'Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại'

Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế năm 1932. (Ảnh: AAVHj.c)
Khu vực Hoàng thành trong Kinh thành Huế năm 1932. (Ảnh: AAVHj.c)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô bậc nhất. Nơi đây ghi dấu một thuở vàng son của vương triều Nguyễn cũng như chứng kiến những hưng vong của triều đại này. Hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu cùng những dấu ấn, câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế đang được công bố tại triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

Dấu ấn một thuở vàng son

Kinh thành Huế, một trong công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn, nơi lưu giữ ký ức về một thời phong kiến của Việt Nam. Với quan điểm: “Bậc vương giả dựng nước đặt Kinh đô, tất lấy thành trì làm chắc”, sau khi thống nhất thiên hạ, năm 1803 Vua Gia Long đã sai người đi khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng mở rộng Kinh thành làm nơi bốn phương về chầu hội.

Từ năm 1803, việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính Vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận. Tháng 4 năm Ất Sửu (1805), sau khi sắc cho Bộ Lễ chọn ngày tốt làm lễ tế trời đất và nhận thấy mọi sự chuẩn bị xong, Vua Gia Long đã cho khởi công xây đắp Kinh thành. Hơn 3 vạn lính và dân phu chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế làm việc.

Vua Gia Long thực hiện công việc xây dựng Kinh thành dang dở thì lâm bệnh nặng mà mất (năm 1820), Vua Minh Mạng lên nối ngôi tiếp tục sứ mệnh vua cha để lại. Ông cho tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh thêm các hạng mục lớn nhỏ trong, ngoài Kinh thành.

So với cố đô thành Phú Xuân, Kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809. Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông - Tây - Nam - Bắc. Đến năm 1831 - 1832, Vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của Kinh thành.

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế - hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ. Di tích nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo. Kinh thành được xây dựng theo kiểu Vauban, có hình gần như vuông, diện tích 520ha, chu vi trên 10.500m. Hệ thống thành quách gồm: Kinh thành (thành ngoài), Hoàng thành và Tử cấm thành (thành trong) đều nằm trên một trục, quay mặt về hướng nam - đông nam, được xây dựa vào địa thế của núi Ngự, sông Hương. Trục chính của hệ thống này chạy qua giữa đỉnh núi Ngự Bình.

Kinh thành được xây dựng với 24 pháo đài quanh thành, bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy. Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống cửa của Kinh thành với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, một cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía đông và tây trên dòng Ngự Hà.

Kinh thành Huế là công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhà Nguyễn, là chứng tích tiêu biểu cho sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của mỹ thuật Nguyễn trên mảnh đất Cố đô trong thế kỷ XIX.

Dấu xưa thành cũ

Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là một công trình đồ sộ, bề thế và quy mô bậc nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu khối mét đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ đắp thành; ngay cả Vua Gia Long cũng thừa nhận rằng: “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều”.

Như vậy, công cuộc xây dựng Kinh thành được bắt đầu từ mùa hè năm 1805 và hoàn thành cơ bản vào năm 1832; trải dài suốt gần 30 năm dưới 2 triều đại vua, với hàng trăm công trình kiến trúc lớn. Sau hàng trăm năm, khu Kinh thành hiện nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Kinh thành Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn ở Huế. Khi đi du lịch Huế, du khách không chỉ chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh mộng mơ, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc Cố đô.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, với mong muốn giúp người dân và du khách biết thêm những dấu xưa thành cũ trên đất Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại” bắt đầu từ ngày 17/1/2024.

Tại triển lãm, lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được công bố. Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được tái hiện chân thực và sinh động qua triển lãm trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế biết thêm những câu chuyện lịch sử, giá trị văn hoá và những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất Cố đô.

Năm 1945, sau sự kiện Vua Bảo Đại thoái vị, lịch sử Việt Nam bước sang trang mới, Kinh thành Huế cũng khép lại vai trò là một kinh đô. Sau những thăng trầm của lịch sử và sự biến thiên của thời gian, Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích. Năm 1993, Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Những dấu xưa thành cũ và cả những công trình còn hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới.

Đầu tháng 1/2024, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học để nghe các chuyên gia, nhà nghiên cứu góp ý cho Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh”. Đây là bước đi cần thiết để đơn vị tư vấn và chủ đầu tư hoàn thiện dự án trước khi trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt để có thể khởi công công trình trong năm 2024. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính nhìn nhận, sự nghiệp bảo tồn di sản Huế đã đi qua các giai đoạn “cứu nguy”, “bảo tồn bền vững” và giờ đây bước vào giai đoạn “phục hồi” các công trình đã mất; tiếp nối dự án phục hồi điện Kiến Trung, dự án phục hồi điện Cần Chánh sẽ là một trong những ví dụ tiêu biểu trong việc khảo sát, nghiên cứu rất công phu.

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.