Con gái khai tử cha để chiếm đoạt tài sản

Văn bản “Quyết định giải quyết việc dân sự về yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết”. Ảnh: Thúy Hằng
Văn bản “Quyết định giải quyết việc dân sự về yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết”. Ảnh: Thúy Hằng
(PLO) - Theo niềm tin dân gian, sinh được năm cô con gái (ngũ long công chúa) là điềm phúc đức, cha mẹ sẽ được hưởng hạnh phúc. Ấy vậy mà ông Nguyễn Văn Quang lại khốn khổ vì mất nhà cửa, bị chính các con mình khai tử khi đang còn sống.
Ông Quang sinh trưởng trong gia đình nghèo. Mẹ ông 81 tuổi vẫn phải đi bán vé số mỗi ngày. Năm 1979, ông Quang công tác tại Ban Chỉ huy quân sự quận 5, TP.HCM, gặp và yêu chị Ngô Thị Nam Phương, phụ cha mẹ buôn bán nón lá tại nhà. Cuộc tình đẹp như những chiếc nón bài thơ và hai người nên nghĩa vợ chồng. 
Vì vợ bệnh, không dám kiếm con trai
Năm 1980 vợ ông sinh cô con gái đầu lòng, đặt tên Nguyễn Thị Kim Nga, đơn vị cấp cho ông căn nhà nhưng nghe theo gia đình bên vợ, ông không nhận căn nhà được cấp mà dùng tiền cha vợ cho để mua đất và xây nhà tại số 48 đường Nguyễn Kim. Vợ chồng ông cùng ký tên vào hồ sơ chủ quyền nhà đất, được cấp “giấy xanh”. Họ lần lượt có thêm ba con gái đặt tên là Tuyết Hằng (SN1981), Thanh Lộc (SN 1983), Thanh Nhàn (SN 1987). Mọi việc trong nhà, từ lo cơm nước, giặt giũ từng chiếc tã lót, áo quần đến pha từng li sữa mớm cho các con, đều do một tay ông lo lắng. 
Là con trưởng, ông Quang cũng mơ ước có con trai nối dõi nhưng nhận thấy bốn công chúa nhỏ cũng đáng yêu, phần vì phát hiện vợ mắc bệnh tim, ông chấp nhận kế hoạch hóa. Ông cũng muốn đưa vợ đi phẫu thuật thay tim nhưng bà Phương không đồng ý. Tài chính trong nhà một tay vợ quản lý, bà lại sợ phẫu thuật gây tốn kém, ông đành chịu. 
Năm 1995, vợ chồng ông bị vỡ kế hoạch. Với tình cảm thiêng liêng của người mẹ, bà Phương cứ muốn giữ đứa con dù biết có hại cho sức khỏe. Sau khi sinh cô công chúa thứ 5 được khoảng tháng, bà Phương đi tắm đêm, ngã quỵ trong phòng tắm, vào đến bệnh viện bà đã qua đời. Cú sốc mất vợ khiến ông Quang suy sụp hẳn. Nhà còn khoảng 60 triệu đồng dành dụm, làm đám tang vợ hết hơn 40 triệu đồng; phần tiền còn lại chưa đến 20 triệu đồng, ông giữ làm mua bán nón nuôi các con. 
Làm ăn thất bại, con cái ghẻ lạnh
Tuy nhiên, việc nhà binh ông hiểu, còn việc buôn bán ông không rành, buôn nón bị thâm hụt vốn. Chán, ông chuyển sang mở tiệm bida cũng không thấy khả quan. Ông thế chấp giấy xanh cho bà Bích Ngọc (em vợ) mượn 30 triệu đồng mở tiệm rửa xe, cũng không xong. 
Năm 1997, có người hỏi mua với giá 400 cây vàng, ông muốn bán nhà để trả nợ em vợ, mua nhà khác cho các con ở. Bà Ngọc không trả giấy xanh. Ông kiện ra tòa đòi lại nhà. Trước tòa, bà Ngọc nói đã giao giấy xanh cho các con của ông Quang giữ, “Nếu đòi, anh về đòi các con của anh. Nhưng anh nên để nhà đó cho tụi nhỏ ở, nợ thì khi nào có cứ trả, không có thì tôi cho anh luôn cũng được”. Ông Quang rút đơn kiện. Ngày 17/11/1997, TAND quận 10 ra quyết định đình chỉ vụ án này. 
Cuộc sống gia đình ông Quang ngày càng ngột ngạt. Ông lầm lũi làm việc, từ việc rửa xe đến việc dọn dẹp nhà, việc cơm nước, giặt giũ, các “công chúa” của ông chẳng ngó ngàng gì đến người cha khốn khổ. Năm 2009, gia đình bên vợ khuyên ông nên về quê một thời gian để ổn định tinh thần. Bà Ngọc hứa sẽ giúp ông chăm sóc các con ông chu đáo. Lúc đó, gia đình vợ khấm khá, nghĩ rằng con gái lớn cũng đã 19 tuổi, gái út 14 tuổi rồi, có thể bảo ban, lo lắng cho nhau được, thôi thì mình cứ lánh mặt để các dì, các cậu yên tâm lo cho bọn trẻ, ông Quang về Cần Thơ ở với mẹ ruột. 
Ông Nguyễn Văn Quang - người cha bất hạnh. Ảnh: Thúy Hằng
Ông Nguyễn Văn Quang - người cha bất hạnh.
Ảnh: Thúy Hằng
 
