Để doanh nghiệp Việt Nam gia tăng giá trị trong chuỗi sản xuất toàn cầu

Cần nhiều hỗ trợ để tăng thêm giá trị của DN Việt trong chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh minh họa: TCCT)
Cần nhiều hỗ trợ để tăng thêm giá trị của DN Việt trong chuỗi sản xuất toàn cầu. (Ảnh minh họa: TCCT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xuất khẩu của Việt Nam dựa trên gia công, lắp ráp từ hàng hóa nhập khẩu đã tăng rất cao cả về quy mô lẫn tỷ trọng, từ 3 tỷ USD năm 2000 (chiếm 21,44%) lên 171,5 tỷ USD năm 2022 (chiếm 48,01%), cao hơn rất nhiều so với quốc gia cạnh tranh.

Xuất khẩu dựa trên gia công, lắp ráp từ hàng hóa nhập khẩu tăng rất cao

Bộ Công Thương vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, Bộ Công Thương cho biết, kể từ khi gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới - WTO), cán cân thương mại của Việt Nam đã có sự cải thiện, từ mức thâm hụt thương mại 18 tỷ USD năm 2008 đến thặng dư thương mại liên tục từ năm 2016 và đạt mức xuất siêu 2 con số trong nhiều năm, trong đó lên mức cao đáng ngạc nhiên vào năm 2022 với trên 12 tỷ USD, năm 2023 lên đến 28 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu (XK) đã tăng gần 6 lần, từ 63 tỷ USD năm 2008 lên 371 tỷ USD vào năm 2022 (năm 2023 đạt 355 tỷ USD).

Tham gia WTO vào năm 2007 và ký kết 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở cửa kinh tế lớn (tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP xấp xỉ 200%), kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng cao, liên tục qua các năm. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Việt Nam đã nổi lên như một cường quốc thế giới về sản xuất và xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu đã đưa Việt Nam cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đã giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đánh giá, mặc dù cơ bản hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng chất lượng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam, đặc biệt là DNNVV ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, Việt Nam vẫn đang được định vị ở phân khúc thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đáng chú ý, giá trị gia tăng gắn với hàng XK có nguồn gốc từ Việt Nam không tăng trong thập niên vừa qua.

Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị XK của Việt Nam giảm đáng kể đối với tất cả các ngành, từ 69% xuống chỉ còn 52% trong giai đoạn 2000 - 2020. So với các quốc gia tương đồng, Việt Nam là nước duy nhất có sự sụt giảm đáng kể hàm lượng giá trị gia tăng trong tổng giá trị XK.

Bên cạnh đó, DN hoạt động tại Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện Việt Nam đang nhập nguyên vật liệu, linh phụ kiện, máy móc công nghệ sản xuất của các ngành từ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc... và chỉ đóng vai trò là nơi gia công, lắp ráp sản phẩm cuối cùng để XK vào thị trường tiêu thụ cuối cùng (thường là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...).

Việc XK dựa trên gia công, lắp ráp từ hàng hóa nhập khẩu tăng rất cao cả về quy mô lẫn tỷ trọng, từ 3 tỷ USD năm 2000 (chiếm 21,44%) lên 171,5 tỷ USD năm 2022 (chiếm 48,01%), cao hơn hầu hết các quốc gia cạnh tranh. Trong khi các quốc gia này giảm liên tục qua các năm (năm 2022, tỷ trọng này ở Trung Quốc là 13,51%; Thái Lan 28,96%; Singapore 34,25%; Malaysia 26,38%).

Có lộ trình cụ thể nhằm từng bước chuyển dịch vị trí doanh nghiệp trong chuỗi

Thống kê cho thấy, số lượng DN trong nước, gồm cả DNNVV tham gia sản xuất, XK và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu rất thấp, chỉ chiếm 8,2% tổng số DN trong nước với đóng góp vào XK thấp hơn nhiều so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng DNNVV đóng vai trò là một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu cũng rất thấp (chỉ khoảng 21% vào năm 2018) và chỉ 14% DN đã thành công trong việc thu hút khách hàng hoặc đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, do các DN có vốn đầu tư nước ngoài định vị Việt Nam ở các phân khúc có giá trị gia tăng thấp (gia công, lắp ráp) do các lợi thế về lao động giá rẻ, chi phí đầu vào sản xuất thấp, thuế xuất nhập khẩu thấp (do ký kết nhiều FTA)...; các phân khúc có giá trị gia tăng cao đều ở nước ngoài như các khâu thượng nguồn (nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm: quảng bá sản phẩm, phân phối, chăm sóc khách hàng...) và các khâu hạ nguồn (sản xuất nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ) đã hạn chế khả năng tham gia của Việt Nam vào các khâu sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Do đó, Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng chương trình quốc gia về hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, định hướng tập trung thể chế hóa và tăng cường hiệu quả thực thi chính sách tạo thuận lợi cho để các DNNVV tham gia và chuyển dịch hiệu quả lên các phân khúc có giá trị tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, tiến tới làm chủ một chuỗi giá trị mà Việt Nam có lợi thế. Chú trọng hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, kết nối hiệu quả vào các chuỗi cung ứng trong nước và trực tiếp XK.

Đặc biệt là có lộ trình cụ thể nhằm từng bước chuyển dịch từ DN gia công, lắp ráp lên DN sản xuất với thiết bị gốc, DN sản xuất có thiết bị gốc phát triển thành các DN sản xuất có thương hiệu gốc để từng bước khẳng định vị trí, thương hiệu của DN, sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.

Siêu cảng Chancay 'cầu nối' khai mở thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ Latinh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh có thể tăng trưởng lên đến 10% mỗi năm nếu có sự cải thiện về logistics và kết nối giao thông. Siêu cảng Chancay tại Peru, được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm Việt Nam.

Tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình

Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha. (Ảnh: QH)
(PLVN) - Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” được tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha nhấn mạnh, cơ quan Hải quan khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tuân thủ để hỗ trợ trở thành doanh nghiệp tuân thủ.

Hải Phòng phấn đấu vượt thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 15/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ họp Tổ công tác đôn đốc chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu và thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển; nghe báo cáo kết quả thu 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.

Hợp đồng điện tử đóng vai trò 'nút thắt cuối cùng' trong chuỗi chuyển đổi số

Cục trưởng Lê Hoàng Oanh phát biểu tại diễn đàn.
(PLVN) - Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó hợp đồng điện tử được coi là “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ.