Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Cũng theo ông Phạm Đình Đoàn: "Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ nhấn mạnh vai trò của DN và doanh nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế, mà còn đặt trọng tâm vào việc xây dựng những DN mang bản sắc dân tộc, có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Để DN dân tộc (DT) Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế, tôi nghĩ cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn".

Bởi vậy, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng: "Trước hết, điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định. DN chỉ có thể đầu tư dài hạn nếu họ tin tưởng vào tính công bằng và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Một môi trường như vậy không chỉ khuyến khích sự sáng tạo mà còn giúp họ tự tin mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia. Bên cạnh đó, thương hiệu là yếu tố sống còn khi bước chân ra thị trường quốc tế. DNDT Việt Nam mang trong mình câu chuyện văn hóa, lịch sử độc đáo, nhưng để những câu chuyện này được thế giới biết đến, cần có sự hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Những sản phẩm như gốm sứ, lụa tơ tằm, hay cà phê Việt Nam cần được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đồng thời quảng bá rộng rãi thông qua các chương trình xúc tiến thương mại".

Cũng theo người đứng đầu Tập đoàn Phú Thái, một yếu tố vô cùng quan trọng nữa là tài chính và tín dụng. Nhiều DNDT ở vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Chính phủ cần thiết kế các gói hỗ trợ tài chính đặc thù, chẳng hạn như vay vốn ưu đãi hoặc giảm thuế cho những DN có sản phẩm gắn với giá trị văn hóa và bản sắc. Trong kỷ nguyên số, chỉ có bản sắc thôi là chưa đủ. DNDT cũng cần phải hiện đại hóa, từ ứng dụng công nghệ vào sản xuất đến chuyển đổi số trong quản lý và vận hành.

"Để làm được điều này, cần có các chương trình chuyển giao công nghệ và hỗ trợ DN áp dụng các công cụ kỹ thuật số một cách hiệu quả. Việc phát triển nguồn nhân lực cũng phải được chú trọng. Đặc biệt, cần đào tạo thế hệ trẻ không chỉ về kỹ năng sản xuất mà còn về quản trị và tư duy hội nhập. Đây sẽ là nguồn lực giúp DNDT không chỉ tồn tại mà còn vươn cao trên thị trường toàn cầu" - ông Phạm Đình Đoàn cho hay.

Theo hiến kế của Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, một trong những rào cản lớn nhất của doanh nghiệp dân tộc là thiếu kết nối với thị trường quốc tế. "Doanh nghiệp dân tộc cần được hỗ trợ trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do và những sự kiện xúc tiến thương mại toàn cầu. Chính phủ nên đóng vai trò cầu nối, giúp DN nhỏ nhưng giàu tiềm năng này tiếp cận các đối tác chiến lược trên thế giới. Cuối cùng, chúng ta cần nhìn nhận doanh nghiệp như một phần của sự phát triển bền vững. Họ không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn là “người bảo vệ” di sản văn hóa và thiên nhiên. Và, các chính sách khuyến khích phát triển bền vững, hỗ trợ các dự án xanh hay các mô hình kinh tế tuần hoàn, cần được ưu tiên triển khai".

Tóm lại, doanh nghiệp dân tộc Việt Nam không chỉ là những chủ thể kinh tế mà còn là “đại sứ văn hóa”. Họ đại diện cho bản sắc và niềm tự hào dânn tộc. Với các chính sách phù hợp, DN có thể vừa bảo tồn giá trị văn hóa, vừa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế của đất nước trong một thế giới đầy cạnh tranh”.

Đọc thêm

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.

Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận xử lý bản án khó với phương châm “tôn trọng sự thỏa thuận”

Ông Trịnh Minh Thuận, Chấp hành viên trung cấp, Cục THADS tỉnh Yên Bái.
(PLVN) - Vụ việc thi hành Bản án số 03/2020/DS-ST ngày 04/8/2020 của TAND tỉnh Yên Bái từng gây không ít khó khăn do những khúc mắc chưa được giải quyết triệt để và những mâu thuẫn kéo dài giữa các bên đương sự. Với tinh thần trách nhiệm, sự nhạy bén và tâm huyết, Chấp hành viên Trịnh Minh Thuận đã thành công tháo gỡ nút thắt, đưa vụ việc đến một kết thúc có hậu, để lại nhiều bài học ý nghĩa trong công tác thi hành án.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL).
(PLVN) -Ngày 23/12, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật (TSPL). Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.