Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Phải xây dựng được chính sách cụ thể để doanh nghiệp lớn có thể đạt đến vai trò 'quy tụ'

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
(PLVN) - Đó là quan điểm của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế, trong cuộc phỏng vấn với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề chính sách nào để xây dựng được những doanh nghiệp dân tộc (DNDT).

Cần chính sách tốt, thể chế tốt

Thưa ông, Đảng và Nhà nước hiện nay đang quyết tâm xây dựng được những DNDT lớn mạnh, làm lực lượng nòng cốt phát triển nền kinh tế. Ông đánh giá thế nào về tiềm lực xây dựng đội ngũ DNDT của Việt Nam?

- Có thể nói nội lực của kinh tế Việt Nam lớn lắm, nên việc đặt ra mục tiêu xây dựng những DNDT là đúng đắn và vô cùng cần thiết. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao Nhà nước có khuôn khổ chính sách tốt, có thể chế tốt để tận dụng được nội lực hay không.

Câu chuyện xây dựng DNDT không phải là xa xôi, lâu dài nữa mà trong thời gian trước mắt tôi thấy rất cần, nếu như chúng ta không làm được việc này, không liên kết được các DN Việt Nam để tạo ra được những sản phẩm thương hiệu mang tính quốc gia, để cạnh tranh được với quốc tế chúng ta sẽ khó lòng tồn tại.

Muốn vươn mình, cần có những sản phẩm thuần Việt

Việt Nam có thể xây dựng những DNDT bằng cách nào, thưa ông?

- Thực tế mà nói bây giờ chúng ta muốn vươn mình được thì chúng ta phải có những sản phẩm thuần Việt, tức là có sự phát triển của những DN đầu đàn, cả những DN nhà nước, DN tư nhân để họ tạo ra được những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Rồi những DN ấy có vai trò như là hạt nhân, kết nối các DN nhỏ và vừa, để từ đó chúng ta có cái gọi là chuỗi sản xuất thuần việt, chuỗi giá trị thuần việt và có được cái gọi là “nội lực của riêng mình”.

Vì như chúng ta thấy hiện nay, đến 70% hàng xuất khẩu là hàng của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhưng FDI thì đa phần khai thác trong nhiều năm, đến khi thấy không còn hiệu quả nữa, có thể do lương cao, do máy móc cũ đi rồi, mức độ sản phẩm cạnh tranh không còn nữa họ bỏ đi. Lúc bấy giờ mình làm gì?

Đó chính là những trăn trở đòi hỏi chúng ta phải tạo ra cơ chế để những DN lớn của Việt Nam, là những hạt nhân hay những sếu đầu đàn có thể quy tụ được các DN nhỏ và vừa, tạo ra chuỗi sản xuất thuần việt, chuỗi giá trị thuần việt, có những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia ảnh hưởng trên trường quốc tế được thì lúc đó chúng ta mới có thể vươn mình được.

Và trong quá trình ấy, Chính phủ phải là người tạo ra khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho DN lớn dần lên, để chúng ta có thể tạo dựng được những sản phẩm hàng hóa thuần Việt, những chuỗi liên kết của người Việt.

“Không thể chính sách chung chung mà yêu cầu doanh nghiệp lớn quy tụ được”

Vậy theo ông, cần có những cơ chế, chính sách như thế nào để thúc đẩy được đội ngũ DN vươn lên mạnh mẽ, sớm trở thành những DNDT?

- Chính sách rất quan trọng, mà thực tế thì Bộ Chính trị, Trung ương, Chính phủ cũng đã có các nghị quyết rồi, Chính phủ cũng đã có bàn bạc rồi. Ví dụ chúng ta đang hướng đến việc xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm thì rõ ràng bây giờ chúng ta phải chú trọng, phải cụ thể hóa hơn đi. Khi đó DN lớn, DN trọng điểm có cơ chế phát triển, từ đó họ kêu gọi những DN nhỏ và vừa hợp tác với mình. Từ đó họ sẽ xây dựng những ưu tiên cho DN nhỏ và vừa ra sao, như thế nào khi họ có cơ chế ưu đãi về vốn, tài sản, về cách thức để hoạt động. Cứ phải cụ thể chính sách thì các DN quy mô lớn, dẫn đầu mới có lực để quy tụ những DN nhỏ hơn. Không thể có những chính sách chung chung rồi yêu cầu DN lớn quy tụ được.

