở thành phố Hà Nội, đồng thời để cho Chính quốc, các thuộc địa khác và các nước thấy được những nguồn lực của Đông Dương về mặt “xuất khẩu” và tạo lập một quan hệ có lợi giữa nhà sản xuất Pháp và người tiêu thụ ở Viễn Đông.

Năm 1902, cùng với việc khánh thành Cung Đấu xảo, Hội đấu xảo Hà Nội mở cửa, đã khắc họa một dấu mốc đặc biệt về sự góp mặt của hàng hoá từ nước Pháp, từ các thuộc địa Pháp và một số quốc gia châu Á, trở thành một trường đấu mang tính quốc tế. Cung Đấu xảo quy mô lớn, từng được coi là công trình đấu xảo tráng lệ, xứng tầm với các cuộc đấu xảo quan trọng định kì diễn ra tại đây, có sự tham gia của các sản phẩm Việt từ các địa phương trong cả nước bên cạnh các sản phẩm của Pháp và các nước khác trong suốt thời kì Pháp thuộc.

Các sự kiện này đã tạo cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam giới thiệu và bán sản phẩm, thúc đẩy phát triển thương mại, đồng thời khẳng định tính độc đáo và sự tinh xảo trong các tác phẩm trưng bày mang bản sắc Việt trên thị trường.

Đồ trưng bày của Việt Nam tại Đấu xảo Marseille. (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1)

Đồ trưng bày của Việt Nam tại Đấu xảo Marseille. (Nguồn ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1)

Khám phá di sản kí ức

Các sản phẩm trưng bày của Việt Nam không chỉ góp mặt ở các hội đấu xảo trong nước mà còn được phô diễn tại nhiều cuộc đấu xảo thuộc địa, đấu xảo thế giới. Không chỉ tham dự đấu xảo với các sản phẩm hàng hoá, hình ảnh mang bản sắc Việt cũng đặc biệt được giới thiệu dưới nhiều hình thức.

Năm 1866, triều đình nhà Nguyễn đã cử một phái đoàn sang Pháp để tham quan hội đấu xảo thế giới tổ chức lần thứ 2 tại Paris vào năm 1867. Đây là lần đầu tiên các tác phẩm điêu khắc Chăm được giới thiệu. Tuy nhiên, lần này chưa có hình ảnh hay sản phẩm nào của người Việt tham dự.

Tại đấu xảo thế giới năm 1878 tổ chức lần thứ 3 tại Paris, lần đầu tiên, một số sản phẩm của Nam Kì tham dự hội đấu và mang về khá nhiều huy chương. Các sản phẩm từ Nam Kì thu hút được sự quan tâm của người phương Tây và được Tổng thống Pháp, Bộ trưởng Thuỷ lợi, Bộ trưởng Nông nghiệp, Thương nghiệp và Khâm phái các nước khen ngợi. Các sản phẩm Việt cũng được đánh giá cao tại các hội đấu xảo tại Paris, Marseille, Lyon, San-Francisco, New York, Bruxelles sau đó.

Các tác phẩm tham dự đấu xảo của Việt Nam thu hút người phương Tây bởi vẻ tao nhã, độ tinh xảo và sự độc đáo của chúng. Một số sản phẩm, hình ảnh và đồ trưng bày thực sự mới lạ đối với khách tham quan. Trong số các hội đấu xảo có sự tham gia của Việt Nam thời kì đó, hội đấu xảo thuộc địa năm 1931 đã giới thiệu hình ảnh, tiềm năng và các sản phẩm hàng hóa của Đông Dương một cách phong phú và đa dạng nhất.

Nhằm giới thiệu cho đông đảo công chúng nguồn tài liệu lưu trữ phong phú và có giá trị về Việt Nam xưa qua hoạt động đấu xảo, đồng thời tạo nên một không gian khám phá di sản kí ức cho xã hội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm “Đấu xảo - Nơi tinh hoa hội tụ”. Triển lãm diễn ra từ ngày 26/1 - 30/6 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, số 5 phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội).

“Đấu xảo - Nơi tinh hoa hội tụ” giới thiệu hơn 300 tài liệu lưu trữ và hình ảnh quý về các hội đấu xảo tiêu biểu có sự tham gia của Việt Nam, trong đó rất nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi.

Triển lãm được bố cục thành 2 phần: “Hội Đấu xảo Hà Nội” giới thiệu tài liệu, hình ảnh về một số hội đấu xảo tiêu biểu được tổ chức tại Hà Nội và “Đem chuông đi đánh xứ người” giới thiệu tài liệu, hình ảnh về các hội đấu xảo thuộc địa và đấu xảo thế giới tiêu biểu có sự tham gia của Đông Dương, đặc biệt tại Pháp.

Triển lãm tài liệu lưu trữ “Đấu xảo - Nơi tinh hoa hội tụ” sẽ phác hoạ không gian các hội đấu xảo quan trọng trong nước và quốc tế, nơi hội tụ tinh hoa Việt, từ cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20. Không chỉ vang bóng trong quá khứ, ngày nay tinh hoa Việt vẫn luôn được các thế hệ duy trì và phát huy trong thời kì hội nhập.

Đọc thêm

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản. 

Rộn ràng Xẩm từ miền quê huyền thoại

Nhiều thế hệ cùng tham gia CLB hát xẩm Hà Thị Cầu.
(PLVN) - Ninh Bình được coi là một trong những cái nôi của Xẩm, gắn liền với cố nghệ nhân hát Xẩm nổi tiếng Hà Thị Cầu. Việc bảo tồn giá trị nghệ thuật hát Xẩm đang được tỉnh Ninh Bình thực hiện với mục tiêu tạo thành sản phẩm du lịch, góp phần định vị điểm đến của du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Về miền “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”…

Di tích Đền Trần Nam Định.
(PLVN) - Ở Nam Định, nếu như Đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Nếu như Đền Trần có nghi lễ khai Ấn đêm 14 tháng Giêng thì Phủ Dầy gắn liền với chợ Viềng mỗi năm chỉ họp một phiên…

Sứ mệnh Hoa Lư sẽ trở thành đô thị cố đô - di sản

Du lịch miền di sản cố đô, điểm hẹn bốn mùa. Ảnh Sở Du lịch Ninh Bình.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 23/8/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ Ninh Bình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hình tính chất đơn vị hành chính mới sau hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư là “Đô thị Cố đô - Di sản” là đúng đắn và có tầm nhìn…