Chộn rộn đón Tết làng - Tết phố

Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
Đà Nẵng sẽ bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Huỳnh Sơn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.

Xuân về trên khắp bản làng

Hòa chung không khí đón năm mới của cả nước, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, ý nghĩa phục vụ du khách tham quan, trải nghiệm tạo không khí vui tươi, rộn ràng khắp các không gian của “Ngôi nhà chung”.

Theo đó, các hoạt động chủ đề “Xuân về trên bản làng” giới thiệu các hoạt động nô nức đón xuân đầu năm cùng các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng của các dân tộc.

“Xuân về trên bản làng” bao gồm: “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, chương trình dân ca, dân vũ “Đón xuân ở bản em” của các nhóm đồng bào phía bắc; tái hiện “Lễ tạ ơn” của dân tộc Dao, chương trình giao lưu “Xuân về trên cao nguyên” của các dân tộc Tây Nguyên; “Dựng cây nêu ngày Tết”, “Bữa cơm đoàn viên” của các dân tộc hoạt động tại Làng…

Đặc biệt, ngày 19/1, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025. Ban Tổ chức sẽ trao 660 phần quà từ nguồn huy động tài trợ để trao cho các đối tượng chính sách, các hộ khó khăn xã Định Tiến, huyện Yên Định (Thanh Hóa); xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang); Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Ba Trại, huyện Ba Vì; Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin xóm Muỗi, xã Yên Bài, TX Sơn Tây (Hà Nội) và đồng bào đang sinh hoạt hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Không gian gói bánh chưng tại nhà dân tộc Mường. (Ảnh: Phạm Tiệp)

Không gian gói bánh chưng tại nhà dân tộc Mường. (Ảnh: Phạm Tiệp)

Ngoài ra, còn có các hoạt động “Vui Tết cổ truyền” tại không gian các làng đồng bào thể hiện phong tục chúc Tết theo truyền thống và mang đậm sắc màu các dân tộc: lễ dựng cây nêu ngày Tết Xuân Ất Tỵ 2025, các nghi thức đón Tết của đồng bào các dân tộc theo truyền thống vùng, miền; các hoạt động lễ hội, âm nhạc đầu năm mới, giao lưu văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: múa xòe, nhảy sạp, múa rùa… Các hoạt động có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Cơ Tu, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 11 địa phương có đồng bào hoạt động hàng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Tại huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), lễ hội Lồng Tồng và Ngày hội Văn hóa các dân tộc sẽ diễn vào ngày 8/2/2025. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Tày, Mông và Dao... thể hiện những giá trị văn hóa sâu sắc. Lễ hội Lồng Tồng được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, cơm áo đầy đủ. Lễ hội tổ chức tại những ruộng được cho là tốt nhất, to nhất. Tại lễ hội sẽ có: tế lễ, rước lễ cây tịnh điền, phát lộc đầu năm, thi chọi dê, thi bắt cá. Đặc biệt, tại đây sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày”.

Pú mo chủ trì lễ cúng tại Lễ hội Lồng Tồng. (Ảnh: KCLDT)

Pú mo chủ trì lễ cúng tại Lễ hội Lồng Tồng. (Ảnh: KCLDT)

Tết sắc màu muôn nẻo

Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi drone được lập trình công phu để vẽ nên những hình ảnh độc đáo kể những câu chuyện về lịch sử ngàn năm, di sản văn hoá của Thủ đô Hà Nội, để tạo nên không gian sáng tạo đầy cảm xúc. “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” được tổ chức tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vào 20h ngày 18/1/2025 do Báo Nhân Dân, UBND TP Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức. Cũng trong chương trình này có nhạc hội quy tụ nhiều nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam hứa hẹn mang đến một bữa tiệc nghệ thuật độc đáo và ý nghĩa. Tại không gian di sản hồ Tây, các thế hệ nghệ sĩ sẽ kể những câu chuyện lịch sử qua từng màn biểu diễn với chung tình yêu nồng nàn dành cho Thủ đô Hà Nội.

Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025 đón chào năm mới sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone. (Ảnh: Minh Đức)

Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025 đón chào năm mới sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone. (Ảnh: Minh Đức)

TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức trình chiếu ánh sáng 3D lên tòa nhà UBND - HĐND TP Hồ Chí Minh vào tối 28/1 và bắn pháo hoa nghệ thuật từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29/1 (Giao thừa Tết Ất Tỵ). Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh còn diễn ra: chợ hoa Tết mang đậm dấu ấn đặc trưng “trên bến, dưới thuyền”, Ngày hội bánh tét; lễ dâng cúng bánh tét Quốc Tổ Hùng Vương và Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Đền tưởng niệm các Vua Hùng và Đền thờ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; các chương trình biểu diễn nghệ thuật “Mừng Xuân Ất Tỵ - Mừng Đảng quang vinh”; biểu diễn đờn ca tài tử, nghệ thuật truyền thống...

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố bên sông Hàn (Đà Nẵng) sẽ trở thành tâm điểm của không khí lễ hội với hàng loạt sự kiện truyền thống và hiện đại đặc sắc. Nổi bật là đường hoa Bạch Đằng chào mừng và phục vụ 500 đại biểu, đối tác trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn các TP hữu nghị và hợp tác - Đà Nẵng 2025 đến tham quan. Đường hoa Bạch Đằng với không gian rực rỡ sắc hoa phục vụ người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoạn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những tiểu cảnh sáng tạo và nghệ thuật bài trí tinh tế sẽ tạo nên điểm nhấn không thể bỏ lỡ trong mùa Tết cổ truyền sắp tới. Cùng với đường hoa Bạch Đằng, đường hoa biển sẽ được tổ chức dọc vỉa hè từ bãi biển Mỹ Khê đến bãi biển Mỹ An, mang không gian của sắc hoa tươi hòa quyện cùng vẻ đẹp thiên nhiên của bãi biển Đà Nẵng. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng để thư giãn, tận hưởng không khí biển trong lành và chiêm ngưỡng nghệ thuật trang trí độc đáo trong dịp Tết.

Tại Ninh Bình, nơi nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động và chùa Bái Đính, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Ngoài ra, phố cổ Hoa Lư sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn vào ban đêm với các chương trình đêm nhạc hội countdown, chợ xuân với gần 100 gian hàng mang đậm nét văn hóa truyền thống. Các chương trình này sẽ đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm và thưởng thức ẩm thực của du khách, đồng thời góp phần quảng bá văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Dịp Tết nguyên đán 2025, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ tái hiện các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn. (Ảnh: Phúc Đạt)

Dịp Tết nguyên đán 2025, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ tái hiện các nghi thức dựng nêu đúng theo nghi lễ truyền thống của triều Nguyễn. (Ảnh: Phúc Đạt)

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức nhiều hoạt động, trong đó có chào đón năm mới với chủ đề: “Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Ất Tỵ”. Tại Trường THPT chuyên Quốc học, đường Lê Lợi (quận Phú Xuân) tối ngày 28/1/2025 (ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn). Bên cạnh đó, Huế cũng tổ chức các hoạt động đón Xuân tại các tuyến đường đi bộ và công viên từ Bảo tàng Hồ Chí Minh đến Công viên 3/2, Công viên Thương Bạc…; tổ chức các hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian, thể dục thể thao, như Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Thượng tiêu (dựng nêu); Tết Hoàng cung. Đáng chú ý, Huế sẽ mở cửa miễn vé đón Nhân dân tham quan di tích vào ngày 29/1/2025 (mùng 1 Tết Nguyên đán); tổ chức một số hoạt động vui Xuân tại các di tích do đơn vị quản lý… TP Huế sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm cao đón năm mới Ất Tỵ tại 4 địa điểm gồm trung tâm thành phố và 3 địa phương huyện A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc.

… Mỗi dịp Tết Nguyên đán, du lịch Việt Nam lại được “thổi” một luồng sinh khí mới, nhờ vào sự kết hợp yếu tố hiện đại với những lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc, tạo cơ hội cho du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm những sắc màu văn hóa đặc biệt của từng vùng miền Tổ quốc Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.