Ba nữ họa sĩ miền Bắc vào Sài Gòn tổ chức triển lãm chung

Bộ 3 họa sĩ Hương Giang Hoàng, Ly Trần, Vương Linh. Ảnh: BTC
Bộ 3 họa sĩ Hương Giang Hoàng, Ly Trần, Vương Linh. Ảnh: BTC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ba nữ họa sĩ Ly Trần, Vương Linh, Hương Giang Hoàng sẽ tổ chức triển lãm nhóm “Chào Sài Gòn” từ tối 24/11 đến ngày 3/12. Triển lãm trưng bày khoảng 55 tranh.

Điểm chung trong các tác phẩm của bộ 3 họa sĩ chính là nét nữ tính, màu sắc tươi trẻ, sự lãng mạn, dù 3 tính cách, 3 phong cách khác nhau. Họ chung một niềm đam mê vẽ, khao khát yêu và được yêu.

Tranh của Ly Trần thiên nhiều về tinh thần biểu hiện, như là cuộc độc thoại của người đàn bà tuổi 40, không còn tự hỏi, mà đã khẳng định một bản thể nữ. Là một người sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, học tập tại Nga, sinh sống tại Mỹ, đã cho Ly Trần có cơ hội sống, du lịch ở nhiều quốc gia, được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Ly Trần bắt đầu vẽ khi còn là một cô bé.

Niềm đam mê hội họa của chị thực sự bùng phát vào năm 2001 khi chị chuyển đến Moscow để học ngành thiết kế công nghiệp. 7 năm học với những buổi học hội hoạ, hình hoạ, graphic, điêu khắc, nhiếp ảnh... đã gieo vào trong Ly Trần tình yêu với nghệ thuật - biến hội hoạ trở thành một phần đời sống của chị.

Năm 2010, Ly Trần cùng gia đình chuyển sang Mỹ định cư ở khu vực Washington D.C. Chính thời gian này cũng là một bước ngoặt đối với Ly Trần. Chị có thời gian nhìn lại những điều mình thích và đam mê. Ly Trần đã quyết định kết thúc tất cả những công việc kinh doanh để dành toàn thời gian trở lại với hội hoạ.

Các tác phẩm nghệ thuật của Ly Trần được lấy cảm hứng từ bất cứ điều gì đem lại cảm xúc cho mình, từ những chủ đề hữu hình như hoa, phong cảnh, con người, động vật… cho đến những khái niệm vô hình như sự cân bằng, vòng đời, tình yêu…

Là một người yêu thích nghệ thuật đường phố graffiti, Ly Trần thích cuộc chơi với những màu sắc. Nữ họa sĩ thường kết hợp trường phái ấn tượng (impressionism) và trường phái biểu hiện (expressionism) với cảm xúc để tạo ra tác phẩm của mình. Yêu thích sơn dầu nhưng Ly Trần cũng sử dụng thành thạo nhiều chất liệu khác, như sơn mài, chất liệu tổng hợp…

Tranh của họa sĩ Ly Trần. Ảnh: BTC

Tranh của họa sĩ Ly Trần. Ảnh: BTC

Trong khi đó, tranh của Vương Linh, mảng phong cảnh, thiên về tinh thần ấn tượng, có sự man mác, buồn vương, nhưng không bi lụy. Ở đó, con người vắng bóng, những cái gì thuộc về con người - như ngôi nhà, cổng ngõ - nhỏ bé trước thiên nhiên. Mỗi bức tranh có một bảng màu chủ đạo, như ngụ ý về mùa, hoặc tâm trạng của người quan sát.

Vương Linh quan niệm: “Công việc sáng tác của tôi về thực chất là tôi đi tìm cái đẹp lý tưởng trong thế giới hiện đại. Có lẽ về lý thuyết cái đẹp cổ điển nằm trong khái niệm chân - thiện - mỹ đã tồn tại lâu đời trong hội họa nói riêng và các nghệ thuật khác nói chung. Tôi ý thức được rằng cái đẹp lý tưởng ấy càng ngày càng khó tìm hơn và khó hơn nữa là thể hiện như thế nào bằng quan niệm và bút pháp của cá nhân mình.

