Đàn Nam Giao mong “cha trời” chứng giám, đàn Xã Tắc cầu quốc thái dân an

Phục dựng Lễ tế Đàn Xã tắc ở Huế.
Phục dựng Lễ tế Đàn Xã tắc ở Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tìm trong sử sách, đối với bất kỳ triều đại phong kiến nào, những người đứng đầu vương triều không thể quên hai lễ tiết quan trọng bậc nhất, được liệt vào hàng đại lễ. Đó là tế trời và tế đất cầu quốc thái dân an. Giải thích nôm na, lễ tế trời để nhà vua, người được coi là con của trời, cẩn cáo với Ngọc Hoàng thượng đế những công tích mà vương triều đạt được. Linh thiêng không kém, lễ tế đất là để cầu mong các thế lực thần linh phù hộ cho quốc thái dân an.

Đàn Nam Giao, nơi "cha trời" chứng giám

Thời phong kiến cai trị theo chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền lực tối cao đều nằm trong tay nhà vua, người tự xưng là "thiên tử" - con trời. Coi mình là con của Ngọc Hoàng, được phái xuống trần gian để cai trị muôn dân, tất nhiên, các vị vua chúa phải hành lễ với người cha tinh thần, chính là “ông trời”.

Trong quan niệm triết học của cổ nhân, trời vốn có hình tròn. Vì thế, đàn Nam Giao đều được xây dựng với hình tròn. Một số tài liệu ghi chép, đàn Nam Giao bắt đầu xuất hiện ở nước ta vào thời nhà Lý. Theo đó, tháng 9 năm Nhâm Thân (1152) đàn Nam Giao được Vua Lý Anh Tông cho xây dựng ở cửa Nam thành Thăng Long (tức khu vực Ô Cầu Dền ngày nay).

Dựa trên một số bản đồ vẽ kinh thành xưa, vị trí đàn Nam Giao được xác định khá rõ. Đàn nằm trong vùng đất phía Nam, mênh mông đầm nước bao bọc suốt từ vùng hồ Văn Miếu cho đến sát chân đàn. Theo các hình minh hoạ, đàn Nam Giao được dựng theo lối phương đình tám mái, xung quanh là những bậc đá để nhà vua bước lên làm lễ tế trời. Theo quan niệm cổ xưa, mọi nghi lễ đều diễn ra trên đàn đắp bằng đất, bày hương án ngoài trời chứ không có mái.

Về kiến trúc ban đầu của đàn Nam Giao, tài liệu cổ cho biết đàn gồm Chiêu sự điện (3 gian 2 chái), hai ngôi nhà cạnh phía đông, tây (1 gian 2 chái), hai nhà giải vũ mỗi nhà 7 gian. Nhà Trai cung là nơi vua ăn chay, 1 gian 2 chái và điện Canh y, nơi vua thay áo trước khi làm lễ tế, cũng 1 gian 2 chái.

Cho đến thế kỷ thứ 15, Vua Lê Huyền Tông mới cho tu bổ đài Nam Giao, kéo dài từ năm 1663 - 1671. Đàn tế được đắp mới, hình tròn tọa trên nền đất dài 15 thước cao 5 tấc; hai bên tả hữu thờ các vì sao đều đắp nền dài 16 thước, cao 3 tấc. Bốn phía trồng cây, đằng trước mở ba cửa; nền và sân trong ngoài đều lát đá; xà, rui, hoành phi đều sơn son thếp vàng rực rỡ. Đàn Nam Giao dưới thời Vua Lê Huyền Tông tồn tại hơn 100 năm nữa. Đến đầu triều Nguyễn (1802 - 1945), Vua Gia Long cho dỡ lấy gạch đá để xây thành Thăng Long mới, chỉ còn lại phần đền chính. Tới niên hiệu Tự Đức thứ 11 (1859), ngôi đền chính này cũng bị hỏa hoạn. Từ đó đàn Nam Giao Thăng Long chỉ còn lại những phế tích. Đầu thế kỷ 17, kinh đô chuyển vào Huế, các vua triều Nguyễn cho xây dựng đàn Nam Giao mới. Vì thế, đàn Nam Giao ở Thăng Long không được xây dựng lại nữa.

Năm 2007, các nhà khoa học đã xác định được vị trí cụ thể của đàn Nam Giao. Đó là khu vực Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, phía Bắc là phố Đoàn Trần Nghiệp, phía Nam giáp phố Thái Phiên, phía Tây giáp phố Bà Triệu, phía Đông là phố Mai Hắc Đế.

Toàn cảnh đàn Nam Giao ở Huế.

Toàn cảnh đàn Nam Giao ở Huế.

