Báo nước ngoài cảnh báo: Các công ty của Việt Nam đe dọa tăng trưởng dài hạn

Việt Nam cần đẩy nhanh việc tái cơ cấu các DNNN. Ảnh minh họa.
Việt Nam cần đẩy nhanh việc tái cơ cấu các DNNN. Ảnh minh họa.
(PLO) -Trong bài viết có tiêu đề “Các công ty của Việt Nam đe dọa tăng trưởng dài hạn” được đăng tải trên tờ Diễn đàn Đông Á mới đây, Giáo sư Ian Coxhead – Chủ nhiệm khoa Nông nghiệp và Kinh tế ứng dụng của trường Đại học Wisconsin-Madison, Mỹ cho rằng các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam thời gian qủa hoạt động kém hiệu quả.

Thách thức lớn nhất đối với kinh tế vĩ mô mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt là duy trì tăng trưởng. Phần lớn thành tích tăng trưởng có được trong thời kỳ đổi mới là do những hiệu quả đạt được từ sự ra đời của nền kinh tế thị trường (mở cửa thị trường và thương mại trong nước, nới lỏng những hạn chế về chuyển dịch lao động và các giao dịch chuyển nhượng đất đai) hoặc từ lực đẩy của việc mở rộng nguồn lao động kỹ năng thấp và vốn. GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đáng ngưỡng mộ dù thấp hơn so với các kế hoạch được nước này đề ra. 

Nhưng những dấu hiệu cảnh báo đối với tăng trưởng trong tương lai hiện đã khá rõ ràng: tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp (TFP, là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế) vào tăng trưởng chung chỉ đạt mức thấp là 29%; tăng trưởng về vốn con người không gây được ấn tượng; thâm hụt ngân sách và sự gia tăng nợ công tồn tại một cách dai dẳng; và có thể đang có sự mất ý chí trong việc tiếp tục thúc đẩy chương trình cải cách.

Với đặc quyền tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước, các DNNN chiếm 49% tổng các khoản vốn đầu tư dù chỉ tạo ra một tỉ lệ việc làm mới nhỏ và gần như không có đóng góp gì vào các khoản thu từ xuất khẩu. Nếu lấy hiệu suất vốn trung bình ra làm thước đo thì các doanh nghiệp này chỉ bằng khoảng 1 nửa của các doanh nghiệp thuộc khối ngoài quốc doanh.

Việc vay vốn của các DNNN khiến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư nhân mất đi cơ hội tiếp cận đầu tư, do đó làm giảm khả năng mở rộng hoạt động của các công ty tư nhân. Có một điều khó nhận ra hơn là, chi phí vốn cao cũng đẩy các doanh nghiệp tư nhân tới chỗ buộc phải lựa chọn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp và điều này khiến tăng trưởng năng động bị kìm hãm. 

Một người dân Việt Nam chở vải đi bán
Một người dân Việt Nam chở vải đi bán

Việc này góp phần đưa đến việc sự khác biệt về lương giữa các lao động có tay nghề và các lao động không có bằng đại học chỉ ở mức nhỏ và cũng đang có xu hướng giảm dần vì nếu không có công nghệ hiện đại thì việc theo học ở bậc trung học có rất ít giá trị đối với chủ sử dụng lao động. Do đó, một thiếu niên bình thường ở Việt Nam sẽ có xu hướng chọn nghỉ học ở khoảng 15 tuổi thay vì lựa chọn theo học để lấy bằng đại học vốn tốn kém, khó khăn và cũng không chắc chắn. 

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2105, nợ công của Việt Nam đã tăng từ 38% lên thành 62% GDP – cao hơn tất cả các nước có thể đưa ra để so sánh được và chỉ thấp hơn một chút so với mức trần nợ công 65% do Quốc hội nước này đặt ra. Nợ của các DNNN có thể tới gần gấp đôi con số này, tới mức đạt tổng khoảng 180 tỉ USD, tức bằng 97% GDP.

Phần lớn nợ của các DNNN được nhà nước đảm bảo nhưng thực tế từ các DNNN gặp khó khăn gần đây cho thấy dù không được nhà nước đảm bảo về các khoản nợ nhưng khi DNNN làm ăn thất bại thì chính phủ vẫn là bên phải tiếp quản những khoản nợ này. Nợ của DNNN trên thực tế chính là khoản nợ tiềm ẩn của chính phủ Việt Nam. Như vậy, khoản nợ này cần được thêm vào tình thế nguy hiểm của cơ quan tài khi tính toán khả năng dễ bị tổn thất trước một cú sốc kinh tế vĩ mô. 

Vậy chính phủ mới của Việt Nam sẽ xử trí ra sao với những thách thức này? Trong số các dự kiến cải cách cơ cấu được nêu trong các văn bản chính sách hiện hành, những cải cách có liên quan có liên quan đến cổ phần hóa các DNNN và cải cách quản trị đã liên tục không đạt được mục tiêu đề ra. Những quan ngại này cũng được trình bày trong các đánh giá của chính phủ về tiến trình cải cách các DNNN.

Chính phủ Việt Nam đã công bố các kế hoạch đưa ra các luật mới và nhiều sáng kiến để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích cạnh tranh và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Dĩ nhiên, một trong những cách làm hiệu quả nhất về mặt kinh tế để thực hiện được những mục tiêu này và nhiều mục tiêu phát triển khác là theo đuổi mạnh mẽ việc cải cách các DNNN nhưng 2 chương trình này hiện vẫn không được liên kết với nhau trong các cuộc thảo luận công khai.

Khởi động tiến trình cải cách trong tương lai chắc chắn là việc làm thích hợp. Tăng trưởng kinh tế đang ngày càng được thúc đẩy bởi hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và có những tín hiệu cho thấy mối liên kết ngày càng sâu giữa các doanh nghiệp trong nước với các mạng lưới sản xuất toàn cầu. Những liên kết này chắc chắn sẽ ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn và công nghệ mới. 

Thêm vào đó, tốc độ chậm chạp của tiến trình cải cách thể chế cũng cản đà của các thỏa thuận tự do thương mại mà Việt Nam đang đàm phán với các đối tác thương mại của họ trong Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Liên minh châu Âu (EU). Hoạt động thương mại của Việt Nam với các đối tác trong 2 hiệp định này chiếm khoảng 50% tổng xuất khẩu của nước này.

Khi các cơ hội cho việc tăng trưởng dễ dàng trong quá trình chuyển đổi tới một nền kinh tế thị trường giảm dần, Việt Nam cần phải đặt mình vào vị trí phải thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai bằng công nghệ, cải tiến và vốn nhân lực. 

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam do Ngân hàng Thế giới công bố hôm 19/7 vừa qua cũng cho rằng, về lâu dài, Việt Nam phải tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo chiều sâu thì mới có thể đẩy nhanh được tăng trưởng kinh tế. Báo cáo cũng nhận định năng suất lao động là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã giảm đi rõ rệt trong thập kỷ vừa qua. 

Bên cạnh đó, tỷ suất lãi đầu tư cũng giảm, một phần do phân bổ vốn đầu tư không hợp lý. Chuyển đổi cơ cấu - nguồn tăng năng suất lao động chính trong thời gian trước đây - đã chậm lại trong vài năm gần đây.

Trong khi đó, trong từng ngành và từng doanh nghiệp mức tăng năng suất lao động bị hạn chế bởi một số yếu tố như tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thành, doanh nghiệp tư nhân còn non trẻ gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, không có công nghệ và không bị áp lực cạnh tranh buộc phải tăng năng suất lao động.

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.