Hoặc ví như, những DN lớn muốn huy động vốn lớn, nhưng huy động trong nước thì khó mà huy động quốc tế thì Chính phủ không bảo lãnh. Nếu DN này đi một mình thì rõ ràng “cũng quá sức”. Do vậy, xây dựng chính sách là cả một vấn đề, phải làm sao để những chính sách phải được quy định cụ thể, rõ ràng. Những chính sách ưu tiên, ưu đãi đó phải thực tế và phù hợp với mong muốn của DN.

Từ họ làm được những sản phẩm mang tính tiêu biểu, rồi sau đó họ mới quy tụ được các DN, phân cấp DN này sản xuất bộ phận cụ thể nào, DN khác sản xuất tiếp cận chi tiết nào trong hàng hóa, sản phẩm mà DN lớn sản xuất ra; dần dần mới tạo ra được một cái gọi là chuỗi sản xuất hàng hóa nào đó thuần Việt, mới tạo ra chuỗi giá trị thuần Việt. Lúc đó chúng ta mới đứng được trên đôi chân của mình.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Chia sẻ kinh nghiệm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân

Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 26/12, Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp phối hợp với Dự án JICA tổ chức Hội thảo trao đổi kinh nghiệm của Nhật Bản về hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Bà Lê Thị Vân Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hình sự - hành chính và ông Chinone Koichi, Cố vấn trưởng Dự án pháp lý và tư pháp JICA đồng chủ trì Hội thảo.

Siết chặt chế tài xử lý để hạn chế tình trạng vỡ “họ”

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường do Bộ Tư pháp tổ chức sáng 26/12. Hội nghị do Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Lê Thị Hoàng Thanh chủ trì.

Nữ thanh tra viên tỉnh Bắc Kạn “dân vận khéo” giúp kiến thức pháp luật gần gũi với người dân

 Chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật tỉnh Bắc Kạn
(PLVN) - Hơn một thập kỷ gắn bó với ngành Thanh tra tỉnh Bắc Kạn, chị Nguyễn Thị Vợi - Thanh tra viên đồng thời là báo cáo viên pháp luật để lại dấu ấn qua những thành tích đáng nể. Chị trở thành người truyền cảm hứng mạnh mẽ về pháp luật trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Bắc Kạn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Thiết chế luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
(PLVN) -   Một trong những lợi ích nổi bật khi xây dựng thiết chế luật sư công là thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý. Đây là quan điểm của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc nghiên cứu xây dựng quy định về luật sư công.

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư

Người miệt mài bắc "chiếc cầu nối" cho những cuộc đối thoại công - tư
(PLVN) -  Từ mô hình diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam đến Văn phòng Ban IV, chị Phạm Thị Ngọc Thủy vẫn luôn bền bỉ thực hiện sứ mệnh “cầu nối công - tư” của mình. Để rồi những tiếng nói, đề xuất từ khu vực kinh tế tư nhân đã có thể được hiện thực hóa và những quyết sách, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tư nhân ra đời, được lan tỏa ngược lại với cộng đồng doanh nghiệp… 

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp

Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp
(PLVN) - Nhằm góp phần làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Quyền tư pháp và trách nhiệm giải trình của cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Minh Khuê làm chủ biên.

Nhân rộng mô hình tủ sách pháp luật hay, hiệu quả

Mô hình "Tủ sách pháp luật" tuyên truyền, phồ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi tại ngôi nhà trí tuệ số 3, thành phố Hà Tĩnh.
(PLVN) - Hiện nay, sách pháp luật rất đa dạng, phong phú và là “kênh” thông tin hữu ích cung cấp kiến thức pháp luật đối với người dân. Để góp phần đưa tri thức đến với người dân một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, thời gian qua, nhiều đơn vị, địa phương đã tìm tòi, phát triển nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và tên gọi khác nhau .

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền

Thái Nguyên: Thi hành án vượt chỉ tiêu gần 27% về tiền
(PLVN) -Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Thái Nguyên đã thi hành xong 7.852 việc, tăng gần 500 việc so với cùng kỳ năm 2023; thi hành xong trên 752 tỷ đồng, tăng gần 417 tỷ so với cùng kỳ năm 2023; vượt chỉ tiêu được giao gần 27%.