Đàn Xã Tắc, cầu quốc thái dân an

Để hiểu rõ về ý nghĩa của khái niệm “xã tắc”, cần nhắc đến hai câu thơ bất hủ của Vua Trần Nhân Tông, nhà chiến lược, nhà văn hóa, danh nhân sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bấy giờ khải hoàn sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, trước cảnh lăng mộ các tiên vương bị đào bới, chân ngựa đá cũng lấm bùn, nhà vua đã tức cảnh mà ngâm “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã. Sơn hà thiên cổ điện kim âu” (Nghĩa là đất nước hai phen chồn ngựa đá. Non sông ngàn thuở vững âu vàng). Trong hai câu thơ kiệt xuất đó, hai chữ “xã tắc” được dùng với ý nghĩa bao trùm toàn bộ vận mệnh quốc gia, dân tộc. Xã tắc lâm cảnh nguy nan thì chân ngựa đá cũng bị dính bùn. Xã tắc vững mạnh đồng nghĩa quốc thái dân an. Nhiều tài liệu ghi chép, trong các cuộc giao tranh thời xưa, khi diệt trừ một nước nào đó, đoàn quân chiến thắng thường phá bỏ đàn Xã Tắc của vương triều cũ để lập đàn mới. Gần đây, giới khảo cổ học và sử học Việt Nam bước đầu khẳng định khu vực vừa khai quật nằm trong khu kiến trúc đàn Xã Tắc của kinh thành Thăng Long xưa, dù chưa thể xác định đâu là trung tâm của đàn Xã Tắc cũng như diện tích và hướng chính của di tích này.

Ngày nay, khi tìm hiểu về đàn Xã Tắc, nhiều quan niệm phân tách nghĩa nguyên của từ “xã tắc”. Theo đó, “xã” là đất, ý muốn nói đến vị thần Đất; còn “tắc” là loại quý giá nhất trong ngũ cốc, muốn nói đến vị thần lúa. Từ đó, quan niệm cho rằng đàn Xã Tắc là nơi các vị vua thực hiện nghi lễ cúng thần đất và thần lúa. Thời xưa, cổ nhân sinh sống theo nguyên tắc “dĩ nông vi bản”, nghĩa là lấy nghề nông làm cốt lõi để phát triển đất nước. Mà nền nông nghiệp sơ khai, không thể thiếu hai yếu tố căn bản là đất và lúa.

Lễ tế Xã Tắc là lễ tế thần đất và thần lúa - là một trong những lễ hội cung đình truyền thống tiêu biểu, mang đậm tính nhân văn đặc trưng cho nền văn hóa nông nghiệp lúa nước dân tộc Việt Nam. Các vương triều độc lập từ thời Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức lễ tế Xã Tắc hàng năm (vào tháng 2 âm lịch) để tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, cầu mong cho đất nước bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, Nhân dân no ấm.

Một số tài liệu cổ còn ghi chép lại lý do các vương triều lập đàn Xã Tắc. Theo đó, vua phải có đàn Xã Tắc để cầu phúc và báo công với thiên hạ. Con người không có đất không ở vào đâu được, không có lương thực thì không có cái để ăn. Đất đai lại quá sâu rộng, không thể đi tế lễ khắp nơi, ngũ cốc cũng quá nhiều, không thể tế lễ từng loại. Do vậy phải chọn đất để lập xã tôn kính đất đai, chọn lúa để tôn kính ngũ cốc. Nơi lập đàn Xã Tắc thường được quy định rõ ràng. Xét theo các ghi chép còn lưu lại thì đàn Xã Tắc phải lập ở phía tây thành, đối diện với Thái Miếu phía đông thành, là nơi thờ phụng tổ tông của các vị vua.

Là nghi lễ quan trọng bậc nhất của quốc gia, do nhà vua đích thân cử hành, lễ tế đàn Xã Tắc được tổ chức rất long trọng vào các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm chiến thắng, ngày bắt đầu vào mùa vụ… Trước đó, nhà vua phải ăn chay, giữ mình thanh tịnh ít nhất 3 ngày. Vào ngày tế lễ, nhà vua xuất phát từ nội đô, theo sau là toàn bộ bá quan văn võ. Các đạo lính phòng thành tinh nhuệ như: Cấm vệ quân, Thiên tử quân đều theo hộ giá. Mục đích vừa để chứng tỏ sức mạnh quân sự, vừa để bảo vệ an toàn cho vua và các triều thần. Dân chúng kinh thành được thông báo từ trước, cũng kéo đến tề tựu bên đàn Xã Tắc.

Tại đàn Xã Tắc, các vị quan thuộc bộ Lễ (chuyên về nghi lễ triều đình) đã chuẩn bị đầy đủ các đồ thờ tự bao gồm ấn triện, án thờ, phẩm vật... Theo nghi thức cung đình định sẵn, nhà vua tuần tự tiến hành các lễ tế chính. Đầu tiên là “quán tẩy”, quan chấp sự dâng nước sạch để vua rửa tay. Tiếp đó là “thượng hương”, đích thân nhà vua phải dâng hương, cắm lên các hương án đã dựng sẵn trên đài lễ. Dâng hương xong, nhà vua đọc sớ “nghinh thần” để thỉnh các vị thần Đất, thần Lúa về dự lễ hưởng lộc. Hương tàn đến độ, quan chấp sự dâng sớ “chúc thần”. Nhà vua sẽ đọc những bài văn ca ngợi công đức của các vị thần linh, sau đó, nhân danh thiên tử cầu nguyện các vị thần tiếp tục phù trì cho quốc gia được vững bền, muôn dân no ấm, mùa màng tốt tươi, mưa gió thuận hòa. Sau phần đọc “chúc thư”, nhà vua truyền quan chấp sự hiến lễ vật là ngọc trắng và dâng rượu tới các vị thần. Tàn một tuần hương, nhà vua bắt đầu ban phúc cho dân chúng. Lễ này chỉ mang tính nghi thức, các phẩm vật trên đàn tế sẽ được chia xuống các lộ dân cư, thông qua các bô lão đức cao vọng trọng của mỗi vùng. Cuối cùng là lễ “triệt soạn”. Quan chấp sự thu dọn các đồ lễ chia xuống bá quan, sớ “nghinh thần” và sớ “chúc thần” sẽ được “hóa” đi cùng một số đồ thờ như hương án, bài vị...