Bị con xóa tên khỏi hộ khẩu 
Ở quê ba tháng, nhớ con, điện thoại về không có ai nghe máy, viết thư về cũng không nhận được hồi âm, ông thấy lạ, quay về thăm nhà. Khi đến nơi, gọi khản cổ vẫn không được mở cửa. Nhìn thấy các con ở trong nhà, ông vừa đập cửa vừa gọi. Các con không ra, ông lại bị công an khu vực đuổi đi. Ông nói: “Nhà tôi tôi vào, cớ gì bây giờ các ông đuổi tôi đi?”. Công an yêu cầu ông cung cấp giấy tờ chứng minh. Nhưng khi đi, ông chỉ mang theo vài bộ quần áo. 
Ông giải thích với công an, họ bảo rằng ông đã bị “cắt khẩu” khỏi nhà này từ lâu rồi. Ông ngỡ ngàng. Trước đó, dù cha con “không hợp nhau” trong cách sống, cách suy nghĩ nhưng ông thực sự không gây nên tội gì để các con phải đối xử tệ như vậy. Nghĩ thế, ông lại đập cửa gọi con. Bên trong nhà vẫn lặng lẽ. Ngoài cổng, công an nhắc lại: nếu ông còn đến đây quấy rối, sẽ bắt ông bỏ tù. 
Từ đó, ông cứ lang thang hết nhà nọ đến nhà kia trong xóm để xin cơm ăn, xin nước tắm giặt; lúc ở sau hè nhà hàng xóm, lúc ở trước cổng nhà các con, lúc ở lề đường đối diện nhà. Thấy con đi ra đi vào, níu tay chân hỏi, chẳng đứa nào thèm thưa. Núp ở bên ngoài nhìn vào, đoán các con đang sống bình an, ông lại thất thểu đi tìm kiếm miếng ăn cho riêng mình. 
Có lúc đói quá, ông đi thắt ống dẫn tinh lấy 400 ngàn đồng. Ông bán máu để có 200 ngàn đồng mua thức ăn sống tạm qua ngày. Hơn bốn tháng lang thang, ông về giúp người bạn cũ ở huyện Củ Chi cuốc đất trồng rau cỏ. Cứ vài tháng, ông lại về thăm nhà một lần, lại quanh quẩn trước cửa nhà trông vô mà không dám gọi cửa nữa. 
Một lần, bà Ngọc gặp ông, thấy ông thất thểu cuốc bộ trên vỉa hè, bà mua chiếc xe Cup 79 cho ông làm phương tiện đi tới đi lui. Có xe, ông thường xuyên về nhà hơn, nhưng lần nào cũng như lần nào, chỉ có thể đứng trước cửa nhìn vào, rồi đi. 
Bị con khai tử khi còn  đang sống
Những lần về như vậy, ông biết được Nga và Lộc đã tốt nghiệp đại học, người làm giáo viên, người theo nghề kinh doanh. Hằng và Nhàn thi rớt đại học, đi làm thuê. Cả 4 cô con gái này lần lượt lập gia đình theo sự mai mối của chị vợ ông, người đang sống ở Mỹ. Riêng cô con gái út Phương Thanh hơi khù khờ, không học hành cũng không gả được, đang sống cùng với Nga. Biết là biết qua lời kể của xóm giềng, chứ chưa một lần ông nhận được lời nhắn, dù bằng thư hay điện thoại, về dự ngày vui của con. 
Năm 2012, một lần về thăm nhà cũ, nghe hàng xóm nói con đã rao bán nhà giá 12 tỷ đồng, và mới nhận cọc của một người ở gần đó, ông lại đập cửa gọi con định hỏi cho ra lẽ. Lần này, các con ông xuất hiện, hỏi ngược lại: “Ông còn về đây làm gì nữa?” và họ mắng hàng xóm hớt lẻo, làm phiền đến họ. 
Ông lên UBND phường ngăn việc con bán nhà, mới hay: Từ năm 2009, các con ruột của ông nộp đơn yêu cầu và ngày 20/3/2009, TAND Q.10 ra Quyết định số 03/2009/QĐ-DS-ST tuyên bố ông đã chết. Quyết định ghi rõ “Ngày chết của ông Quang được xác định là 01/01/2005.” 
Ông Quang tìm Luật sư, nhờ giúp đỡ. Sau nhiều thủ tục phiền hà rắc rối, nhiều lần bị từ chối xác nhận nơi thường trú với lý do hết sức nực cười là “về mặt pháp lý, ông đã chết”, cuối cùng, Luật sư của ông Quang cũng đã tìm lại được phần nào công bằng cho ông. 
Ngày 18/9/2013, TAND Q.10 ra Quyết định hủy Quyết định số 03/2009/QĐ-DS-ST. Quyết định này ghi rằng: “Quan hệ nhân thân của ông Quang, người bị tuyên bố đã chết được khôi phục và có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn”. 
Cầm quyết định “được sống lại” trong tay mà ông Quang vẫn cứ thẫn thờ không hiểu tại sao các con của ông lại nỡ nhẫn tâm với ông như vậy. Ông nói: “Người đời thường bảo rằng sinh được “ngũ long công chúa” thì gia đình giàu có phát đạt, vợ chồng tôi thì bị các con cho đi “ngủ luôn”.

