Khám phá dinh thự Vua Mèo một thời lừng lẫy xứ Bắc Hà

Toàn cảnh dinh thự Vua Mèo xứ Bắc Hà
Toàn cảnh dinh thự Vua Mèo xứ Bắc Hà
(PLVN) - Từ thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) ngược lên hướng Bắc chừng hơn 80km, qua những cung đường uốn cong khúc khuỷu như con bạch xà là đến Dinh Hoàng A Tưởng hay còn gọi là Dinh thự “vua Mèo” ở xứ Bắc Hà. Đây là một tòa dinh thự cổ bề thế, nằm giữa trung tâm thị trấn, từng là lâu đài của gia tộc họ Hoàng, một thời quyền lực nhất vùng Tây Bắc, nay trở thành điểm tham quan hấp dẫn.

Lịch sử dinh Hoàng A Tưởng 

Trước năm 1945, cũng như tình hình chung của Việt Nam lúc bấy giờ, Bắc Hà là một vùng thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, trong đó tầng lớp cai trị là các Thổ ty mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng. Dù gia tộc họ Hoàng là người Tày, nhưng vùng này có tới 70% là người Mông nên dân quen gọi là “vua Mèo”.

Được Pháp hậu thuẫn, gia tộc họ Hoàng càng thêm hùng mạnh, ra sức chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bóc lột nhân dân, đồng thời độc quyền khai thác lâm thổ sản, bán muối, hàng tiêu dùng, thuốc phiện và lương thực...

Ngày càng giàu có, cha con thổ ty Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng cho mời hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc đến để chọn đất, thiết kế, giám sát thi công xây dựng một dinh thự nguy nga, nhằm thể hiện uy quyền. Tòa dinh được khởi công từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, trở thành lâu đài lớn nhất vùng Tây Bắc với phong cách Á – Âu kết hợp.

Kiến trúc độc đáo của dinh Hoàng A Tưởng
Kiến trúc độc đáo của dinh Hoàng A Tưởng  

Độ xa hoa của dinh Hoàng A Tưởng không chỉ thể hiện trong quy mô và kiến trúc mà còn ở cách thức xây dựng. Các loại gạch ngói được sản xuất tại chỗ một cách công phu còn sắt thép, xi măng được mua từ dưới xuôi, vận chuyển lên bằng máy bay của Pháp.

Nhân công là những thợ xây giỏi nhất từ miền xuôi, tại các bản làng và cả trong các nhà tù. Những người thợ phải làm cả ngày đêm để hoàn thành công trình. Thời hoàng kim, tòa dinh thự luôn có hai trung đội vũ trang bảo vệ cẩn mật. Về sau, khi ách cai trị của họ Hoàng ở Bắc Hà chấm dứt, dinh Hoàng A Tưởng vẫn được giữ lại và bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến nay.

Kiến trúc tuyệt mỹ

Địa điểm xây Dinh được chọn theo thuyết phong thủy, nằm trên một quả đồi rộng hướng Đông Nam, đằng sau và hai bên có núi che chắn, phía trước có suối và quả núi “mẹ bồng con” , cảnh quan sơn thủy hữu tình.

Tổng thể Dinh Hoàng A Tưởng có bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín, khá đặc biệt so với các dinh thự khác tại Việt Nam thời bấy giờ. Dinh vừa là nơi ở và làm việc của gia tộc họ Hoàng, vừa có chức năng như pháo đài bảo vệ. Toàn bộ Dinh có tổng diện tích 4.000m² gồm 36 phòng, bao quanh là tường rào kiên cố, các phía đều có lỗ châu mai, đường đi trên thành có lính tuần tra, canh giữ ngày đêm.

Chân dung Thổ ty Hoàng Yến Chao lừng lẫy một thời
 Chân dung Thổ ty Hoàng Yến Chao lừng lẫy một thời

Kiến trúc dinh thự Hoàng A Tưởng là sự kết hợp phong cách Á – Âu với các nét kiến trúc Pháp được thể hiện từ tổng quan đến chi tiết như: Họa tiết cành nguyệt quế đắp nổi trên các cửa vào, biểu trưng cho hạnh phúc và thịnh vượng; cầu thang vòng, các cửa hình vòm, cột nhà thanh thoát, hành lang lát gạch và có lan can...

Lối vào dinh Hoàng A Tưởng bước lên mấy bậc thang, tới phòng chờ, qua cửa chính, trước là bức bình phong, giữa là khoảng sân rộng tổ chức hành lễ, múa hát, vui chơi. Cuối sân là khu nhà chính, gồm 2 tầng có diện tích 420m², mặt ngoài trang trí họa tiết cầu kỳ. Cả 2 tầng đều có 3 gian, là nơi sinh hoạt gia đình và hội họp.

Hai bên tả - hữu nhà chính là các dãy nhà phụ có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều 2 tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng chia 3 gian với diện tích 300m², là nơi ở của các bà vợ Hoàng Yến Chao, vợ Hoàng A Tưởng. Tiếp giáp với hai dãy nhà này, còn có hai nhà phụ với diện tích 160m², kiến trúc đơn giản, dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở. Ngoài ra, dinh thự “vua Mèo” Hoàng A Tưởng có cả hầm trú ẩn và lối thoát hiểm.

Điểm du lịch hấp dẫn 

Trải qua gần 100 năm, dinh Hoàng A Tưởng vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc, sừng sững giữa đất trời cao nguyên đá và được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai bảo tồn như một dấu ấn lịch sử của Bắc Hà. Tuy đã được sơn lại nhưng tòa dinh vẫn mang đậm nét cổ kính uy nghi và dần trở thành điểm tham quan du lịch có tiếng.

Hiện nay, trong dinh có một dãy phòng dùng làm nơi bày bán các sản phẩm thủ công địa phương như khăn, áo, váy thổ cẩm hay tẩu thuốc, vòng bạc..., và một dãy phòng khác làm khu trưng bày kỷ vật, các tác phẩm nghệ thuật về đời sống dân tộc vùng cao, các mô hình trang phục truyền thống của người Dao, Mông.

Toàn cảnh dinh thự Vua Mèo xứ Bắc Hà trước kia
 Toàn cảnh dinh thự Vua Mèo xứ Bắc Hà trước kia 

Hiện nay, trong dinh có một dãy phòng dùng làm nơi bày bán các sản phẩm thủ công địa phương như khăn, áo, váy thổ cẩm hay tẩu thuốc, vòng bạc..., và một dãy phòng khác làm khu trưng bày kỷ vật, các tác phẩm nghệ thuật về đời sống dân tộc vùng cao, các mô hình trang phục truyền thống của người Dao, Mông.

Ngoài ra, phía sau nhà chính có dựng một mô hình nấu rượu ngô truyền thống của người dân Bắc Hà, là nơi du khách được nghe giới thiệu, xem cách thức nấu rượu cũng như thưởng thức rượu ngô tại chỗ mang đậm nét văn hóa vùng cao.

Đến Bắc Hà hôm nay, du khách thực sự ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dinh thự giữa lòng Bắc Hà như toát lên một vẻ đẹp không chỉ cổ kính mà còn uy nghi đến lạ kì. Đây hứa hẹn sẽ là một địa chỉ du lịch không thể thiếu của du khách mỗi khi ghé thăm vùng cao nguyên Bắc Hà.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.