Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III CLB Pháp chế doanh nghiệp vào cuối tháng 12/2013

Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III CLB Pháp chế doanh nghiệp vào cuối tháng 12/2013
(PLO) - Chiều 28/11, Câu lạc bộ (CLB) Pháp chế doanh nghiệp - Bộ Tư pháp  tổ chức buổi sinh hoạt hội viên CLB định kỳ. Buổi sinh hoạt lần này không chỉ bàn phương hướng hoạt động của CLB thời gian tới, trao Thẻ hội viên cho các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị hướng tới Đại hội CLB nhiệm kỳ III (2013 - 2018).
Chủ trì buổi sinh hoạt, Phó Chủ nhiệm CLB Nguyễn Duy Lãm nhắc lại quá trình ra đời CLB cách đây 14 năm với Quyết định thành lập số 212/1999/QĐ-TCCB của Thủ tướng Chính phủ. Qua một thời gian tồn tại và phát triển, CLB đã thu hút được sự tham gia của hơn 1.000 hội viên bằng những hình thức sinh hoạt phong phú, linh hoạt, đem lại lợi ích thiết thực cho các hội viên, làm tốt vai trò là địa chỉ đáng tin cậy cho doanh nghiệp tìm hiểu pháp luật cũng như là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện pháp luật kinh tế...
Cụ thể, qua trang thông tin điện tử, CLB đã cung cấp tới các hội viên các thông tin, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và triển khai các hoạt động thông tin pháp luật trực tuyến, tiếp thu ý kiến, phản hồi của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện pháp luật kinh doanh, bước đầu tạo được sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. 
Xác định hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp là trọng tâm, đến nay CLB đã tổ chức được hơn 80 chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ pháp chế, thu hút hơn 1 vạn đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp tham dự, góp phần mang lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các hội viên. Ngoài ra, CLB đã kịp thời giải quyết trên 100 vụ việc tranh chấp pháp lý, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thành viên, giúp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong kinh doanh của doanh nghiệp...
Tuy nhiên, để đưa CLB lên một tầm cao mới, trở thành một tổ chức xã hội - nghề nghiệp quan trọng, ông Lãm cho rằng cần phải đổi mới hơn nữa tổ chức và hoạt động của CLB. Nếu đề án đổi mới được lãnh đạo Bộ phê duyệt thì giai đoạn từ nay đến năm 2015, tập trung củng cố, kiện toàn Ban Chủ nhiệm, Thường trực Ban Chủ nhiệm CLB và bộ máy hoạt động của CLB theo hướng thu hút sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nhân, luật sư, luật gia, cán bộ pháp chế doanh nghiệp; từng bước thay thế nhân sự ở các vị trí lãnh đạo CLB làm việc theo chế độ kiêm nhiệm thành làm việc theo chế độ chuyên trách. Bước sang giai đoạn sau năm 2015 sẽ nghiên cứu chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của CLB thành Hiệp hội Pháp chế doanh nghiệp... 
Đặc biệt tới đây, sau khi có ý kiến chỉ đạo cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, CLB tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2013 - 2018) dự kiến vào ngày 21/12 để tổng kết nhiệm kỳ II, thông qua Điều lệ CLB sửa đổi, bầu Ban Chủ nhiệm nhiệm kỳ mới...
Cũng trong buổi sinh hoạt kỳ này, Vụ trưởng Vụ Hợp tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Minh Tú đã giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác xã cũng như một số điểm mới đáng lưu ý của Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp) Dương Đăng Huệ thì có bài trình bày nhằm giúp các hội viên phân biệt những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp và hợp tác xã theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Hợp tác xã năm 2012. 

Đọc thêm

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.