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Lâm Đồng: Bị can “ngậm quả đắng”?

Bị cáo Nai Thương trong phiên tòa sơ thẩm bị hoãn ngày 12/8/2015.
(PLO) - Việc Tou Prong Nai Thương (40 tuổi, trú tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới trên 17,2 tỷ đồng làm rúng động cộng đồng Churu tại địa phương. Liệu Nai Thương có bị “ngậm quả đắng” trong vụ án này?

Nghệ An: Thầy - trò “đánh vật ” với đường sá

Thanh niên, đàn ông cũng bị ngã trên đường trơn trượt.
(PLO) - Những hình ảnh ngập tràn trên trang mạng xã hội facebook về “con đường đến trường” của các cô giáo và nhân dân xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn) khiến ai nấy cũng phải “rùng mình”. Pháp luật Việt Nam đã có mặt ghi nhận những khó khăn, vất vả của nhân dân nơi đây, với chung một khát khao có con đường sạch sẽ. 

Bình Định: Phạt để hợp thức hóa sai phạm?

Với hiện trạng xây móng đá chẻ và dựng các trụ sắt cao xung quanh, người dân cho rằng ông Châu xây dựng nhà kho, còn Phòng QLĐT thị xã khẳng định làm đúng GPXD
(PLO) - Đấu giá trúng 12 lô đất do Nhà nước quy hoạch làm khu dân cư nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Châu (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) ngang nhiên xây dựng nhà kho sử dụng vào mục đích chứa nông sản.

