Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Sáng nay, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT với Tham tán nông nghiệp của 11 quốc gia. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì buổi hội thảo.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến mong muốn được lắng nghe trao đổi, phúc đáp khi Thông tư 04/2024 của Bộ Nông nghiệp liệu có đang gây khó cho nhập khẩu.

Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp ban hành có hiệu lực từ ngày 16/5/2024 tuy nhiên đến ngày 25/9/2024, Việt Nam phát hiện có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 1%.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, trong 9 tháng, nước ta chi khoảng 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm. Đáng chú ý, quá trình kiểm tra đã phát hiện gần 1.320 tấn hàng nhiễm Salmonella trước khi nhập vào Việt Nam.

Như vậy nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với những lô âm tính thực hiện trong vòng 1-3 ngày; chỉ có khoảng 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, cần nuôi cấy phân lập để khẳng định, cần 5-6 ngày làm việc theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Liên quan Thông tư 04, Cục Thú y Bộ NN&PTNT đã có các cuộc họp trao đổi với Tham tán nông nghiệp và cán bộ của các Đại sứ quán các nước Úc, New Zealand, Vương quốc Anh, Canada. Các nước này đều khẳng định không có vấn đề gì lớn.

Tuy nhiên, một số Tham tán Nông nghiệp các nước Hoa Kỳ, Úc, Bra-xin, Xing-ga-po, Pháp, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Ác-gen-ti-na, Đan Mạch và Hà Lan… bày tỏ quan ngại về ban hành Thông tư số 04 gây khó cho việc nhập khẩu thịt của các nước và đề nghị trao đổi, làm rõ quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

Trước yêu cầu này, Văn phòng SPS Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp với đại diện Hoa Kỳ tại trụ sở WTO vào ngày 27/6/2024. Cuộc họp còn có sự tham gia trực tuyến của Cục trưởng Cục Thú y và Vụ Hợp tác quốc tế để giải đáp thắc mắc của phía Hoa Kỳ.

Cục Thú y cho biết, Thông tư đã được ban hành phù hợp với các quy định quốc tế và không gây khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Từ khi Thông tư có hiệu lực vào ngày 16/5/2024, đến ngày 16/6/2024, sau 1 tháng thực hiện, các nước xuất khẩu vào Việt Nam 59.461 tấn thịt và sản phẩm thịt, con số này gần bằng lượng thịt nhập khẩu cùng kỳ năm 2023 (60.516 tấn) và so với tháng 4/2024 (60.525 tấn).

Cục Thú y khẳng định rằng, việc áp dụng Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT không ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia xuất khẩu.

Trước những ý kiến các của các Tham tán nông nghiệp của hơn 10 quốc gia và các đại biểu tham dự buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thay mặt Bộ NN&PTNT đã lắng nghe và phúc đáp những đề xuất của đại diện các nước nhằm thúc đẩy thương mại nông sản, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Tiến cho rằng, việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch, kiểm soát chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như hiện nay sẽ là yếu tố then chốt để bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sản xuất trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, phát triển bền vững ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Nông nghiệp hiện thực hóa được những tiềm năng, cơ hội hợp tác phát triển xanh, bền vững trong thời gian tới với các quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.