Bùi Chát tổ chức triển lãm cá nhân “Vùng lụa”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Vùng lụa” là triển lãm cá nhân lần thứ 6 của Bùi Chát. Bộ sưu tập này được anh sáng tác trong gần 2 năm (từ 2021-2022), trong khoảng thời gian dịch Covid-19 kéo dài.

Nhìn lại vài năm qua ở Việt Nam, Bùi Chát là một trong số ít nghệ sĩ có tốc độ phát triển nghề nghiệp mạnh mẽ và vững chắc, với 6 triển lãm cá nhân trong gần 2 năm. 6 triển lãm này không phải là lấy tác phẩm chia cho số lượng triển lãm, mà mỗi lần xuất hiện đều có ý niệm và kỹ thuật riêng.

Với triển lãm “Vùng lụa”, họa sĩ tự đào tạo (self-taught) - Bùi Chát không phải vẽ với chất liệu lụa, mà giới thiệu 19 tác phẩm sơn dầu, được sáng tác rải rác trong các năm 2021 và 2022 - những năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Bộ tranh như là một liệu pháp tâm lý tác giả sử dụng nhằm chống chọi với thực tại, và để sống sót qua giai đoạn đầy khủng hoảng của mình.

Họa sĩ Bùi Chát. Ảnh: BTC

Họa sĩ Bùi Chát. Ảnh: BTC

Nhận xét về “Vùng lụa”, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng cho rằng “thoạt trông, như những bức tranh lụa. Tuy nhiên, đây không chỉ là trò chơi “giả chất liệu” thuần túy, mang tính hình thức. Mỗi bức tranh ở đây đều gợi mở những xúc cảm những suy tưởng vừa sâu lắng, vừa mênh mang, miên man như trước những “lung linh đáy nước in trời” - vừa thật gần gũi, vừa bất định, mơ hồ”.

Xem “Vùng lụa”, chúng ta có thể liên tưởng đến tinh thần của chủ nghĩa thoát ly (escapism), muốn chạy trốn khỏi thực tại để sống trong cảm giác an toàn, thoải mái của thế giới tưởng tượng, hư vô. Cũng có thể liên tưởng đến các tác phẩm văn học thoát ly hiện thực thời 1930-1945 của Việt Nam. Hiện thực lúc Covid-19 quá cần phải thoát ly. Có lẽ vì vậy mà Bùi Chát chọn một bảng màu mỏng mảnh, mờ ảo kiểu tranh lụa để bày tỏ cõi lòng.

Xem “Vùng lụa”, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng cho rằng mỗi bức tranh đều gợi mở những xúc cảm những suy tưởng vừa sâu lắng. Ảnh: BTC

Xem “Vùng lụa”, nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng cho rằng mỗi bức tranh đều gợi mở những xúc cảm những suy tưởng vừa sâu lắng. Ảnh: BTC

“Vẫn tiếp tục với khuynh hướng dao động giữa trừu tượng trữ tình và biểu hiện trừu tượng, và theo tinh thần ứng biến - mỗi “giai đoạn” trong hội họa Bùi Chát, là sự ứng biến theo những tình huống khác nhau của hoàn cảnh và tinh thần. Và, bản thân những sự ứng biến này, cũng đã tạo thành những tình huống mới trong hội họa của anh. Điều này khiến cho tiến trình hội họa của anh, tuy vẫn còn ngắn ngủi, đã đầy những biến động, biến đổi - đáng ngạc nhiên” - Nguyên Hưng tiếp lời.

Trong khi đó, họa sĩ Ngô Lực chia sẻ: “Trong nhiều năm theo dõi và đồng hành cùng Bùi Chát tôi thấy ở anh một tinh thần tiên phong, dám dấn thân tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật và trong nhiều hoạt động khác nhau. Anh không bị giới hạn bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu nhìn theo góc độ đó, và đã từng tiếp xúc những hoạt động và những công việc khác trước đó của Bùi Chát sẽ thấy những hoạt động hội họa của anh trong thời gian gần đây là những hoạt động thú vị và đáng để tò mò, tìm hiểu”.

Theo nhận xét của họa sĩ Ngô Lực, tranh của Bùi Chát không bị giới hạn bản thân. Ảnh: BTC

Theo nhận xét của họa sĩ Ngô Lực, tranh của Bùi Chát không bị giới hạn bản thân. Ảnh: BTC

Ngô Lực nói tiếp: “Hơn 5 cuộc triển lãm diễn ra trong một thời gian ngắn, và được coi như những tình huống khác nhau, nó thể hiện sự chuyển biến một cách không lường trước của cả khán giả lẫn tác giả, mỗi một tình huống sẽ có những khoảnh khắc tiếp cận với nghệ thuật khác nhau.

Có đôi khi nghiêm nghị, bí hiểm, lúc chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua, và có lúc thì như một sự vui vẻ được lấy cảm hứng từ những câu nói bông đùa. Tất cả được diễn ra một cách chân thật nhất, thực tại nhất, trong sự nhìn nhận của tác giả về tác phẩm, cũng như thái độ đối với nghệ thuật, và điều ấy là điều khác biệt của tác phẩm Bùi Chát với đa số các triển lãm hội họa khác”.

“Vùng lụa” khai mạc vào lúc 18h ngày 21/3 và kéo dài đến ngày 17/4 tại J Art Space (Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP HCM). Triển lãm trưng bày 19 tác phẩm.

Bùi Chát (tên thật Bùi Quang Viễn) theo học và tốt nghiệp cử nhân văn chương, sau đó là cử nhân luật. Anh chưa từng học bất kỳ một trường hoặc khóa học nghệ thuật nào.

Trước khi trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, Bùi Chát là một thi sĩ, là thành viên chủ chốt của Mở Miệng - nhóm nghệ sĩ nổi bật của thơ Việt Nam đương đại. Bùi Chát đã từng xuất bản 7 tập thơ, thơ anh được dịch và giới thiệu qua một vài ngôn ngữ khác. Bùi Chát cũng được xem là một người hoạt động xuất bản đáng nể.

Sau nhiều lần phải bỏ dở con đường hội họa, Bùi Chát cầm cọ lại một cách chuyên tâm vào năm 2019. Hiện anh đang chủ trương một lối hội họa riêng có tên gọi là Hội họa Tình huống (solverism).

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.