Biển đảo, chiến tranh biên giới... sẽ được nói rõ trong sách giáo khoa

Cần để các thế hệ sau hiểu về lịch sử chân thực nhất.
Cần để các thế hệ sau hiểu về lịch sử chân thực nhất.
(PLO) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển vừa cho biết Bộ sẽ xem xét đưa các sự kiện như chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa... vào sách giáo khoa mới. Việc đưa những sự kiện này vào sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý vẫn đang là vấn đề được dư luận quan tâm.

Không nên “né tránh”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có chủ trương đưa chiến tranh biên giới, biển đảo vào chương trình – sách giáo khoa (SGK) với dung lượng hợp lý hơn SGK hiện hành. Tuy nhiên, mức độ đến đâu, dung lượng thế nào vẫn còn đang được Bộ “bí mật” do chương trình tổng thể, chương trình bộ môn vẫn chưa được công bố.

Liên quan đến vấn đề lịch sử chiến tranh biên giới, hải đảo, PGS. Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Hiện nay trong chương trình môn lịch sử phổ thông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc (năm 1979) và chiến tranh biên giới Tây Nam đã có".

"Ở bậc THCS, trong sách giáo khoa lịch sử lớp 9, bài 32 với tên gọi “Xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc” có một phần nói về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và một phần nói về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Thực chất đó là nói về cuộc chiến tháng 2/1979.

Nhưng theo tôi, hạn chế của nội dung này là chương trình, SGK viết còn đơn giản. Hay nói cách khác là thông tin chưa hết, chưa đầy đủ, không thỏa mãn không chỉ người đọc, người học mà chưa thỏa mãn kể cả người viết.

Tuy nhiên, nguyên nhân của nó thì có nhiều lý do khác nhau và những người viết SGK như chúng tôi phải chấp nhận", PGS Vỳ cho biết thêm.

Do đó, theo GS Nghiêm Đình Vỳ, thời gian tới SGK, cần được xác định lại vai trò, vị trí của môn lịch sử cũng như vị trí, vai trò của công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc.

“Tôi nghĩ, chúng ta không nên né tránh phải thể hiện sự công bằng trong lịch sử và phải nói rõ sự thật lịch sử diễn ra như thế nào. Muốn vậy, phải có mô tả nhằm mục đích giáo dục tinh thần yêu nước.

Vì theo tôi, đây là sự kiện để các thế hệ hiện đại khắc cốt ghi tâm vào trong con người mình để tưởng nhớ những người đã anh dũng ngã xuống bảo vệ mảnh đất thiêng liêng ở vùng biên giới cũng như đề cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thâm độc của kẻ thù”.

Câu chuyện về những người anh hùng

GS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ: “Đối với cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc, chúng tôi sẽ cố gắng đưa vào đầy đủ nhất những nội dung về cuộc chiến tranh để các thế hệ sau hiểu được một cách chân thực nhất”.

Theo quy định chung thì có thể chuyển phần nội dung của tiểu học từ thông sử sang hình thức kể chuyện. Vậy sẽ kể chuyện gì?. Thứ nhất, có thể kể các địa danh, nói rõ vùng biên giới hoặc những địa danh đã có trận chiến xảy ra như các vùng của Lạng Sơn, Vị Xuyên.

Cùng với đó là những câu chuyện về những người anh hùng, những chiến sĩ đã dũng cảm đấu tranh, đã hy sinh ra sao trong cuộc chiến. Ví dụ, gương Thiếu úy Nguyễn Văn Hiền đã dũng cảm chiến đấu, một mình đẩy lùi 15 đợt tấn công  với biển người của kẻ thù để bảo vệ 12 đồng đội của mình…

Đến cấp THCS sẽ yêu cầu cao hơn, nghĩa là phải bổ sung đầy đủ thông tin hơn, kể về sự kiện, phân tích ý nghĩa, đưa sử liệu vào để học sinh hình dung đầy đủ hơn về cuộc chiến tranh.

Đồng thời, phát triển năng lực tư duy của học sinh bằng những câu hỏi liên quan đến cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc rồi cho các em so sánh với những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước khác của cha ông ta trước đó, vì chiến thắng biên giới cũng là một phần của lịch sử. 

Ở THPT, có thể xây dựng thành những chuyên đề, chủ đề riêng về các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, trong đó có cuộc chiến này. Ở cấp học này cũng cần phải cho học sinh biết được thế lực thù địch đã tuyên truyền xuyên tạc như thế nào về cuộc chiến để học sinh bày tỏ quan điểm, phản bác lại dựa trên những bằng chứng, nhân chứng lịch sử ở trong nước.

“Mặt khác, những sự kiện lớn còn thiếu vắng trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, theo tôi, ngoài cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc còn có cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, những vấn đề liên quan đến quá trình gìn giữ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nhất là trong bối cảnh phức tạp hiện nay” - GS Nghiêm Đình Vỳ nhấn mạnh. 

Ở góc độ cấp thiết hơn, GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên sách lịch sử lớp 12 cho rằng không thể chờ sách mới. Bởi theo ông, hiện dư luận có nhu cầu lớn về việc cần được biết một cách rõ ràng và đầy đủ về các cuộc chiến này, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên.

Nếu cứ cắt xén, né tránh sự thật thì hậu quả là các em sẽ không biết đúng - sai, không có tinh thần cảnh giác và ý chí chiến đấu trong trường hợp đất nước xảy ra biến cố. Vì vậy, SGK mới cần thiết phải bổ sung dung lượng cho phù hợp...

“Phải nhấn mạnh tinh thần chiến đấu hy sinh của quân đội ta trong các cuộc chiến này; nêu cao tinh thần cảnh giác cho học sinh và tiếp đó là giáo dục truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình qua bài học lịch sử để lại.

Cho đến khi có SGK mới, tôi cho rằng các Sở GD-ĐT, các trường nên chủ động cho giáo viên dạy sử thuộc các trường chuyên tập trung viết tài liệu về sự kiện để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh” - ông Dương kiến nghị.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.