Hiệu trưởng ĐH Tài Chính - Maketing dính nghi án ngoại tình được bao che?

Ông Phạm Thiên Kha (trái) và ông Hoàng Trần Hậu đang ôm nhau song ca
(PLO) - “Nghi án” ngoại tình liên quan đến PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing đang trong quá trình xác minh làm rõ thì người tố cáo bất ngờ “chộp” được hình ảnh người được giao nhiệm vụ làm rõ vụ này đang tay trong tay, song ca cùng Hiệu trưởng Hậu tại một cuộc tiệc tùng khá rôm rả.

Rủi ro trong xây dựng cơ bản ở Nghệ An: Thiệt đủ đường do không tuân thủ quy định

Một công trình bị từ chối bồi thường vì chủ đầu tư vi phạm hợp đồng bảo hiểm
(PLO) - Hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, trong đó thiệt hại liên quan đến các dự án đang xây dựng. Đáng nói là dù một số công trình đã được mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại xảy ra lại không được bồi thường bởi chủ đầu tư không tuân thủ các điều khoản nêu trong hợp đồng khiến Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép. 

Xử lý bến xe dù kiểu "ném đá ao bèo"!

“Bến xe dù” 16 Phạm Hùng hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm
(PLO) - Mặc dù các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Giao thông (TTGT) thường xuyên kiểm tra nhưng không hiểu sao các “bến xe dù” vẫn ung dung tồn tại, hoạt động một cách công khai, ngang nhiên đón, trả khách cả ngày lẫn đêm. 

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.

“Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?

 “Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?
(PLO) - UBND quận Tây Hồ khẳng định sai phạm ở bãi đá sông Hồng sai đến đâu xử lý đến đấy. Nhưng sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều năm trời. Có lẽ bãi đá sông Hồng sẽ còn rất lâu nữa mới được "tự do" khi mà chính quyền địa phương cũng đã bó tay gần chục năm trời.

Nghi vấn bán thầu tại Dự án Quốc lộ 1A?

Dự án nâng cấp QL1A đoạn qua Quảng Bình
(PLO) - Đang có nhiều dấu hiệu bất thường tại Gói thầu số 13 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn qua Quảng Bình khi có nghi vấn rằng, nhà thầu thi công đoạn tuyến này - Cty CP Tập đoàn Phúc Lộc có một số biểu hiện gần với việc bán thầu. 

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa
(PLO) - Tận dụng mối quan hệ quen biết lâu năm với các tiểu thương chợ Đông Ba và nhiều đại gia ở TP.Huế, chủ hụi Đoàn Thị Mai Trâm (SN 1968, ở 297 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) đã “hốt” hơn 20 tỉ đồng của các “con hụi” rồi lên máy bay bỏ trốn cùng chồng con. 

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32
(PLO) - Kết luận thanh tra năm 2013 vừa “ráo mực” thì xuất hiện “nghi án” mới: hàng ngàn mét vuông đất từng bị thu hồi để “làm đường” đã trở thành đất “lưu không” rồi được giao cho chủ mới. Việc thu hồi đất, giao đất lòng vòng trên khiến người dân ở đây nghi ngờ họ đã bị GPMB một cách oan uổng ở diện tích nằm ngoài phạm vi làm đường?

Đất đang tranh chấp vẫn được cấp phép xây dựng?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - “Sổ đỏ” cấp chồng lên “sổ đỏ” làm nảy sinh đất thuộc diện tranh chấp. Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì UBND huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai) lại cấp giấy phép xây dựng trên diện tích đất đang tranh chấp khiến người dân khiếu kiện.

Đánh người gây thương tích vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Nạn nhân chỉ nơi xảy ra vụ việc
(PLO) - Cả 4 cha con dùng hung khí vây đánh hai vợ chồng nạn nhân, trong đó một người có bệnh tim một cách dã man. Vụ việc khiến dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Nhưng khó hiểu là đã 3 tháng trôi qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Thốt Nốt là đơn vị thụ lý điều tra vụ việc vẫn nói “từ từ giải quyết” còn những kẻ côn đồ thì mặc nhiên nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật(?).