Đàn Nam Giao và đàn Xã Tắc là hai đàn tế quan trọng của quốc gia quân chủ Việt Nam thời trung đại. Các buổi tế lễ ở đàn Xã Tắc và đàn Nam Giao đều là những nghi lễ long trọng, do đích thân nhà vua cử hành. Qua nhiều tài liệu ghi chép, có thể khẳng định vị trí xây dựng hai đàn tế đều được các triều đại phong kiến nghiên cứu kỹ càng. Đó là những địa điểm trọng yếu của kinh thành, nơi tụ hội linh khí quốc gia, để qua đó, việc tế lễ mang lại hiệu quả thiết thực cho mục tiêu quốc thái dân an. Ngày nay, tiếp nối những giá trị truyền thống của cổ nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa cả về mặt hiện thực cũng như tâm linh là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

Thương nhớ cửa ô xưa của kinh thành Thăng Long

(PLVN) - Cửa ô - một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội. Đó là lịch sử, là chính trị, là văn hóa, là đời sống xã hội. Cửa ô gần gũi, thân thương trong kí ức bao người, nhắc ta về quá khứ vàng son của cha ông, để ta thêm trân trọng hiện tại và dựng xây tương lai.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa tại “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình”

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh Đinh Thuận)
(PLVN) - Chương trình “Ngày hội Văn hoá vì hoà bình” là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội tổ chức vào ngày 6/10/2024 tại hồ Hoàn Kiếm nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố. Trong Ngày hội này, Quận Tây Hồ Quận Tây Hồ sẽ diễu hành, giới thiệu nhiều di sản văn hóa Hà Nội được tôn vinh.

Sống lại thời khắc lịch sử huy hoàng qua những bức ảnh quý

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại Quảng trường Ba Đình, ngày 01/01/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tài liệu ảnh giai đoạn (1954 - 1985) (LIV), SLT 1439)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), nhiều cuộc triển lãm được tổ chức tại Hà Nội. Thông qua các tài liệu, công chúng sẽ được sống lại những giây phút huy hoàng, thời khắc lịch sử mà dân tộc ta đã kiên trì đấu tranh bền bỉ để giành lại độc lập cũng như cảm nhận được những giây phút hân hoan của người dân Thủ đô khi lần đầu tiên được làm chủ vận mệnh của mình.

'Lộng ngôn' trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu gây bức xúc

Hiện tượng công kích, xúc phạm nhau trên mạng xã hội trong cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu khiến nhiều người bức xúc.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.

Trùng tu di tích - Cần có khung khổ pháp lý chặt chẽ

Hình ảnh Chùa Cầu ở Hội An trước và sau trùng tu. (Ảnh: SGTT)
(PLVN) - Hiện nay, do yếu tố thời gian, nhiều di tích ở các địa phương có hiện tượng xuống cấp cần được trùng tu. Tuy nhiên, việc trùng tu để bảo đảm di tích giữ nguyên giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, tăng khả năng di tích chống đỡ lại tác động của thời gian là không hề đơn giản.

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)
(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Làng nghề làm lồng đèn thời số hóa

Nghệ nhân đang tỉ mẩn làm nên chiếc lồng đèn Trung thu. (Ảnh: Q.A)
(PLVN) - Tồn tại qua nhiều thập kỷ, làng nghề lồng đèn lớn nhất khu vực miền Nam Phú Bình đã trải qua một thời kỳ rất hưng thịnh. Tuy nhiên, trước sự biến đổi của xã hội và thị trường, làng nghề đã không còn những ngày vàng son thuở trước...

Rộn ràng hương sắc truyền thống chuẩn bị đón Trung thu

Nét đẹp văn hóa truyền thống đang được lan tỏa trong mỗi dịp Trung thu. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
(PLVN) - Mặc dù còn hai tuần nữa mới đến Trung thu, nhưng hiện tại, ở nhiều tỉnh, thành phố đã treo đèn kết hoa chuẩn bị cho dịp lễ truyền thống. Các hoạt động kéo dài từ đầu tháng 9 cho đến hết ngày 17/9 (rằm Trung thu) hứa hẹn sẽ đem đến những trải nghiệm văn hóa dân gian thú vị, thu hút người dân đến khám phá, tham quan.

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.