Có thể tôi là người hay mộng mơ, nên tôi đi tìm cái đẹp trong giấc mơ. Tôi đi tìm cái đẹp ở xung quanh tôi, ở những gì tôi bắt gặp hoặc phát hiện, thậm chí cả ở trong những nỗi buồn, thất vọng… Trên con đường nghệ thuật đi tìm kiếm cái đẹp đó, tôi biết chắc chắn chẳng dễ dàng gì, nhưng đấy lại là nguồn cảm hứng tạo ra năng lượng giúp tôi tiến bước và tới đích của cuộc đời”.

Tranh của Vương Linh thiên về tinh thần ấn tượng. Ảnh: BTC

Tranh của Vương Linh thiên về tinh thần ấn tượng. Ảnh: BTC

Hương Giang Hoàng lại dành nhiều tình cảm với hoa, không chỉ ở khía cạnh cảm xúc, mà còn là sự tỉnh thức, sự tịnh tâm. Tuy vẽ thiên về tả thực, nhưng là một tả thực - biểu hiện.

Như nữ họa sĩ quan niệm: “Thơ cho đời, nhạc cho người, còn họa thì cho mình”. “Tôi vẽ chính mình thông qua hình tượng hoa sen. Đôi khi là niềm vui, hạnh phúc, khi được tự do và được yêu thương.

Đôi khi đó là sự buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ đến mức tuyệt vọng, đó là sự đấu tranh diễn ra hàng ngày trong tâm hồn tôi. Những bông hoa sen như đang nhảy múa cùng tôi trong một không gian riêng, ở nơi đó tôi thấy: Quá khứ, hiện tại, và tương lai của chính mình” - cô nói.

Hương Giang Hoàng dành nhiều tình cảm với hoa khi vẽ.

Hương Giang Hoàng dành nhiều tình cảm với hoa khi vẽ.

Nói thêm về lý do vào TP HCM tổ chức triển lãm tranh cùng đồng nghiệp, họa sĩ Ly Trần cho biết: “Tôi chọn Sài Gòn - trái tim thứ 2 của Việt Nam để thực hiện triển lãm Chào Sài Gòn. Sài Gòn cũng là thành phố có với tôi nhiều kỷ niệm đẹp, tôi thích Sài Gòn quanh năm ấm áp, thích những cơn mưa bất chợt”.

Trong khi họa sĩ Vương Linh cho biết: “Trong dự án Jardin de rêve (Vườn mộng mơ) tôi đã vẽ nhiều giấc mơ, lần này là lần đầu tiên triển lãm tại Sài Gòn, tôi muốn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn nói riêng, họ có phải là những người mộng mơ không?”.

Họa sĩ Hương Giang Hoàng chia sẻ: “Tôi vốn dĩ là một tín đồ của nhạc Trịnh, tôi nghe nhạc của ông từ năm 18 tuổi, khi chưa biết đến tình yêu là gì, nhưng mỗi ca từ đó như đều ám ảnh tôi về thân phận và tình yêu, và tôi đã vẽ chúng.

Vô hình trung, các tác phẩm của tôi đều có chút ảnh hưởng của đạo Phật, cho dù Trịnh Công Sơn hay tôi đều không phải là người đi tu tập, vì bản thân chúng tôi đều chưa thoát ra được sự đau khổ về thân phận của con người.

Tham gia triển lãm Chào Sài Gòn lần này, như một lời chào thân mến tới Sài Gòn - nơi mà những người mơ mộng như tôi đã đôi lần đã mơ về những con đường, những bâng khuâng xuất hiện trong các bài hát của Trịnh Công Sơn. Nơi mà tôi biết rằng, những giá trị truyền thống vẫn luôn luôn được chào mừng và đón nhận”.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.