Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Doanh nhân thời kỳ mới: Tự hào, tự tôn dân tộc để nâng tầm giá trị

Nhiều yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ
Nhiều yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới cần hội tụ những đặc điểm quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, yếu tố cốt lõi vẫn là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc. Cũng chính điều đó đã tạo nên những doanh nghiệp dân tộc (DNDT), doanh nhân dân tộc.

Tư duy đổi mới sáng tạo là điều kiện tiên quyết

Khẳng định tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc là nền tảng cơ bản của sự phát triển, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà Nội cho rằng: Doanh nhân thời kỳ mới không chỉ hướng đến lợi ích kinh tế mà còn phải gắn bó chặt chẽ với mục tiêu phát triển quốc gia, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường. Cùng với yếu tố cốt lõi trên, tư duy đổi mới sáng tạo là điều kiện tiên quyết để DN phát triển. Doanh nhân phải nhạy bén với xu hướng công nghệ, sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và các nền tảng công nghệ hiện đại khác để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Sự sáng tạo không chỉ dừng lại ở việc làm mới sản phẩm mà còn là cách tiếp cận thị trường, xây dựng mô hình kinh doanh linh hoạt và bền vững.

TS. Mạc Quốc Anh.

TS. Mạc Quốc Anh.

Yếu tố tiếp theo là năng lực quản trị DN chuyên nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nhân phải có kiến thức sâu rộng về quản lý tài chính, nhân sự và chiến lược kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Cuối cùng, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là nền tảng để tạo dựng niềm tin với khách hàng, đối tác và cộng đồng. “Doanh nhân thời kỳ mới cần cam kết phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, thúc đẩy chuyển đổi xanh và bảo vệ quyền lợi người lao động” - TS. Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.

Không phải chỉ quẩn quanh trên “sân nhà”

Theo ông Hồ Hoàng Hải, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phú Thành: Điều đầu tiên lãnh đạo các DN phải luôn có là tư duy “Go Global” chứ không phải chỉ quẩn quanh trên “sân nhà”.

Phải có tầm nhìn dài hạn và có chiến lược kinh doanh rõ ràng để thực hiện mục tiêu “Go Global”. Cùng với đó, DN phải đặc biệt chú trọng xây dựng thương hiệu, tăng cường sự hiện diện tại các thị trường thông qua các triển lãm quốc tế hoặc hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài; Áp dụng mạnh mẽ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. “Đây vừa là nhiệm vụ cấp thiết để quản lý doanh nghiệp hiệu quả và cạnh tranh, vừa là yêu cầu của xã hội, của người tiêu dùng và của pháp luật” - ông Hồ Hoàng Hải khẳng định.

Ông Hồ Hoàng Hải.

Ông Hồ Hoàng Hải.

Cùng với đó, ông Hồ Hoàng Hải cho rằng, đội ngũ doanh nhân luôn cần gây dựng niềm tin với đối tác, khách hàng, đó chính là một phần quan trọng của văn hóa kinh doanh. Mà văn hóa kinh doanh cũng như văn hóa DN thường dựa trên những giá trị cốt lõi của dân tộc. Đạo đức, văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội là những yếu tố không thể thiếu để DN Việt Nam thành công và phát triển bền vững.

Về kỳ vọng của DN vào “đòn bẩy” của Nghị quyết 41-NQ/TW, CEO Phú Thành đánh giá: “Không phải bây giờ mà rất nhiều thế hệ các DN, doanh nhân Việt Nam trước nay vẫn luôn có khát vọng đưa Việt Nam trở nên hùng cường. Nhưng trong “kỷ nguyên vươn mình” của dân tộc hiện nay, các DN luôn kỳ vọng và quyết tâm hơn bởi ý thức được cơ hội quý để bứt phá khi có những cam kết mạnh mẽ, hành động quyết liệt của Chính phủ; Cho thấy sự chung tay của Chính phủ cũng như hệ thống chính trị ủng hộ, hỗ trợ các DN vươn mình vào kỷ nguyên mới”.

Gặp khó vì thiếu tầm nhìn chiến lược

Mặc dù lực lượng doanh nhân Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, theo TS. Mạc Quốc Anh, DN Việt vẫn tồn tại một số điểm yếu và thiếu cần khắc phục như: Thiếu tính chuyên nghiệp trong quản trị: Nhiều DNNVV (SMEs) chưa có hệ thống quản trị bài bản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát chi phí, nâng cao năng suất lao động và mở rộng quy mô kinh doanh. Hạn chế trong năng lực cạnh tranh quốc tế: Phần lớn DN Việt Nam vẫn tập trung vào thị trường nội địa với sản phẩm có giá trị gia tăng thấp. Chất lượng sản phẩm chưa ổn định và thương hiệu quốc gia chưa được xây dựng mạnh mẽ trên trường quốc tế. Thiếu vốn và công nghệ hiện đại: Nhiều DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng đổi mới sáng tạo và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hạn chế về trách nhiệm xã hội: Một số DN chưa coi trọng việc thực hiện trách nhiệm xã hội, chưa đầu tư đủ vào các hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng và đảm bảo quyền lợi người lao động. Tư duy ngắn hạn: Một bộ phận doanh nhân còn thiếu tầm nhìn chiến lược, chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà chưa chú trọng đến các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn.

Cải thiện chính sách để “vươn mình”

Để phát triển, phát triển bền vững và nâng cao giá trị, TS. Mạc Quốc Anh cho rằng Chính phủ nên tập trung vào các giải pháp như: Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình thành lập và vận hành DN, giảm thiểu chi phí không chính thức và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi. Đồng thời, Chính phủ cần có các chương trình hỗ trợ DN trong việc nghiên cứu và phát triển (R&D), tiếp cận công nghệ mới và ứng dụng chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Chính phủ và các cơ sở đào tạo cần phối hợp với DN để xây dựng các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là nền tảng để doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Về tăng cường liên kết vùng và chuỗi giá trị: Chính sách cần khuyến khích sự liên kết giữa các DN lớn và nhỏ, giữa các vùng kinh tế trong nước và với các đối tác quốc tế. Điều này giúp DN Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Về hỗ trợ tài chính: Các quỹ đầu tư và ngân hàng cần xây dựng các gói tài chính linh hoạt, ưu đãi cho các DN tiềm năng. Đồng thời, cần mở rộng kênh tiếp cận vốn thông qua thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm. Về xây dựng thương hiệu quốc gia: Chính phủ và các hiệp hội ngành nghề cần phối hợp để xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia, thúc đẩy hình ảnh hàng Việt Nam chất lượng cao trên thị trường quốc tế.

Về khuyến khích chuyển đổi xanh: Cần có chính sách khuyến khích DN tham gia vào các hoạt động sản xuất bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính. Điều này không chỉ giúp DN đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia...

TS. Luật sư Đặng Văn Cường.

TS. Luật sư Đặng Văn Cường.

Chia sẻ về những giải pháp này, TS. Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Hoàn thiện chính sách pháp luật để tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, phòng, chống tham nhũng quyết liệt để đảm bảo công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường là yếu tố quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho DN và doanh nhân hoạt động, có cơ hội phát triển và cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

Ngoài ra, trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ doanh nhân Việt cũng cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, kiến thức về đầu tư, kinh doanh và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, hiểu biết về luật pháp quốc tế để khi ra môi trường lớn hơn thì cần có sức mạnh hơn, tầm nhìn rộng hơn và có đủ năng lực để tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế. Các cơ sở giáo dục về thương mại quốc tế, trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, an ninh mạng, công nghệ thông tin tiếp tục cần được quan tâm đầu tư hơn nữa. Các chuyên ngành, lĩnh vực bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho DN và doanh nhân, các cơ sở đào tạo doanh nhân cũng cần được tạo điều kiện, có sự quản lý của Nhà nước sao cho doanh nhân có cơ hội học tập, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

“Hiện nay, các DNNVV cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề phòng ngừa rủi ro pháp lý, nhận thức hiểu biết pháp luật hạn chế dẫn đến những thua thiệt trong giao dịch, đặc biệt là trong thương mại quốc tế. Bởi vậy, phòng ngừa rủi ro cho DN bằng cách nâng cao hiểu biết nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật và xây dựng hệ thống pháp luật DN để bảo vệ DN trong nước cũng là một vấn đề quan trọng cần quan tâm trong thời gian tới” - Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao năm 2024

Đ/c Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo PLVN tặng Giấy khen cho các đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" năm 2024.
(PLVN) -Ngày 27/12, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị có đồng chí Cao Xuân Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra, Phó Chánh Văn phòng Đảng uỷ Bộ Tư pháp; đồng chí Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Báo PLVN; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Hà Ánh Bình, Phó Bí thư Đảng uỷ; Trần Ngọc Hà, Ủy viên BCH Đảng bộ, Vũ Hồng Thuý, Ủy viên BCH Đảng bộ.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp…